Chủ trương đổi mới về xã hội của Đảng

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 81 - 82)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

3.1. Chủ trương đổi mới về xã hội của Đảng

Đường lối đổi mới đất nước đã chính thức được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), sau đó được điều chỉnh, bổ sung tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996) và Đại hội IX (3/2000). Đảng ta đã khẳng định: “Đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước ta. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là đổi mới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả

bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp” [93, tr64]. Theo quan điểm của Đảng, “công cuộc đổi mới phải được tiến hành toàn diện,

đồng bộ về tư duy, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đường lối đối nội, đối ngoại, trong đó đổi mới kinh tế làm trọng tâm” [93, tr.65].

Đường lối đổi mới do Đảng vạch ra đã mau chóng đi vào cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới. Đường lối đổi mới của Đảng đã được cụ thể hóa trong nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IV (10/1986). Trên cơ sở đó, thảo luận và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển xã hội phù hợp với thực tế của tỉnh thời kì đổi mới là: “Giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số. Điều chỉnh dân cư

những vùng có mức độ dân số cao. Phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục, xây dựng nông thôn mới, điều chỉnh thu nhập giữa các nhóm dân cư. Xây dựng nếp sống lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức và truyền thống cách mạng”

[9, tr.14].

Đường lối đổi mới của Đảng và các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh tiếp tục được cụ thể, bổ sung trong các Nghị quyết V, VI, VII, VIII của Đảng bộ tỉnh trong các nhiệm kỳ.

Như vậy, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, V, VI, VII, VIII thông qua các lần Đại hội đại biểu đã cụ thể hóa thành phương hướng, nhiệm vụ giải pháp đổi mới phù hợp thực tiễn tỉnh nhà. Vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa đường lối đổi mới phù hợp với tình hình địa phương là cơ sở nền tảng đầu tiên mang lại những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới của Đảng bộ và nhân dân tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)