Thực trạng phát triển một số lĩnh vực dịch vụ hậu cần ởn −ớc Pháp + Thực trạng phát triển dịch vụ vận chuyển

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 53 - 57)

I- Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần Của Một Số N−ớc trên thế giớ

b/Thực trạng phát triển một số lĩnh vực dịch vụ hậu cần ởn −ớc Pháp + Thực trạng phát triển dịch vụ vận chuyển

+ Thực trạng phát triển dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển

Với vị trí địa lý thuận lợi, 5 trong số 15 cảng biển chính ở châu Âu đ−ợc đặt tại Pháp:

- Mác Xây là cảng lớn nhất ở Pháp và là cảng lớn thứ ba ở châu Âu.

- Le Havre là cảng dẫn đầu về dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng container.

- Dunkirt là cảng có công suất bốc dỡ khoảng 45 triệu tấn hàng hóa/năm - Các cảng Nantes - St - Nazaire và Borrdeaux là những cảng có l−u l−ợng tàu ra vào lớn.

Hệ thống đ−ờng biển của Pháp nối liền từ cảng Le Havre đến Pari, từ phía Bắc n−ớc Pháp đến Benelux, từ cảng Mác Xây đến vùng Lyon và từ phía đông n−ớc Pháp đến các n−ớc láng giềng.

Hiện đội tàu của Pháp có khoảng 230 chiếc với tổng trọng tải khoảng 6,6 triệu tấn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty tàu biển của Pháp đều đăng ký cờ ph−ơng tiện cho tàu mình để giảm chi phí tiền l−ơng cho thủy thủ.

Mặc dù là quốc gia đứng hàng thứ t− thế giới về khối l−ợng hàng hoá xuất khẩu nh−ng đội tàu của n−ớc Pháp chỉ đứng hàng thứ 27.

ở Pháp, hàng hóa đ−ợc l−u chuyển chủ yếu qua 7 cảng là: Marselle (90,7 triệu tấn/năm), Le Harve (56 triệu tấn/năm), Dunkir, Calais, Nantes, Ronen và Borleaux.

Những nỗ lực của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển trong việc hiện đại hoá, nâng cao hiệu suất hoạt động và tăng c−ờng sử dụng container đã dẫn đến sự giảm sút nhanh chóng về số l−ợng công nhân cầu tàu và số l−ợng xe chở hàng loại nhỏ.

CMA - CGM là công ty cung ứng dịch vụ vận chuyển của Pháp lớn thứ t− trên thế giới, có trụ sở chính đặt ở Mác Xây với hơn 2.000 nhân công, điều khiển hoạt động vận chuyển hàng hoá ở trên 50 tuyến đ−ờng biển và 400 văn phòng ở khắp thế giới.

Pháp cũng là một trong những n−ớc đứng đầu trong lĩnh vực l−u trữ hàng hóa, lập và thanh toán đơn hàng... với hơn 300 hãng và lực l−ợng lao động khoảng 24.000 ng−ời.

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng bộ

Pháp là một quốc gia có mạng l−ới giao thông đ−ờng bộ dày đặc và hiệu quả. Với 965.000 km đ−ờng bộ trong đó 400 km là đ−ờng cao tốc, Pháp là n−ớc có mạng l−ới đ−ờng bộ lớn nhất và an toàn nhất ở châu Âu, nối liền với các n−ớc láng giềng trong khu vực.

Ngành giao thông đ−ờng bộ của Pháp rất phát triển với việc áp dụng những tiến bộ mới nhất trong xây dựng cầu đ−ờng và có thể đảm nhiệm việc vận chuyển tới 60% tổng l−ợng hàng hóa l−u chuyển nội địa (tăng lên đáng kể so với mức 40% năm 1970) và 90% tổng l−ợng hành khách nội địa.

Ngành giao thông đ−ờng bộ Pháp có khoảng 39.000 công ty đang hoạt động với tổng số l−ợng nhân viên khoảng trên 350.000 ng−ời.

Đây là ngành có độ phân nhánh cao. Chẳng hạn nh− Tập đoàn Calberson chỉ huy số l−ợng lớn xe tải tự phục vụ theo các hợp đồng đem tới. Điều đáng nói là sự phân nhánh này có thể cản trở đối với các công ty vận tải khi Liên minh châu Âu thực hiện chính sách mở cửa trong lĩnh vực này. Chính Pháp đã

yêu cầu EU cho phép đ−ợc hoãn thời gian tự do hóa dịch vụ vận chuyển bằng đ−ờng bộ trong n−ớc.

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng sắt

Mặc dù đ−ợc Chính phủ dành nhiều −u đãi nh−ng năng lực vận chuyển của ngành vận tải đ−ờng sắt n−ớc Pháp lại t−ơng đối hạn chế (chỉ vận chuyển đ−ợc 20% tổng l−ợng hàng hóa vận chuyển toàn quốc và 9% tổng số hành khách).

Mạng l−ới đ−ờng ray cao tốc của Pháp (TGV) nối các thành phố chính với một số n−ớc châu Âu, có tốc độ rất cao và an toàn. Có nhiều tầu hỏa cao tốc ở Pháp. Hiện tại, Pháp đang thực hiện nâng cấp chất l−ợng dịch vụ và khuyến khích các hoạt động thu c−ớc phí đ−ờng ray.

Ngoài ra, các hãng vận tải đ−ờng sắt của Pháp không những phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty vận tải đ−ờng bộ mà còn phải chịu thiệt từ việc giảm sút khối l−ợng vận chuyển các mặt hàng nh−: than, quặng sắt và hydrocarbon… Vận tải hàng hóa bằng đ−ờng sắt của Pháp chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc đất n−ớc.

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng thủy nội địa

Đây là phân ngành dịch vụ vận chuyển có vai trò khiêm tốn nhất trong toàn ngành dịch vụ vận chuyển của Pháp khi chỉ đảm nhận khoảng 2,5% tổng l−ợng hàng hóa vận chuyển nội địa của cả n−ớc.

Tuy nhiên, các nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển bằng đ−ờng thủy nội địa của Pháp đang phải cạnh tranh gay gắt với các hãng vận tải của Đức và Hà Lan. Thêm vào đó là hệ thống kênh dài khoảng 8.500 km của Pháp ít đ−ợc tu sửa đang gây khó khăn không ít cho hoạt động của ngành.

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng hàng không

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng hàng không của Pháp là dịch vụ có tốc độ tăng tr−ởng nhanh do đ−ợc h−ởng nhiều lợi thế về vị trí địa lý

cũng nh− sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ hàng không quốc tế.

Với 27 sân bay trên toàn quốc, hàng năm, các hãng hàng không Pháp đã chuyên chở đ−ợc khoảng 1,2 triệu tấn hàng hóa.

Mặc dù đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía AOM và Air Liberté nh−ng Air France vẫn là hãng hàng không quốc doanh lớn của Pháp có các tuyến bay tới trên 164 sân bay tại 92 quốc gia và vận chuyển khoảng 33 triệu khách quốc tế và 15 triệu khách nội địa mỗi năm.

+ Thực trạng phát triển một số dịch vụ hỗ trợ cho dịch vụ hậu cần

Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Pháp. Theo số liệu thống kê của Pháp, năm 2003, dịch vụ ngân hàng đóng góp gần 4% GDP của quốc gia, t−ơng đ−ơng với tỷ lệ đóng góp của một số ngành nh−: Vận chuyển, năng l−ợng, nông nghiệp hay ng− nghiệp. Số l−ợng nhân viên làm việc trong ngành ngân hàng vào khoảng trên 400.000 ng−ời.

Tr−ớc đây, ngành ngân hàng Pháp tách biệt khá rõ ràng hai hình thức hoạt động đó là ngân hàng ký gửi và ngân hàng th−ơng mại.

Cùng với sự phát triển của kinh tế và do nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, sự khác biệt này cũng dần mất đi và thay vào đó là các hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại, có thể tiến hành nhiều hoạt động khác nhau từ nhận tiền ký gửi cho đến đầu t− chứng khoán.

Dịch vụ ngân hàng của Pháp ngày càng trở nên quốc tế hóa hơn do tác động của quá trình toàn cầu hóa và cũng một phần nhờ quyết tâm của Chính phủ Pháp nhằm “biến Pari trở thành một trung tâm tài chính quốc tế ngang tầm với NewYork hay Tokyo”.

Để có thể thích ứng với môi tr−ờng cạnh tranh gay gắt và nâng cao sức cạnh tranh, các ngân hàng của Pháp đã tin học hóa các loại hình hoạt động và khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ nợ thay vì dùng séc.

Kể từ năm 1985, ngành ngân hàng của Pháp đã tiến hành đợt cải tổ với quy mô lớn theo h−ớng hiện đại hóa hệ thống ngân hàng theo Luật 24/1/1984 cùng với xu h−ớng tự do hóa và giảm dần các quy chế không cần thiết trong dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Thực trạng phát triển dịch vụviễn thông

Từ nhiều năm nay, dịch vụ viễn thông ở Pháp t−ơng đối phát triển. Tr−ớc năm 1990, tập đoàn b−u chính viễn thông lớn nhất của Pháp là La Poste có khoảng 10 công ty con đã phát triển 3 loại hoạt động quan trọng: Dịch vụ tài chính, th− chuyển nhanh và dịch vụ b−u kiện. Hãng có khoảng 310.000 nhân viên.

Năm 1990, ngành b−u chính viễn thông của Pháp đ−ợc tách thành 2 công ty quốc doanh. France Telecom là công ty chuyên kinh doanh dịch vụ viễn thông. Nhờ những khoản đầu t− thích đáng trong thập niên 70 và 80, hiện giờ Pháp có một hệ thống gồm 32 triệu đ−ờng dây điện thoại và giá c−ớc đã

giảm đáng kể (đặc biệt là c−ớc gọi đ−ờng dài) do kết quả của sự cạnh tranh giữa France Telecom và một số công ty t− nhân nh−: Cégétel và Bouygnes.

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 53 - 57)