Văn hóa Thông tin

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 87 - 95)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

3.2.2.2. Văn hóa Thông tin

Văn hóa - văn nghệ quần chúng, năm 1986 Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh An Giang được thành lập với nhiệm vụ: “ thực hiện toàn diện các mặt hoạt động văn hóa thông tin triển lãm, thông tin lưu động, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước” [1, tr.80].

Trong thời gian qua, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ của ngành và bốn chương trình có mục tiêu của Sở VHTT An Giang, cùng lúc thực hiện tốt hai nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin tại chỗ, và đẩy mạnh các hoạt động mang tính định hướng cho phong trào cơ sở, trên cả hai lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và thông tin.

Với hình hức hội thi, hội diễn, liên hoan do Trung tâm Văn hóa Thông tin Tỉnh tổ chức, hoặc phối hợp hỗ trợ các ngành tổ chức như: Liên hoan đàn ca tài tử, Thi hát Karaoke những bài ca truyền thống, Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức, Liên hoan các giọng ca đạt giải, Xây dựng chương trình tham dự giờ thứ 9, Hội trại nông dân, Thi giọng hát hay ngành giáo dục, ngành kho bạc, ngân hàng, lực lượng vũ trang..., phong trào văn nghệ không chuyên ở các địa phương và các cơ quan ban ngành, công ty, xí nghiệp đã có bước phát triển rõ nét, không chỉ đưa lại kết quả là gây phong trào ở các đơn vị mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần tại chỗ. Các huyện, thị, thành, xã, phường cũng đã tổ chức đồng loạt các hoạt động hưởng ứng cuộc hội thi tại khóm ấp, xã phường, huyện thị để hình thành đội tuyển tham dự cấp tỉnh, tạo nên hiệu quả “Xã hội rộng khắp, thu hút hàng trăm, hàng ngàn lượt quần chúng tham gia, phục vụ hàng trăm, ngàn lượt người xem”.

Phong trào văn hóa - văn nghệ còn được các Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện thị nối tiếp tổ chức, và đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi như hình thành Câu lạc bộ “Hát với nhau”, Câu lạc bộ “Đờn ca tài tử”...

Trên lĩnh vực Thông tin, nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động thông tin ở cơ sở được Trung tâm VHTT tỉnh triển khai tổ chức một cách liên tục, toàn diện và có phối hợp chặt chẽ với các Trung

tâm VHTT huyện, thị. Thông Tin đầy đủ, kịp thời, chính xác đến tận cơ sở được xem là một mệnh

lệnh hành động của cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị. Ngoài các đợt tuyên truyền cao điểm theo lệ kỳ vào Tết Nguyên đán, các ngày kỷ niện lịch sử trong năm như: 3/2, 30/4, 19/5, 19/8 và 2/9, 22/12, các Trung tâm VHTT còn tích cực tuyên truyền phục vụ các chương trình lớn của tỉnh như Chương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh và môi trường, Phổ cập giáo dục, Phòng chống tệ nạn xã hội, Phòng chống ma túy HIV/AIDS. Tuyên truyền cổ động phục vụ bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp... và nhất là tuyên truyền cổ động Phong trào xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa tại các khóm, ấp, Phong trào xây dựng văn minh công sở, cơ quan, chợ văn minh...

An Giang là tỉnh có địa bàn đa dạng, phức tạp với nhiều vùng có đặc thù khác nhau như vùng núi, biên giới, có dân tộc ít người sinh sống, vùng cù lao sông nước, vùng trũng tứ giác; song các năm qua, lãnh đạo tỉnh đã đầu tư phát triển giao thông nông thôn một cách có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh công tác thông tin. Hầu hết các xã đều có mạng lưới quốc gia, sóng phát thanh truyền hình phủ hầu như đều khắp. Đội thông tin lưu động tỉnh, huyện, thị, thành và xã, phường đã phục vụ đều khắp các địa phương.

Phối hợp với các loại hình thông tin nói trên, Trung tâm VHTT tỉnh đã chọn hình thức cổ động trực quan để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, mỗi năm, hệ thống các Trung tâm VHTT toàn tỉnh đã thực hiện trung bình hơn 500m2 panô, trên 200 băng rol các loại, phát hành hàng chục mẫu tranh cổ động, trên 520 băng cassette, 12.500 tờ tranh cổ động, 5.000 tờ in ảnh thời sự, gần 5.000 tài liệu tuyên truyền, 5.000 khẩu hiệu tuyên truyền, nhiều tài liệu tuyển truyền và chuyên đề, các chương trình quốc gia [6, tr.101].

Hơn nữa, các hoạt động phối hợp của 11 Trung tâm VHTT huyện, thị với các đơn vị Đoàn văn công, Đội chiếu bóng lưu động cũng đã tăng thêm sức hấp dẫn công chúng đối với hoạt động thông tin tuyên truyền.

Với một đội ngũ các bộ trẻ, nhiều sáng tạo, phương châm làm việc “đẩy mạnh hoạt động văn hóa ở cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm”, là nội lực mạnh mẽ để Trung tâm Văn hóa Thông tin An Giang có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, xứng đáng là đơn vị xung kích của ngành Văn hóa Thông tin An Giang.

Về thư viện An Giang: Tháng 3/1976, Thư viện tỉnh An Giang được thành lập cùng với các thiết chế văn hóa khác để góp phần xây dựng một nền văn hóa mới.

Đây là một hoạt động mới mẻ, cán bộ chưa qua trường lớp, mà công việc lại tiếp xúc với mọi ngành khoa học. Điều quan trọng trước mắt là phải có sách để phục vụ. Đầu quý II năm 1976, với số vố liếng ban đầu 10.000 bản sách do tỉnh bạn Quảng Ninh chi viện và 2 cán bộ được đào tạo tại chỗ, cũng do tỉnh bạn hướng dẫn, Thư viện tỉnh An Giang đã nghĩ ngay đến phương án phát triển mạng lưới cơ sở. Đó là sự mong muốn, ý nghĩ bạo của cán bộ trong điều kiện cơ sở vật chất, con người và cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế.

Trước tình hình đó, năm 1978, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị 37/CV-UB mở hướng cho việc cấp kinh phí xây dựng thư viện cơ sở và mua sách trang bị cho các phòng đọc. Bằng kinh nghiệm hoạt động của mình, kết hợp với kiến thức học được từ các tỉnh bạn, Thư viện tỉnh An Giang đã gấp rút đào tạo tay nghề cho cán bộ thư viện, phòng đọc của 10 huyện thị.

Năm 1980, ngoài Thư viện tỉnh đã có thêm 2 Thư viện huyện, thị ra đời; đó là thư viện huyện Tri Tôn và thư viện thị xã Long Xuyên. Từ năm 1981 – 1985, hàng loạt các thư viện của 10 huyện, thị lần lượt được thành lập, mỗi thư viện có từ 5.000 đến 10.000 bản sách [1, tr.83].

Năm 1984 – 1985 là những năm phát triển mạnh mẽ mạng lưới phòng đọc xã, phường. Lúc bấy giờ, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đều có phòng đọc với phương thức kết hợp với Trường Phổ thông cơ sở để mở phòng đọc, hoặc phòng đọc được triển khai tại Ban Văn hóa Thông tin xã, phường. Sách có được là do sự luân chuyển của thư viện huyện và do đóng góp của học sinh, thiếu nhi và nhân dân. Đó là phong trào Xã hội hóa đầu tiên của hoạt động thư viện.

Từ năm 1986, do xóa bỏ cơ chế bao cấp nên cac phòng đọc ở xã, phường hầu như không

còn tồn tại mà chỉ tập trung vào các thư viện huyện, thị và thư viện tỉnh.

Hiện nay, do nhận thức rõ được thế mạnh của thư viện trong việc phổ biến kiến thức, trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và trách nhiệm góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hệ thống thư viện mới được chú ý. Đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện An Giang, hầu hết tốt nghiệp trung cấp, đại học, trên đại học với khối lượng sách hiện có trong thư viện và phòng đọc là 418.000 bản, trong đó Thư viện tỉnh: 213.400 bản, thư viện các huyện, thị: 101.300 bản, thư viện thiếu nhi: 8.900 bản, phòng đọc sách xã, phường, thị trấn: 76.800 bản [An Giang 30 năm xây dựng và phát triển, tr. 111], gồm khá đầy đủ các môn loại: chính trị, triết học, ngôn ngữ, khoa học, kỹ thuật, y học, nông nghiệp, lịch sử, địa lý,... và hàng trăm tên báo trong đó có cả báo ngoại văn, đang xây dựng một quyết tâm lớn: Xây dựng Thư viện đủ tầm cỡ một thư viện tổng hợp, với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu

mọi đối tượng, khôi phục hệ thống phòng đọc cơ sở, xã phường với phương châm Nhà nước và nhan dân cùng làm. Đó là công thức Xã hội hóa – Một điều tất yếu để phát triển của Ngành thư viện An Giang

Về bảo tàng An Giang: Đầu năm 1977, phòng Bảo tàng thuộc ty Văn hóa Thông tin được thành lập; đến năm 1985 chính thức được thành lập gọi là Bảo tàng tỉnh An Giang, tọa lạc trên diện tích rộng gần 3.000m vuông. Trải qua một thời gian nghiên cứu, sưu tầm tư liệu ảnh, hiện vật ... đến nay, Bảo tàng An Giang có địa điểm trưng bày khang trang với 4 khu trưng bày cố định theo các chuyên đề: Văn hóa dân tộc, Văn hóa Óc Eo. Lịch sử cách mạng An Giang từ năm 1930 – 1975, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 1975 – 2005 với trên 10.000 tài liệu, hình ảnh, hiện vật... có giá trị cao về mặt khoa học lịch sử, văn hóa dân tộc được lưu giữ. Các huyện và một số ngành cấp tỉnh có phòng truyền thống với hơn 3.000 tài liệu, hình ảnh hiện vật có giá trị [6, tr.103]. Đây là nguồn sử liệu sống động để giáo dục truyền thống, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi trong nhân dân và khách tham quan du lịch, nghiên cứu tìm hiểu vế đất nước và con người An Giang.

Bảo tàng An giang đã tiến hành tổng kiểm kê di tích trong phạm vi toàn Tỉnh lập hồ sơ khoa học, nghiên cứu đánh giá phân loại nhiều loại hình di tích có giá trị lịch sử dân tộc, lịch sử các mạng, các di chỉ khảo cổ, các công trình kiến trúc nghệ thuật mang tính tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc và danh lam thắng cảnh. Đã hoàn thành hồ sơ, đề nghị và được Bộ Văn hóa Thông tin xét công nhận 26 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và 40 di tích cấp Tỉnh [2, tr.113]. Từ phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong những năm gần đây, với các chủ trương đúng đắn trong chương trình quốc gia “trùng tu tôn tạo chống xuống cấp di tích” của Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo tàng An Giang đã tiến hành trùng tu chống xuống cấp ở 18 di tích cấp Quốc gia. Đặc biệt, có những di tích được tỉnh tập trung đầu tư tôn tạo, từng bước xây dựng thành khu di tích lịch sử văn hóa và du lịch, phục vụ nhân dân và khách tham quan trong, ngoài nước như Khu lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đồi Tức Dụp, Cột dây thép Long Điền A, Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành.

Bảo tàng An Giang còn phối hợp với các viện khảo cổ Trung ương Trung tâm khảo cổ học Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Viễn Đông Bác cổ (Pháp) tiến hành các cuộc khảo sát khai quật và nghiên cứu các di tích khảo cổ của nền văn hóa Óc Eo. Qua đó, phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ như cư trú, mộ táng và kiến trúc của nền văn hóa này, không chỉ ở khu vực Ba Thê – Óc Eo mà

còn phân bố, trải rộng trong toàn tỉnh. Qua khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều hiện vật quý, có giá trị cao về tính lịch sử, khoa học, nghệ thuật.

Để phục vụ công tác tuyên truyền, Bảo tàng đã in và phát hành các loại sách, tập ảnh với các chuyên đề về di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, văn hóa Óc Eo, Kỷ yếu hội thảo khoa học Chưởng Cơ – Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh..., tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về các danh nhân lịch sử và các cuộc thi tìm hiểu lịch sử hàng năm có tính chất tuyên truyền giáo dục và phục vụ nhiệm vụ chính trị trong các ngày lễ lớn của đất nước; xây dựng 15 bia di tích ghi dấu sự kiện, địa điểm lịch sử tiêu biểu.

Duy trì thường xuyên lễ hội dân gian, dân tộc ở các di tích lịch sử văn hóa, kết hợp giữa yếu tố dân gian truyền thống với các loại hình sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, thể dục thể thao, trò chơi dân gian... Nhân dân đến di tích ngoài yếu tố tín ngưỡng thuần túy còn được hưởng văn hóa lành mạnh, làm cho không khí lễ hội sinh động hơn, thu hút hàng triệu lượt người qua hoạt động lễ hội.

Công tác đào cán bộ chuyên môn được đặc biệt qua tâm. Tỉnh đến nay đã có 2/3 cán bộ đã có trình độ đại học và trên đại học. Bảo tàng tỉnh thường tổ chức tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn ở các Bảo tàng bạn, tham dự hầu hết các lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ của Trung ương tổ chức; thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn chuyên môn và mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Bảo tồn Bảo tàng cho cán bộ truyền thống, di tích huyện, thị.

Để hoàn thành được chức năng và nhiệm vụ của mình, Bảo tàng An Giang đã có phương hướng trong việc mở rộng và đẩy mạnh công tác Bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và sưu tầm tài liệu, hiện vật và trình bày một cách khoa học và tổ chức đón khách tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước một cách chu đáo, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người xem và giáo dục truyền thống yêu nước, yêu dân tộc, quý trọng di sản của cha ông để lại, cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần vào việc Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.

Đoàn Văn công An Giang, ra đời từ những năm kháng chiến chống Mỹ (1960) trong chiến khu Bảy Núi, Đoàn văn công An Giang bước vào giai đoạn mới – giai đoạn đất nước hòa bình, toàn dân xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa, với tên đoàn “nghệ thuật tổng hợp An Giang”. Năm 1981, UBND tỉnh ra quyết định tách “Đoàn nghệ thuật tổng hợp An Giang” thành 2 đoàn lấy tên là “Đoàn nghệ thuật cải lương An Giang” và “Đoàn ca múa kịch An Giang”. Sau khi được

thành lập hai đoàn đi vào hoạt động và nhanh chóng ổn định. Có thể nói từ năm 1981 – 1985 là một thời vàng son của nghệ thuật sân khấu nói chung và nghệ thuật sân khấu tỉnh nhà nói riêng. Mỗi đoàn có số buổi biểu diễn hàng năm lên tới 200 buổi và mỗi buổi có từ 500 – 1.000 người xem, đạt và vượt cả chỉ tiêu về số lượt người xem và doanh thu[6, tr.106].

Đến năm 1990, do không còn chế độ bao cấp tài chính nên cả 2 đoàn lần lượt ngưng hoạt động. Diễn viên nhạc công đi tăng cường cho phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng và đội thông tin văn nghệ của Trung tâm Văn hóa Thông tin của Tỉnh.

Năm 1999, do yêu cầu của sự phát triển toàn diện Ngành Văn hóa Thông tin trong sự nghiệp “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và nhất là sự yêu mến của nhiều tầng lớp nhân dân An Giang. Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định khôi phục và thành lập đoàn văn công An Giang.

Từ năm 2000 đến năm 2005, đoàn đã đi vào hoạt động, dàn dựng nhiều chương trình mới, tham gia hội diễn, hội thi khu vực, được tặng nhiều huy chương vàng, bạc; đi phục vụ các đơn vị bộ đội, đồng bào vùng sâu, vùng xa trong và ngoài tỉnh và đã sớm được quần chúng và nhân dân mến mộ.

Công ty phát hành sách và vật phẩm văn hoá An Giang, thành lập tháng 10/1976, với nhiệm vụ phục vụ chính trị là chủ yếu và lấy hiệu quả kinh tế phục vụ cho quá trình tích lũy. Từ tên gọi

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)