Giải quyết việc làm, thu nhập đời sống, xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 82 - 87)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

3.2.1. Giải quyết việc làm, thu nhập đời sống, xoá đói giảm nghèo

Từ năm 1986 đến 2005, giai đoạn này ngành tập trung giải vào quyết lao động – việc làm, xóa đói giảm nghèo ... với nhiều chủ trương và giải pháp tích cực của Tỉnh, như: triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm, cùng với chương trình hỗ trợ việc làm, xóa đói giảm nghèo và các chương trình lồng ghép khác... đã tạo nhiều việc làm mới, nhiều cơ hội làm ăn mới cho người lao động. Góp phần làm giảm dần áp lực thiếu việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạ dần tỷ lệ thất nghiệp. Bình quân giai đoạn 1986 – 2000 thu hút giải quyết việc làm

mới cho khoảng 20.000 lao động/năm. Đến giai đoạn 2001 – 2005 đạt bình quân 25.000 lao

động/năm đạt và vượt mục tiêu đề ra (mỗi năm tạo việc làm mới cho 20.000 đến 25.000 lao động). Đặc biệt từ năm 2002 trở đi, bắt đầu thực hiện xuất khẩu lao động ra nước ngoài và đẩy mạnh đưa lao động ra ngoài tỉnh. Tuy kết quả chưa nhiều nhưng gần đây đã có chuyển biến đột phá hết sức khả quan và hiệu quả xã hội thiết thực. Bình quân mỗi năm có 4.200 lao động giải quyết việc làm ra ngoài tỉnh và bước đầu đã đưa được khoảng 1.000 lao động xuất khẩu, đặc biệt năm 2004 xuất khẩu lao động đạt 808 người, năm 2005 đạt 1.200 người[2, tr.181].

An Giang là tỉnh sớm triển khai công tác xóa đói giảm nghèo, khởi đầu là chương trình giúp vốn người nghèo đã được thực hiện từ năm 1992, với nguồn ngân sách tỉnh bỏ ra ban đầu là 4 tỷ đồng. Sau đó, mở rộng ra từ nhiều nguồn vốn khác như nguồn vận động của các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc... để cho các hộ nghèo làm ăn vươn lên thoát nghèo.

Từ năm 1995 đến năm 2005 Trung ương đầu tư thêm nguồn vốn xóa đói giảm nghèo thông qua Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, Ngân hàng Chính sách Xã hội và cùng với ngân sách địa phương, vốn tài trợ quốc tế và huy động tại cộng đồng. Đến năm 2005 An Giang đã có tổng nguồn tín dụng là 108,9 tỷ đồng để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh còn có chương trình lồng ghép khác, trong đó có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, xã vùng biên giới ... Ngoài ra, tỉnh triển khai thực hiện có kết quả chương trình nhà ở cho người nghèo. Năm 2002 – 2003 cất 4.320 căn, trong đó ưu tiên 1.000 cho người dân tộc nghèo tập trung ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, còn lại chủ yếu là hộ nghèo trong vùng ngập lũ. Giá trị mỗi căn nhà nhiều mức khác nhau tùy theo nguồn hỗ trợ nhà sàn hay nhà trệt, thông thường thấp nhất là 3,8 triệu đồng (nguồn ngân sách huyện) và cao nhất hơn 9 triệu đồng (nguồn tài trợ quốc tế). Ngoài ra, các cơ ngành, đoàn thể địa phương còn tự vận động đóng góp hàng năm tổ chức sửa

chữa hàng chục ngàn căn nhà góp phần làm ổn định nơi ở cho các hộ nghèo. Từ năm 2001 đến nay trung bình mỗi năm vận động cất tặng 1.000 căn nhà tình thương và nhà Đại doàn kết[2, tr.182].

Từ những cố gắng nêu trên đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ trên 9% giai đoạn 1986 – 1995 giảm xuống 5,60% năm 2001 và đến năm 2004 còn 4,5%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn cũng không ngừng tăng từ 74,64% năm 2001 lên 80% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh cũng giảm dần từng năm 17% năm 1995, xuống 9,30% năm 1999, 7,86% năm 2001 và năm 2004 còn 15.876 hộ nghèo, chiếm 3,45% [2, tr.183].

Các mặt công tác chính sách quản lý lao động cũng ngày càng tăng cường và hiệu quả hơn, nhất là triển khai thực hiện Luật Lao động sửa đổi, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết kịp thời những vấn đề hát sinh qua sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tập trung kiểm tra trấn chỉnh và tạp huấn kiến thức an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người lao động, số các vụ việc phức tạp ít xảy ra, nhất là tình hình đơn thư khiếu nại tố cáo của người lao động giảm hẳn và không xảy ra khiếu nại tập thể hay đình công, lãn công trong các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, người lao động ngày càng được hỗ trợ và tạo nhiều cơ hội để kiếm việc làm và việc làm có thu nhập ổn định; đại bộ phận người nghèo, đối tượng khó khăn đều có cơ hội tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước như: chính sách tín dụng, y tế, giáo dục và một phần về chính sách nhà ở; hướng dẫn kỹ thuật để làm ăn vươn lên, giải quyết đất cho đồng bào dân tộc. Quỹ khám bệnh cho người nghèo, hàng năm khám và điều trị miễn phí... Nhận thức, quan niệm về xóa đói giảm nghèo của hộ nghèo cũng như người lao động đã có bước thay đổi căn bản. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, cơ cấu và chất lượng lao động chuyển dịch còn chậm, năng suất lao động thấp, sự chuyển biến nhận thức về lao động và việc làm chưa đồng bộ.

3.2.2. Giáo dục – Đào tạo, Văn hoá - Thông tin 3.2.2.1. Giáo dục – Đào tạo

Thực hiện chỉ đạo chung của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh ngành Giáo dục – Đào tạo An Giang thực hiện theo phương hướng:

Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh nhà theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Phát triển nhanh quy mô đi đôi với cũng cố nâng chất lượng các ngành học, bậc học; tiến hành có hiệu quả việc triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới. Củng

cố, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên cơ sở rà soát, sàn lọc và giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong ngành giáo dục.

Tiếp tục chỉnh và tăng cường nề nếp, kỷ cương, đảm bảo môi trường sư phạm lành mạnh. Tập trung phát triển mạnh giáo dục mầm non, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề; giữ vững thành quả xóa mù chữ, đẩy mạnh phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo đúng tiến độ đã được điều chỉnh. Thực hiện đẩy nhanh tiến công tác xã hội hóa giáo dục.

Tích cực thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học; bổ sung, sử dụng, bảo quản tốt trang thiết bị và củng cố công tác thư viện trường học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu đưa giáo dục đào tạo An Giang từng bước vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và cả nước. Qua 20 đổi mới, ngành Giáo dục – Đào tạo An Giang đã thu đạt được nhiều kết quả:

Ngành học mầm non ổn định và phát triển. Hệ nhà trẻ thu hút 2% số trẻ trong độ tuổi đi học, từ vài trăm cháu ở năm học 1985 – 1986 đến năm 2005 đã có 2.857 cháu. Trường lớp mẫu giáo tăng nhanh, từ 23.357 cháu của năm học 1985 – 1986 đến năm 1991 – 1992 do ảnh hưởng của giai đoạn khó khăn nên chỉ còn 8.733 cháu, nhưng hiện nay đã có 129 trường mẫu giáo với cơ sở vật chất tương đối khang trang và 68 điểm mẫu giáo dân lập, huy động 35.913 cháu đi học đạt 34,31% trẻ trong độ tuổi ngoài xã hội, riêng mẫu giáo 5 tuổi đạt 64,31% trẻ trong độ tuổi (hiện nay đang thực hiện Đề án Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi nên không còn loại hình lớp mẫu giáo ngắn hạng trong hè).

Năm 2004 – 2005, đã thực hiện bán công hóa: trường mẫu giáo Hướng Dương, Mầm non Hoa Sen và các huyện Tân Châu, Chợ Mới, Châu Phú mỗi huyện có ít nhất một trường mẫu giáo hoặc mầm non chuyển sang bán công; số cháu nhà trẻ, mẫu giáo dân lập, tư thục là 2.504 cháu xấp xỉ 10% cháu học trường công lập. Đội ngũ giáo viên cũng được đào tạo lại, tiêu chuẩn hóa nhiều hơn 59,96% nhằm duy trì, củng cố chất lượng bậc học. Giáo viên ngành học mầm non đã đáp ứng đủ yêu cầu phát triển không còn tình trạng thiếu giáo viên như những năm trước đây và đã xuất hiện nhiều giáo viên dạy giỏi. Công tác chỉ đạo xây dựng trường mầm non trọng điểm có nhiều tiến bộ [2, tr.146].

Mạng lưới trường tiểu học tiếp tục được sắp xếp lại theo định hướng của quy hoạch phát triển cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2006 – 2010, điều chỉnh quy mô và giảm dần các điểm phụ. Nếu năm học 1985 – 1986 có 240.005 học sinh, thì ở thời điểm năm 1990, do đẩy mạnh công

tác phổ cập giáo dục tiểu học nên số học sinh tiểu học tiếp tục tăng, nhất là năm 1995 – 1996 lên đến 281.251 học sinh. Sau đó do hoàn thành Phổ cập giáo dục tiểu học và từng bước có giảm về tỷ lệ gia tăng dân số nên số học sinh tiểu học đi vào thế ổn định và giảm dần. Đến nay, có 399 trường với 199.614 học sinh. Loại hình trường lớp tiểu học ở giai đoạn đầu đa dạng với lớp học tình thương, lớp học linh hoạt, lớp ghép... nhằm thu hút các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường; nhưng dần dần đến nay chỉ thực hiện loại hình trường lớp chính quy, trường bán trú và dạy 2 buổi/ngày. Đã có thêm 1 trường trẻ em khuyết tật (dạy trẻ khiếm thị và khiếm thính) ở thành phố Long Xuyên. Hiện nay đang thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, chất lượng giáo dục tiểu học được củng cố, nâng cao. Thí điểm dạy ngoại ngữ cho học sinh từ lớp 3, đã triển khai có kết quả các đề án vệ sinh, nước sạch, ABE, KBE, trang bị kịp thời đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy thay sách cho tất cả các trường tiểu học. Việc huy động học sinh ra lớp, công tác duy trì sĩ số có tác dụng rõ rệt. Tỷ lệ lưu ban bỏ học ở những năm 1985 – 1986 rất cao khoảng 30% đến năm 2005 chỉ còn 4,75%, hiệu quả đào tạo từ dưới 30% ở năm 1985 – 1986 thì năm 2005 đạt 74,94%. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng hàng năm, hiện nay không còn học sinh tiểu học xếp loại cần cố gắng về hạnh kiểm. Đặc biệt đã chấm dứt tình trạng học ba ca kéo dài khá lâu. Tình hình đội ngũ giáo viên tiểu học phát triển khá hơn, tỷ lệ giáo viên/lớp 1 đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, tiêu chuẩn hóa đạt 47,38% so với chuẩn mới Bộ quy định (trong đó có 4.87% là trên chuẩn) [2, tr.148].

Trong nhiều năm qua, bậc Trung học tăng nhanh về quy mô (tăng bình quân từ 15 – 20%/năm). Trung học cơ sở, năm học 1985 – 1986 có 1.291 lớp, 57.750 học sinh, Trung học phổ thông có 223 lớp với 10.274 học sinh; năm 2005 Trung học cơ sở có 141 trường, tăng lên 3.207 lớp, 131.280 học sinh, Trung học phổ thông có 56 trường, tăng lên 1.056 lớp với 50.293 học sinh (trong đó có 16 trường bán công và 2 trường dân lập với 12.914 học sinh). Thực hiện chương trình hành động số 14 CT/TU ngày 14/4/ 2003 của Tỉnh ủy và chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình trường lớp trong tỉnh; năm học 2004 – 2005, ngành Giáo dục – Đào tạo An Giang thực hiện thí điểm bán công hóa: THPT Long Xuyên (Long

Xuyên),THCS Nguyễn Trãi (Châu Đốc). Đây là những trường bán công chất lượng cao, do đó

khác hẳn về chất lượng so với một số trường bán công hiện nay ở trong tỉnh. Chọn những trường công lập nêu trên để chuyển sang trường bán công chất lượng cao nhằm tạo một bước đột phá trong xã hội hóa giáo dục; đồng thời làm chuyển đổi nhận thức kể cả trong nội bộ và ngoài nhân dân về trường bán công. Song song đó, Sở Giáo dục – Đào tạo có kế hoạch đầu tư về cơ sở vật

chất, đội ngũ giáo viên để từng bước nâng chất lượng giáo dục các trường bán công, dân lập hiện nay. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến giáo dục để phát triển và nhân rộng ra trong toàn tỉnh về loại hình trường ngoài công lập.

Chất lượng giáo dục hàng năm được tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ học đã giảm đáng kể, đến năm 2005 chỉ còn 4,22% ở bậc tiểu học, 10,90% ở bậc Trung học cơ sở và 16,46% ở Trung học phổ thông, trong khi những năm 1986 – 1990, tỷ lệ này đều trên 30%. Hội đồng bộ môn của Sở được thành lập góp phần giảm bớt sự cách biệt về tay nghề giữa các khu vực và nhờ đó đã củng cố và nâng dần chất lượng dạy và học. Số lượng giáo viên đạt chuẩn ngày càng tăng: Trung học cơ sở 98,54% trong đó có 24,3% trên chuẩn, Trung học phổ thông 96,72% (năm 2005 có trên 51 cán bộ giáo viên đang theo học sau đại học) [2, tr.149].

Phong trào tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp đã được quan tâm thực hiện thường xuyên, tuy chưa thật sự mạnh nhưng đã góp phần đào tạo học sinh giỏi và góp phần nâng cao dần tỷ lệ học sinh vào cao đẳng và đại học. Năm học 1985 – 1986 bắt đầu hình thành phong trào bồi dưỡng và thi học sinh giỏi nhưng quy mô và tỷ lệ đạt thấp; từ năm học 1998 – 1999 phong trào này mạnh dần lên và năm học 2003 – 2004 đã có 1.197 em đạt giải học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh (lớp 5: 231, lớp 9: 573, lớp 12: 393) và 27 học sinh giỏi đạt giải cấp quốc gia. Tỷ lệ tốt nghiệp Trung cơ sở ổn định trên 90%, Trung học phổ thông hàng năm đều đạt xấp xỉ ở mức 80% (đạt mức bình quân ở các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Số lượng trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh có xu thế ngày càng tăng năm 2004 có 3.978 học sinh[2, tr.150].

Các hoạt động giáo dục chủ điểm nhân các ngày lễ, kỷ niệm trong năm học đã trở thành nề

nếp, từng trường có nhiều hoạt động phong phú góp phần giáo dục truyền thống, hình thành lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trong học sinh. Các hoạt động văn nghệ, TDTT, giáo dục quốc phòng, phòng chống tội phạm... đều được đẩy mạnh. Hàng năm trong các hội khỏe Phù Đổng, các giải điền kinh học sinh, Hội thi ca múa kịch các cấp, đoàn học sinh An Giang thường đạt thứ hạng cao. Đặc biệt, về giáo dục thể chất đã được Bộ đánh giá cao và chọn An Giang là một trong ba tỉnh trọng điểm về giáo dục thể chất từ năm học 1993 – 1994.

Năm học 2004 – 2005, tỉnh An Giang có 6.970 sinh viên cao đẳng, đại học và 5.121 học sinh – sinh viên trung học chuyên nghiệp đang theo học tại các trường trong và ngoài tỉnh [2, tr.152]. Hệ thống các trường chuyên nghiệp đã thực hiện khá tốt chức năng hoàn thiện và mở rộng

khả năng đào tạo thể hiện ở việc thu hút tuyển sinh và chất lượng đào tạo giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới có biểu hiện suy thoái, số lượng học sinh giảm dần; đến năm 2005 đã có phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho nền kinh tế Tỉnh. Hoạt động của các trường chuyên nghiệp hiện nay tương đối ổn định, từng bước đã đi vào nề nếp, bước đầu đã tự khẳng định được mình.

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)