Nâng cao chất l−ợng của dịch vụ

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 114 - 116)

+ Các doanh nghiệp cần nâng cao tính chuyên nghiệp của mình trong việc tổ chức cung ứng các dịch vụ hậu cần để thu hút khách hàng

+ Vận dụng Marketing dịch vụ nh− là công cụ quan trọng để phát hiện và đáp ứng yêu cầu về dịch vụ hậu cần của thị tr−ờng.

+ áp dụng hệ thống quản lý chất l−ợng dịch vụ

Để quản lý chất l−ợng dịch vụ hậu cần, bên cạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất l−ợng dịch vụ nói chung, việc đánh giá và quản lý chất l−ợng của các dịch vụ cũng có những điểm khác biệt và phức tạp hơn vì nó có những đặc tính riêng khác với hàng hoá thông th−ờng.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần tuân thủ các quy định về quản lý chất l−ợng có tính chất chuyên ngành nhằm phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và đáp ứng đ−ợc yêu cầu quốc tế.

+ Khai thác và nâng cao hiệu quả sự hợp tác của các tổ chức dịch vụ hậu cần quốc tế để phát triển dịch vụ hậu cần ở n−ớc ta.

- Tăng cờng các liên kết trong hoạt động kinh doanh dịch vụ hậu

cần

+ Giải pháp về việc liên kết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần thành một doanh nghiệp có quy mô lớn, có khả năng thực hiện đ−ợc nhiều khâu trong hệ thống các dịch vụ hậu cần để phục vụ cho việc l−u chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách nhanh nhất với chi phí rẻ nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, giao nhận kho vận Việt Nam hiện đang có quy mô nhỏ, các công ty TNHH chiếm tỷ lệ đáng kể trong số các công ty kinh doanh vận chuyển, giao nhận kho vận trong cả n−ớc. Hơn thế, họ chỉ có khả năng đảm nhận một hoặc một số khâu công việc trong hệ thống các dịch vụ hậu cần do cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo và vốn đầu t− cho kinh doanh bị hạn chế.

Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị tr−ờng, việc liên kết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần thành một doanh nghiệp hay tập đoàn có quy mô lớn, có khả năng thực hiện đ−ợc nhiều khâu trong hệ thống các dịch vụ hậu cần để phục vụ cho việc l−u chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng một cách nhanh nhất, với chi phí rẻ nhất và đạt hiệu quả cao nhất là hết sức cần thiết.

Sự liên kết này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ trên thị tr−ờng quốc tế và ngay cả trên thị tr−ờng trong n−ớc.

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 114 - 116)