Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 110 - 117)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

3.2.5. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình

Quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của Nghị quyết 4 – TW (khóa VII): “Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một

trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội” [206, tr.6]. Chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình đến năm 2000 xác định: địa bàn trọng điểm là vùng nông thôn, nhất là khu vực có mật độ dân cư và mức sinh cao, tập trung các hoạt động của chương trình tổ chức triển khai thực hiện tại từng ấp, khóm, tổ nhân dân tự quản; đối tượng tác động chủ yếu là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là các cặp vợ chồng đã có từ 2 con trở lên; lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu của chiến lược là mạng lưới dân số- kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở.

Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ) với mục tiêu chủ yếu của thời kỳ này là “xây dựng lực lượng, đồng thời với nguồn lực hiện có để tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động DS - KHHGĐ, nhằm giảm tổng tỷ suất sinh xuống mức 3,4 con, quy mô dân số khoảng 2,004 triệu người vào năm 1995.

Từ năm 1991 – 1992 công tác DS – KHHGĐ đã đạt được một số thành tựu: Đã phát động

cuộc vận động KHHGĐ, tập trung được lược lượng xã hội tham gia. Các ngành y tế, Hội Liên hiệp phụ nữ, Nông dân, Liên đoàn lao động là những lực lượng nồng cốt trong phong trào này. Đồng thời xây dựng được mạng lưới cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Nâng cao được nhận thức và trách nhiệm trong nội bộ các cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và công tác DS - KHHGĐ. Đã tạo được chuyển biến rõ rệt trong các tầng lớp nhân dân, làm cho đa số nhân dân thấy được ảnh hưởng trực tiếp của việc sinh đẻ nhiều, sinh đẻ không có kế hoạch sẽ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Để đẩy mạnh cuộc vận động KHHGĐ, ngay từ năm 1992, khi trung ương chưa có chế độ khuyến khích đình sản thì tỉnh đã có chính sách khen thưởng 100.000 đồng cho người đình sản, 10.000 đồng cho người vận động được một ca đình sản và 2.000 đồng cho một cán bộ làm kỹ thuật đặt vòng. Số người chấp nhận KHHGĐ ngày càng tăng từ 43% năm 1990 lên 47% năm 1992; tỷ suất sinh giảm từ 28,4%0 năm 1990 xuống còn 27,6%0 năm 1992, và số con trung bình trên một phụ nữ (15 – 49 tuổi) giảm từ 3,9 con xuống còn 3,75 con [69, tr.2].

Từ năm 1993 – 1995, được sự quan tâm của tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, cụ thể bằng

chương trình hành động số 07/Ctr. TU ngày 06/04/1993 của Tỉnh Ủy, chiến lược DS - KHHGĐ

đến năm 2000 ngày 25/11/1993 của UBND tỉnh. Công tác dân số - KHHGĐ An Giang đã đạt được kết quả:

Kiện toàn hệ thống cán bộ chuyên trách từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Đối với các bộ chuyên trách dân số xã, phường, thị trấn, từ năm 1991 tỉnh đã bố trí một cán bộ được hưởng tiền lương theo học vị và các chế độ khác như cán bộ y tế. Sau này khi có chế độ thù lao của trung ương, Tỉnh vẫn duy trì chế độ tiền lương theo học vị cho cán bộ chuyên trách bằng cách chi bù từ khoản chênh lệch từ ngân sách địa phương. Đặc biệt mạng lưới cộng tác viên dân số hình thành ở

100% địa bàn khóm, ấp ngay từ đầu năm 1993 bằng nguồn kinh phí của địa phương (sớm hơn 2

năm so với cả nước). Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để An Giang sớm hoàn thành chương trình mục tiêu.

Thực hiện phân bổ công khai toàn bộ kinh phí nhà nước chi cho chương trình dân số - KHHGĐ ngay từ đầu năm, đưa về cơ sở (68% trực tiếp đến người dân và cấp xã, phường, thị trấn; 17% đến cấp huyện, thị, thành phố; 15% ở cấp tỉnh và điều tiết các hoạt động liên quan của ban ngành đoàn thể). Quản lý kinh phí theo chương trình mục tiêu, thực hiện thông qua hợp đồng trách nhiệm. Kinh phí đầu tư cho chương trình DS - KHHGĐ hàng năm đều tăng. Mỗi năm tỉnh đã đầu tư từ 1 – 2 tỷ đồng. Nhiều huyện, thị đã chi cho hoạt động DS - KHHGĐ hàng trăm triệu đồng mỗi năm và một số xã, phường, thị trấn bồi dưỡng thêm cho người đình sản từ 50.000 đến 100.000 đồng ngoài chế độ quy định của Trung ương. Tất cả đối tượng thực hiện các dịch vụ khác tại cơ sở y tế Nhà nước không phải trả bất kỳ một khoản lệ phí nào và được cấp thuốc thiết yếu miễn phí.

Sự chuyển biến nhận thức đi từ lãnh đạo đến nhân dân. Số cán bộ Đảng, chính quyền ủng hộ triển khai mạnh mẽ công tác DS - KHHGĐ ngày càng tăng. Cán bộ chủ chốt cấp huyện thị, cấp xã, phường, thị trấn đã xác định công tác DS - KHHGĐ ở vị trí ưu tiên số một trong các công tác cần triển khai ở địa phương. Đội ngũ cộng tác viên được bố trí tận khóm ấp, tổ nhân dân tự quản; Công tác tuyên truyền vận động KHHGĐ được đẩy mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cộng tác viên đến từ hộ gia đình, vận động từng đối tượng bằng nhiều hình thức đảm bảo 100% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có nhận thức thông tin tuyên truyền về DS – KHHGĐ. Tuyên truyền dân số trên đài phát thanh đã trở thành chương mục thường xuyên, quen thuộc của mỗi tầng lớp nhân dân. Để phục vụ cho đối tượng vùng nông thôn sâu, đi lại khó khăn, ngành y tế thường xuyên tổ chức các đội KHHGĐ lưu động xuống tận địa bàn khám, điều trị phụ khoa, đặt vòng. Hàng năm tỉnh dành kinh phí từ 90 đến 100 triệu đồng từ kinh phí địa phương mua thêm bao cao su cấp miễn phí cho tất cả đối tượng đăng ký sử dụng. Thường xuyên tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc. Tăng cường đầu tư về cơ sở

vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ cho ngành y tế để đảm bảo tốt hơn việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

Sự chuyển biến trong nhận thức, chỉ đạo và cách làm đã đưa lại kết quả là số người thực hiện các biện pháp tránh thai (BPTT) và tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tránh thai (CPR) hàng năm đều tăng, tỷ lệ sinh và số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm. Nếu như năm 1992 về trước, hàng năm chỉ có trên dưới 600 ca đình sản, thì năm 1993, 1994, 1995 bình quân 5.000 ca/năm. Tỷ lệ cặp vợ chồng thực hiện các BPTT tăng từ 47% năm 1992 lên 52%, mức giảm sinh từ 0,4%0 lên 0,7%0. Đến cuối năm 1995, dân số An Giang khoảng 1.696.000 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,85% và số con trung bình của một phụ nữ 3,3 con [69, tr.5].

Với kết quả trên, công tác DS – KHHGĐ An Giang đã hoàn thành vượt mức mục tiêu kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) và giai đoạn đầu của chiến lược (1993 – 1995), đồng thời tạo những điều kiện cần thiết để mở rộng tàn diện và thực hiện có hiệu quả công tác DS – KHHGĐ cho giai đoạn tiếp theo.

Thời kỳ 1996 – 2000, thực hiện công văn số 1092/CV.UB ngày 21/8/1997 v/v triển khai thực hiện chỉ thị 37/TTg ngày 17/1/1997 của thủ tướng chính phủ. Mục tiêu chủ yếu của thời kỳ này là mở rộng toàn diện và thực hiện có hiệu quả công tác DS – KHHGĐ trên phạm vi toàn tỉnh. Phấn đấu giảm sinh bằng cách giảm nhanh tỷ lệ sinh con năm thứ ba trở lên để đến năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của An Giang là 1,4 – 1,5%. Khống chế quy mô dân số không vượt quá 2,2 triệu người. Phấn đấu đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi cặp vợ chồng 2,1 – 2,2 con vào năm 2005).

Thực hiện kế hoạch và chiến lược đề ra, trong 5 năm An Giang đã hoàn thiện hệ thống cơ quan dân số các cấp: Cấp tỉnh có cơ quan thường trực UBDS – KHHGĐ (Ủy Ban dân số - kế hoạch hóa gia đình) tỉnh với 16 cán bộ và các ngành thành viên; Cấp huyện có cơ quan Thường trực UBDS – KHHGĐ huyện, thị, thành phố với 5 cán bộ công tác (CBCT) Trung ương bố trí 4 địa phương bố trí 1 và các ngành thành viên; Cấp xã có Ban dân số xã, phường, thị trấn với 1 CBCT, từ 20 – 40 cộng tác viên (CTV) dân số và các ngành thành viên.

Thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ của ngành theo hệ thống huy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách theo hướng chuyên môn hóa. Có phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng cán bộ. Đối với CBCT cấp xã đã có chế độ khuyến khích thích hợp như bổ sung thêm thù lao bằng nguồn

kinh phí địa phương (40.000 đồng/tháng/CBCT và 20.000 đồng/tháng/CTV), đóng bảo hiểm xã hội cho CBCT xã, bổ sung thêm CTV cho những địa bàn dân đông ngoài quy định của Trung ương (những xã 20.000 dân trở lên, cứ 1.000 dân được bổ sung 1 CTV). Đối với các ngành thành viên xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng ngành thông qua hợp trách nhiệm. Thành lập hội KHHGĐ tỉnh 11/11 chi hội huyện. Bước đầu triển khai thành lập tổ hội ở các xã, phường, thị trấn. Đã khảo sát và triển khai dự án 92-01 ở 6 xã thuộc huyện Chợ Mới.

Công tác DS – KHHGĐ đã được coi là nội dung trọng tâm trong các chương trình kế hoạch cụ thể của các cấp Ủy đảng và Chính quyền. Lãnh đạo chủ chốt các cấp vừa là người trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo, vừa có trách nhiệm gương mẫu thực hiện để tạo phong trào mạnh mẽ trong nhân dân. Đã tranh thủ được sự ủng hộ và hưởng ứng của các vị chức sắc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc làm cộng tác viên, nhằm từng bước tăng cường vai trò của cộng đồng, xã hội hóa công tác DS KHHGĐ.

Thực hiện cơ chế phân bổ công khai kinh phí ngay từ đầu năm và đưa tuyệt đại bộ phận kinh phí về cơ sở. Thực hiện các hoạt động và đảm bảo thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan dân số với các ngành, đoàn thể và tất cả các cấp. Việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí theo luật ngân sách đã đi vào nề nếp, với sự giám sát của cơ quan tài chính các cấp đã có tác dụng tăng cường kỷ luật tài chính trong hệ thống DS – HHGĐ.

Kinh phí đầu tư cho chương trình DS – KHHGĐ ngày càng tăng. Ngoài nguồn kinh phí đầu tư của Trung ương, tỉnh tiếp tục chi từ 1,5 – 2 tỷ đồng/năm, cấp huyện và cấp xã bổ sung trên 1 tỷ đồng/năm cho chương trình DS – KHHGĐ. Các tổ chức từ thiện, các ngành đoàn thể ở địa phương còn đóng góp cho đối tượng đình sản trực tiếp bằng hiện vật như đường, sữa, mùng mền... Ngành đã huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng cho công tác DS – KHHGĐ.

Các hoạt động tuyên truyền vận động tiếp tục được duy trì thường xuyên đều đặn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt CTV đến vận động từng hộ gia đình, các ngành đoàn thể tổ chức hàng trăm buổi nói chuyện kết hợp tư vấn nhóm nhỏ cho hàng ngàn lượt người. Thực hiện mít tinh tuyên truyền gắn với dịch vụ lưu động, tổ chức chiếu phim và biểu diễn văn nghệ cho hàng ngàn lượt người xem. Việc tổ chức chiến dịch lồng ghép dịch vụ KHHGĐ đã chú ý nhiều đến chất lượng và là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh số người sử dụng BPTT. Tuy có khó khăn về kinh phí, nguồn vốn ngân sách của địa phương, tỉnh đã mở rộng mô hình này. Hàng năm đều tổ chức 2 đợt chiến dịch, tập trung vào những xã vùng sâu vùng xa,

vùng dân tộc ít người... Có huyện, thị còn chủ động mở rộng 100% xã bằng nguồn ngân sách huyện, thị và cũng có huyện, thị đã tổ chức thêm chiến dịch đợt 3 nhằm đạt cho bằng được chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Một số chỉ tiêu đạt được về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình

STT Nội dung 1991 1992 1995 Ước 2000

1 Dân số trung bình (ngàn người) 1.864 1.893 1.969 2.086

2 Tỷ lệ sinh (%) 2,80 2,76 2,54 2,20

3 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 2,07 2,03 1,85 1,52

4 Số con trung bình/PN 15-49 tuổi (con)

3,85 3,75 3,30 2,50

5 Tỷ lệ con thứ 3 trở lên (%) 48,0 38,0 30,3 19,0

6 Tỷ lệ tránh thai (CPR-%) 45,0 47,0 52,0 71,0

Trong đó: 4 BPTT hiện đại (%) 30,0 32,0 40,7 63,0

7 Sản lượng lương thực (ngàn tấn) 1.539 1.760 2.100 2.300

8 Lương thực bình quân (kg/người) 826 930 1.067 1.103

Nguồn: [69, tr.8]

Số người ởđộ tuổi sinh con thực hiện kế hoạch hóa gia đình từ năm 1992 đến năm 1999 bình quân mỗi năm là 12.176 người [69, tr.9].

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, sửa chữa nâng cấp bổ sung và trang bị mới bằng nhiều nguồn kinh phí. Hàng năm đều có cán bộ kỹ thuật được đào tạo mới, đào tạo bổ sung và đào tạo lại. Năm 2000, có 13 cơ sở cấp tỉnh và huyện thực hiện được kỹ thuật đình sản; 60/140 trạm y tế xã, phường, thị trấn và cụm liên xã được nâng cấp cải tạo phòng dịch vụ KHHGĐ – có khả năng phục vụ cho các đội dịch vụ lưu động trong các đợt chiến dịch. 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn được đặt vòng tránh thai và các biện pháp khác. Chất lượng dịch vụ KHHGĐ và thái độ phục vụ ngày càng nâng cao. Từ đó, hàng năm tỷ suất sinh giảm được 0,7%0; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 2,5 – 3%; Số con trung bình giảm 0,15 – 0,20 con và tỷ lệ tránh thai tăng từ 2 – 3% [69, tr 9].

Thời kỳ 2001 – 2005, với mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là: “ Tập trung nổ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt là tập trung vào những vùng có mức sinh cao, nhằm đạt mức sinh thay thế bình quân trong tỉnh chậm nhất vào năm 2005. Bước đầu triển khai những mô hình và giải

pháp thí điểm về nâng cao chất lượng dân số. Tập trung các hoạt động truyền thông để chuyển đổi hành vi sinh sản và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình

(SKSS/KHHGĐ) ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao thông qua việc tổ chức các

chiến dịch lồng ghép. Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên cơ sở mở rộng mô hình thí điểm đã tiến hành có hiệu quả”[70, tr.1].

Triển khai mục tiêu và nhiện vụ đặt ra, chiến lược dân số An Giang có những chuyển biến rõ rệt. Mức sinh tiếp tục giảm, tổng tỷ suất sinh giảm từ 2,19 con năm 2000 xuống còn 2,10 năm 2005. Tỷ suất sinh thô giảm từ 22%0 năm 2000 xuống còn 21,37%0 năm 2001 và 19,20%0 năm 2005. Tỷ lệ tăng tự nhiên không giảm, năm 2001 là 1,46% so với dự báo chiến lược 1,46%; năm 2002 là 1,42% so với dự báo chiến lược 1,41%; năm 2003 1,44% so với dự báo chiến lược 1,36%; năm 2004 là 1,39% so với dự báo chiến lược 1,29%; năm 2005 ước tính thực hiện là 1,36% so với dự báo chiến lược 1,26%.

Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) đạt ở mức cao, đã từng bước đa dạng hóa, nhưng chưa đủ cơ sở để đảm bảo để duy trì vững chắc xu thế giảm sinh và đạt mức sinh thay thế vào năm 2005 như mục tiêu chiến lược đã đề ra cụ thể như năm 2001 đạt 65.86%, năm 2002 đạt 69,51%, năm 2003 là 72,35% và năm 2004 đạt 75,84%. Nhìn chung tỷ lệ sử dụng các BPTT tiếp tục tăng

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)