Chính sách ưu đãi người có công

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 106 - 108)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

3.2.4.1. Chính sách ưu đãi người có công

Sau năm 1975, dựa vào các chính sách, chế độ, quy định của Đảng và Chính phủ, được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngành đã phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy Quân sự của tỉnh, các ngành các cấp tập trung nhân lực, công sức giải quyết nhanh nhưng phải đúng quy định để người và gia đình có công với cách mạng mau chóng được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.

Thời kỳ này, Tỉnh đã lập hồ sơ, đề nghị Trung ương xét duyệt được gần 12.000 đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, cất và sửa chữa 11.500 căn nhà tình nghĩa, chủ yếu bằng tre, lá nên vài ba năm đã hư hỏng; động viên 32 thương binh nặng nuôi dưỡng tập trung sinh sống với gia đình, bà con họ hàng lối xóm. Phong trào Hội bảo trợ được hình thành từ trong khó khăn tại xã Bình Phước Xuân , huyện Chợ Mới và chỉ thời gian ngắn được nhân rộng ra toàn tỉnh đã góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở, đời sống cho gia đình chính sách trong thời kỳ bao cấp.

Từ năm 1986 – 2000, ngành đã tập trung giải quyết thêm cho trên 17.000 đối tượng đã được hưởng chính sách ưu đãi, trong đó có 240 mẹ liệt sĩ được Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cất mới 3.322 căn nhà tình nghĩa, trị giá trên 38.386 triệu đồng, sửa chữa 2.360 căn nhà, trị giá 7.602 triệu đồng (tổng số nhà cất mới và sửa chữa là 5.682 căn, trị giá 45.988 triệu đồng) [2, tr.186]. Ngoài việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ, quy định của Đảng, Nhà nước; phong trào “Đề ơn đáp nghĩa” trong tỉnh được mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân hưởng ứng thực hiện, đã nhận phụng dưỡng các mẹ Việt Nam Anh hùng đến cuối đời, các gia đình chính sách khó khăn được chính quyền, đoàn thể địa phương giúp đỡ hàng tháng, con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công dược chăm sóc về y tế, học tập... Toàn tỉnh có 61/140 xã, phường, thị trấn được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là xã, phường chăm sóc giỏi gia đình chính sách theo 6 tiêu chuẩn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đời sống của gia đình chính sách trong tỉnh từng bước được nâng lên, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

An giang có 8 nghĩa trang liệt sĩ, nơi yên nghĩ của gần 10.000 liệt sĩ trong và ngoài tỉnh, ngoài ra còn hàng ngàn phần mộ liệt sĩ do các gia đình quản lý tại đất nhà, xây dựng xong 16/23 nhà bia ghi danh liệt sĩ ở 23 xã anh hùng trong tỉnh (trong đó có 2 nhà bia xây dựng bằng nguồn ngân sách của huyện, thị).

Tuy đối tượng chính sách của An Giang không nhiều như các địa phương khác, nhưng An Giang lại gặp rất nhiều khó khăn ngay từ khâu xác nhận bởi những thay đổi về địa giới hành chính,

trong chiến tranh có thời kỳ An Giang thuộc tỉnh Long Châu Hà (Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên). Có thời kỳ là Long Châu Sa ( Long Xuyên – Châu Đốc – Sa Đéc)..., đã làm cho công tác thực hiện chính sách trở nên phức tạp, cho đến nay cơ bản An Giang đã thực hiện xong các chính sách tồn động sau các cuộc chiến tranh.

Năm 2001- 2005, cùng với việc tích cực hoàn thành cơ bản công tác xác nhận hồ sơ hưởng chính sách cho thương binh, liệt sĩ và người có công cách mạng, công tác chăm sóc đối tượng người có công được quan tâm thực hiện; huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nguồn lực của xã hội để chăm lo ngày càng tốt hơn. Đại bộ phận gia đình chính sách được cải thiện nâng lên, nhà ở dược cất mới sửa chữa, thương binh và gia đình liệt sĩ có cuộc sống khó khăn được xem xét hỗ trợ. Bà mẹ Việt Nam anh hùng tiếp tục được các cơ quan nhận phụng dưỡng 100% và chăm sóc tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Từ năm 2001 đến năm 2004, toàn tỉnh đã vận động đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 14,676 tỷ đồng. Bằng nguồn ngân sách và vận động đã cất mới 643 căn nhà tình thương và sửa chữa trên 1.655 căn nhà ở với kinh phí trên 16,5 tỷ đồng. Lắp đặt hỗ trợ miễn phí đồng hồ điện, đồng hồ nước cho 2.487 gia đình chính sách có khó khăn với tổng kinh phí 3,159 tỷ đồng [2, tr.187].Các công trình nhà bia ghi danh liệt sĩ, mộ và nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh được đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp sạch đẹp và kiên cố hóa.

Nhìn chung, những vấn đề bức xúc về đời sống của thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng cơ bản đã được giải quyết. Hầu hết số hộ chính sách có nhu cầu đều được hỗ trợ vốn làm ăn, và giải quyết việc làm. Các gia đình chính sách hiện đã có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú (năm 2004 đạt tỷ lệ 97,82%). Các mặt phong trào chăm lo đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh và ngày càng nề nếp, thường xuyên, với sự quan tâm hưởng ứng tích cực của các cấp, ngành và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)