Chính sách của Nhàn −ớc Pháp về phát triển dịch vụ hậu cần

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 52 - 53)

I- Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần Của Một Số N−ớc trên thế giớ

a/ Chính sách của Nhàn −ớc Pháp về phát triển dịch vụ hậu cần

Dịch vụ là ngành đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế Pháp (lên tới trên 70% GDP năm 2000). Trong giai đoạn 1990 - 2000, tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tăng liên tục từ 67,2% năm 1990 lên tới 70% năm 2000. Điều này thể hiện vai trò ngày càng to lớn của dịch vụ đối với sự phát triển của nền kinh tế n−ớc Pháp.

Trong cơ cấu của các ngành dịch vụ, dịch vụ vận chuyển và dịch vụ viễn thông đóng vai trò quan trọng hơn cả bởi lẽ hai ngành này luôn đạt tốc độ tăng tr−ởng cao và tạo sản l−ợng rất lớn cho nền kinh tế.

Dịch vụ hậu cần là một trong những ngành công nghiệp lớn ở Pháp với mạng l−ới bao gồm hơn 1 triệu công ty. Tổng giá trị của dịch vụ hậu cần tại Pháp hàng năm −ớc tính khoảng 120 tỷ Euro.

Pháp là n−ớc đ−ợc h−ởng lợi do có vị trí là trung tâm của thị tr−ờng châu Âu, rất dễ dàng trao đổi hàng hóa và dịch vụ với các n−ớc Bắc Âu và toàn châu Âu.

Để phát triển dịch vụ hậu cần một cách hiệu quả, Chính phủ Pháp đã có nhiều chính sách hỗ trợ các dịch vụ hậu cần nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập của Liên minh châu Âu và toàn thế giới.

Đối với dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển đ−ợc coi là huyết mạch của nền kinh tế mặc dù giá trị đóng góp của nó vào GDP của n−ớc Pháp là không lớn (chỉ khoảng 4 - 5%).

Pháp là n−ớc có hệ thống giao thông công cộng và hệ thống đ−ờng sá đ−ợc bố trí hiệu quả và thuận tiện nhất thế giới với mật độ khoảng 146 km đ−ờng bộ và 6,2 km đ−ờng sắt trên 100 km2.

Pháp có mạng l−ới doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển bao gồm các công ty vừa và nhỏ phối hợp chặt chẽ với các tập đoàn quốc tế lớn. Những công ty này đảm nhận cung cấp toàn bộ các dịch vụ hậu cần nh−: Dự trữ hàng hóa, đóng gói, lập đơn hàng, gia công công nghiệp, thực hiện dịch vụ phân phối ng−ợc...

Sự phát triển của ngành dịch vụ này một phần nhờ vào các chính sách của Chính phủ Pháp để phát triển dịch vụ vận chuyển nh−:

• Chính phủ Pháp chủ tr−ơng hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế châu Âu cũng nh− xúc tiến các b−ớc cần thiết để hài hòa hóa và tự do hóa dịch vụ vận chuyển trong khung khổ EU.

• Chính phủ Pháp đã yêu cầu EU cho phép đ−ợc hoãn thời gian tự do hóa dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng bộ ở trong n−ớc.

• Chính phủ cho phép các công ty tàu biển của Pháp đăng ký cờ ph−ơng tiện cho tàu mình để giảm chi phí.

Đối với các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ hậu cần

Các dịch vụ hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong phát triển dịch vụ hậu cần của n−ớc Pháp, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng.

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ Pháp quyết tâm “biến Pari trở thành một trung tâm tài chính quốc tế ngang tầm với NewYork hay Tokyo” nên hoạt động ngân hàng tại Pháp ngày càng trở nên quốc tế hóa hơn do tác động của quá trình toàn cầu hóa.

Ngoài ra, Chính phủ Pháp cũng rất quan tâm đến việc phát triển dịch vụ viễn thông nhằm hỗ trợ cho dịch vụ hậu cần phát triển.

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)