Thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, tài chính – tín dụng 1 Thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 56 - 61)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

2.2.3. Thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, tài chính – tín dụng 1 Thương mại dịch vụ

2.2.3.1. Thương mại - dịch vụ

Trên cơ sở nắm vững đường lối đổi mới, trước nhất là đổi mới tư duy kinh tế; nắm vững các quan điểm về kinh tế thị trường đã được Trung ương tổng kết ở Hội nghị lần thứ VI, Đảng bộ cùng nhân dân tỉnh nhà đã cố gắng tìm ra những hình thức và bước đi thích hợp với điều kiện của địa phương. Trên tinh thần đó, An Giang bước vào thời kỳ đổi mới, với những bước đột phát, mà trong đó có lĩnh vực thương mại - dịch vụ.

Đột phá mang tính tiền đề là ngay từ những năm 1981 – 1982, tỉnh đã có những bước tháo gỡ đầu tiên mang tính tiên quyết, đó là vấn đề giá cả, nó còn là một thử thách to lớn cho bất kỳ nền kinh tế chuyển đổi nào. Cơ chế giá cả được chuyển từ cơ chế một giá không phù hợp với thực tế và không mang lại hiệu quả trong kinh doanh, được chuyển sang cơ chế hai giá gồm giá quốc doanh và giá thỏa thuận. Cụ thể là cho thực hiện hợp đồng kinh tế hai chiều trong nông nghiệp gồm giá trong nghĩa vụ (1kg Uré = 4kg lúa, 1lít xăng = 8kg lúa) còn thừa lại thì mua bán giá thỏa thuận.

Nhờ đó, năm 1987 thu mua được gần 242.000 tấn lúa (kế hoạch 161.000 tấn), trước đó, năm thu mua được cao nhất cũng chỉ 50.000 tấn lúa[2, tr.70].

Thời gian này, nông dân cũng như những người sản xuất và cung ứng dịch vụ khác được tự do bán sản phẩm của mình với giá thỏa thuận, đây là động lực to lớn thúc đẩy nền sản xuất xã hội tăng lên nhanh chóng. Bắt đầu chính thức từ đây mọi rào cản của cơ chế cũ từng bước đã được dở bỏ về đại thể: chỉ còn một giá đúng nghĩa – giá thị trường thuận mua vừa bán. Tỉnh còn thực hiện bù giá vào lương để đảm bảo tiền lương thực tế gắn với kinh tế thị trường. Năm 1988 sản lượng lương thực của tỉnh đã vượt ngưỡng cửa 1 triệu tấn.

Năm 1990, nền kinh tế tỉnh nhà đã khởi sắc thấy rõ. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh tiếp tục được phát huy thắng lợi, sản lượng lương thực vượt quá 1,5 triệu tấn, xuất khẩu 120.600 tấn, tăng 16 lần so với năm 1985.

Cùng với sự đột phá về giá, tỉnh cũng chủ trương dẹp bỏ các trạm kiểm soát ngăn sông cấm chợ, đảm bảo tự do lưu thông. Việc cấm đoán được thay bằng việc thu thuế. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã còn trụ lại được, các thành phần kinh tế khác bắt đầu xuất hiện, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường. Tổng mức bán lẻ năm cao nhất là 2,282 tỷ/1985 nhảy vọt lên 9,068 tỷ/1986 và 947 tỷ/1990. Kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ giao nộp sản phẩm cho Trung ương xuất khẩu năm cao nhất là 7,2 triệu USD/1985 tăng lên trên 10 triệu/1986 và 63,4 triệu USD/1990. Thu ngân sách trên địa bàn năm cao nhất của thời bao cấp là 455 triệu VNĐ/1985 đột phá tăng lên 2,278 tỷ/1986 và 137,858 tỷ/1990[2, tr.71].

Như vậy, sau một thời gian ngắn, An Giang đã góp phần cùng cả nước thực hiện bước đổi mới sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1990, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thương mại – dịch vụ phát triển khá nhanh đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội, mà cụ thể là do có nhiều thành phần kinh tế tham gia, sản xuất phát triển, thị trường không ngừng mở rộng, các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hóa cũng phát triển mạnh. Tính riêng thời kỳ này, khu vực thương mại – dịch vụ đóng góp 32% GDP của tỉnh, riêng ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng trên 13% GDP của tỉnh và 41,5% trong khu vực thương mại – dịch vụ.

Từ năm 1991 trở về sau, đây là thời kỳ đẩy mạnh chuyển sang quản lý nền kinh tế với nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Thời kỳ này, kinh tế tỉnh liên tục tăng trưởng cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển và tham gia hầu hết các khâu vận hành của nền kinh tế, từ sản xuất hàng hóa, dịch vụ cung ứng đến khâu tiêu thụ và phân phối hàng hóa. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt gần 14,5 ngàn tỷ đồng vào năm 2000, trong đó tổng mức bán lẻ xã hội đạt 7,7 ngàn tỷ đồng với mức tăng bình quân cho cả thời kỳ là 19%. Hoạt động ngoại thương của tỉnh cũng dần dần đi vào chiều sâu, hàng hóa xuất khẩu chuyển dần từ xuất thô sang sản xuất chế biến xuất khẩu, sản phẩm tham gia xuất khẩu ngày càng đa dạng, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng liên tục và kim ngạch đạt gần 108 triệu USD với mức tăng bình quân 5,5 %.

Song song đó, An Giang định hướng phát triển thị trường nông thôn thông qua quy hoạch mạng lưới chợ thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, mở rộng hệ thống kênh phân phối hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Đến năm 2005 bằng nguồn vốn lưu động của các hộ kinh doanh và một phần nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đã đầu tư mới và nâng cấp hoàn chỉnh 111 chợ lớn nhỏ các loại, đạt 41% trên tổng số chợ được quy hoạch với số tiền đầu tư gần 103 tỷ đồng [2, tr. 73].

Trong giai đoạn này, tỉnh bắt đầu chú trọng phát triển lĩnh vực du lịch và xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Từ chủ trương và định hướng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được quy hoạch lại, đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí được đầu tư phát triển đã làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch. Doanh thu ngành du lịch năm 2000 đạt 330 tỷ đồng, tăng bình quân 12%/năm. Khách tham quan không ngừng tăng nhanh và đạt 2,5 triệu lượt người với mức tăng bình quân 5% hàng năm; tốc độ tăng trưởng khu vực Thương mại – Dịch vụ gần 12%, riêng ngành Thương mại – Du lịch tăng trên 18% và đã đóng góp gần 22% GDP của tỉnh và trên 46% khu vực III[2, tr.74].

Có thể nói, đây là thời kỳ thoát khỏi lúng túng ban đầu. Kinh nghiệm lớn nhất trong quản lý là: đi đôi với mở rộng, phát triển sản xuất phải đồng thời giải quyết tốt vấn đề thị trường trao đổi và tiêu thụ sản phẩm và ngược lại các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp tư nhân không ngừng phát triển và phát triển mạnh. Số hộ kinh doanh Thương mại – Dịch vụ đến năm 1999 mới thống kê được là 29.517 hộ, năm 2000 phát triển lên 67.635 hộ. Tổng mức bán lẻ năm 2000 đạt 7.649 tỷ tăng 8 lần so với năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu đạt 107 triệu USD, gần gấp đôi năm 1990. Trước đó, liên tục các năm từ năm 1995 đến năm 1999 mỗi năm đều đạt từ 130 đến 168 triệu chủ yếu là gạo. Riêng thủy sản năm 1990 xuất khẩu 1.000 tấn, năm 1995 – 2000 dao động từ 4.800 đến 5.660 tấn. Rau quả đông lạnh xuất khẩu cũng vậy, năm 1994 – 1999 mỗi năm khoảng 500 tấn, năm 2000 cũng chỉ được 900 tấn, không hiệu quả do sản lượng quá ít [2, tr.75].

Khó khăn về thị trường, lúng túng trong sản xuất ngày càng bộc lộ chưa có lối thoát thì năm 2001 Hiệp hội cá nheo Mỹ khởi kiện cá tra, basa Việt Nam, nguy cơ ngừng trệ lưu thông, đình đốn sản xuất ngành thủy sản đặt ra. Đồng thời sau Hiệp định Thương mại với Mỹ được ký, thị trường dệt may mở rộng và thời cơ xúc tiến thương mại đặt ra.

Năm 2001, An Giang đã có những quyết sách mang tầm chiến lược là: đưa nhiệm vụ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường làm giải pháp đột phá, ngân sách tỉnh chi hàng tỷ đồng mỗi năm cho công tác tiếp thị, tìm mở thị trường trong và ngoài nước, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu,.. đồng thời xây dựng đề án tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, chủ yếu dưới hai hình thức hợp tác xã và trang trại. Yêu cầu tổ chức lại sản xuất theo đề án 2001 – 2005 ngày 18/9/2001 là đảm bảo sự phát triển bền vững trong nông nghiệp, trong đó có đặt rõ mối quan hệ thị trường, ký kết Hiệp định kinh tế với các doanh nghiệp và chủ trương liên kết Bốn nhà trong từng tổ chức sản xuất (HTX, trang trại) và ở cả cấp vùng sản xuất và ngành sản xuất. Kết quả, đưa xuất khẩu đạt 119 triệu USD/2001, 147 triệu USD/2002, 182 triệu USD/2003 và năm 2004 đạt 260 triệu USD. Thị trường hàng hóa sôi động, đưa tổng mức bán lẻ năm 2004 đạt trên 12,8 ngàn tỷ đồng và phấn đấu đạt 15 ngàn tỷ đồng vào năm 2005 với tốc độ tăng trưởng bình quân 17% [2, tr.76].

Năm 2005, trong lĩnh vực du lịch, lượng khách tham quan vẫn không ngừng tăng nhanh với khoảng 2,8 triệu lượt. Trong đó, lượng khách lưu trú và lữ hành đạt 220 ngàn lượt, tăng bình quân cả giai đoạn 17% với doanh thu đạt gần 77 tỷ đồng tăng 23%, góp phần đưa tổng doanh thu ngành du lịch đạt 838 tỷ đồng. Nâng tỷ trọng khu Thương mại – Dịch vụ đạt 52,4% và Thương mại – du lịch chiếm gần 25,5% GDP trong tỉnh.

2.2.3.2. Xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu được mở rộng, kim ngạch tăng gấp 2,1 lần so với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đề ra (63/30 triệu USD) và bằng 8,7 lần năm 1985, kiến thức làm ăn mua bán với nước ngoài được nâng lên [206, tr.10].

Kinh tế phát triển, xuất khẩu tăng, thu nhập người dân tăng, thu ngân sách Nhà nước tăng. Số hộ nghèo cũng giảm liên tục, bình quân giảm 1%/ năm. Cuối năm 2003 số hộ nghèo toàn tỉnh còn 5,2%. Cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh dần, các và chợ trong tỉnh được xây dựng và nâng cấp, các cụm tuyến dân cư mới được hình thành.

Đến nay, xuất khẩu đã thật sự là một trong những lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Nếu như năm 1977 kim ngạch xuất khẩu từ 92.000 USD, thì đến năm 1988 đạt gần 16 triệu USD. Từ khi chuyển đổi theo cơ chế thị trường từ năm 1990 đến năm 2005 xuất khẩu tỉnh An Giang tăng bình quân hàng năm 11,3%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 1990 là 35 USD, đến năm 2005 dự kiến đạt trên 300 triệu USD, bằng 85% so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh từ năm 1999 trở về trước chủ yếu là gạo và thủy sản đông lạnh chiếm 95 – 97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Phần lớn mặt hàng nông sản còn ở dạng thô, sản phẩm tinh chế còn ít nên chưa thu được giá trị ngoại tệ cao. Giai đoạn 1991 – 1996, trong cơ cấu xuất khẩu có nhóm hàng nông sản thô như: bắp, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, mè, cà phê, gỗ,... đến nay không còn nữa.

Cơ cấu xuất khẩu bắt đầu chuyển đổi nhanh trong thời kỳ 2001 – 2005. Mặt hàng chủ lực gạo, thủy sản chiếm từ 89% xuống còn 85%, trong khi các mặt hàng rau quả đông lạnh, may mặc, giày thể thao bắt đầu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn từ 5% lên đến 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Từ năm 2003 – 2005 tỉnh bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, đã có gần 2.040 lao động. Dự kiến từ năm 2006 – 2010 sẽ xuất khẩu khoảng 10.000 lao động[2, tr.78].

Thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp, nên xuất khẩu vẫn dựa vào 3 mặt hàng chủ lực là gạo, thủy sản và rau quả đông lạnh. Thời gian qua các cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu đã được đầu tư, nâng cấp nên sản phẩm ngày càng được nâng cao về chất lượng, đã tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Đồng thời các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã có nhiều kinh nghiệm có thị trường và có một số bạn hàng quen thuộc là những thuận lợi cơ bản cho việc phát triển xuất khẩu của tỉnh.

Thị trường xuất khẩu của tỉnh gần 70 quốc gia, trong đó thị trường Châu Á chiếm 60%, Châu Âu chiếm 14%, Châu Mỹ chiếm 19% còn lại 7% là Châu Úc và Châu Phi, trong đó gạo xuất cho 32 quốc gia, thủy sản xuất khẩu 34 quốc gia, rau quả đông lạnh xuất khẩu cho 14 quốc gia, giày thể thao xuất khẩu cho 14 quốc gia, hàng may mặc nhận theo đơn hàng gia công cho các công ty, Mỹ, Pháp, Đức, ...

Về nhập khẩu, An Giang đã có một bước chuyển biến trong việc nâng cao hiệu quả của nhập khẩu: không chỉ ưu tiên nhập vật tư nông nghiệp, mà còn mở rộng việc nhập thiết bị kỹ thuật, góp phần đổi mới công nghệ sản xuất và chế biến nông thủy sản.

Từ năm 1986 – 2000, Tỉnh đã nhập khẩu những mặt hàng sau phục vụ cho phát triển kinh tế:

Đơn vị tính: Tấn Nhập khẩu 1986 1990 1995 1999 2000 Phân bón các loại 3.687 94.771 98.874 31.800 60.000 Hóa chất 12.501 1.824 612 Thuốc bảo vệ thực vật 20 3.262 3.299 Xăng dầu 2..406 2.812 Xi măng 19.515 32.200 1.000 Bột giặt 732 1.415 Bột ngọt 520 941 Bánh dầu nành 18.036 8.362 Tổng giá trị nhập khẩu (1000 USD) 10,628 56,467 9,223 38,706 45,262 Nguồn [161, tr.257]

Từ năm 2001 – 2005, tổng giá trị nhập khẩu tính đến năm 2005 là 46,3 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng (%) là -0,45% [1191, tr.60].

Như vậy, tổng giá trị xuất nhập khẩu qua các năm đã cho thấy độ mở của nền kinh tế là thấp, trong khi An Giang là một tỉnh vùng biên kèm theo một hệ thống cửa khẩu khá hoàn thiện. Năm 2005, độ mở của nền kinh tế tỉnh chỉ ở mức 32,31%, thấp hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long (38%) và thấp hơn nhiều so với cả nước (131,2%).

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)