Thực trạng phát triển một số dịch vụ hậu cần ở Thái Lan + Thực trạng phát triển dịch vụ vận chuyển

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 68 - 70)

I- Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần Của Một Số N−ớc trên thế giớ

b/Thực trạng phát triển một số dịch vụ hậu cần ở Thái Lan + Thực trạng phát triển dịch vụ vận chuyển

+ Thực trạng phát triển dịch vụ vận chuyển

Giá trị các ngành dịch vụ của Thái Lan có đóng góp tới 59% GDP của n−ớc này. Lao động trong các ngành dịch vụ Thái Lan có mức tăng tr−ởng ổn định trong suốt mấy thập kỷ qua và chiếm khoảng 30% lao động của đất n−ớc. Nguồn thu quan trọng nhất trong các ngành dịch vụ của Thái Lan là từ dịch vụ du lịch với khoảng 145 tỉ bạt (4 tỉ USD), tiếp theo là dịch vụ vận chuyển với

khoảng 41 tỷ bạt. Thành công to lớn của Thái Lan là kinh nghiệm tốt cho các n−ớc đang phát triển từ mục tiêu khai thác dịch vụ bên cạnh hàng hóa.

Thái Lan hiện đ−ợc WB đánh giá là n−ớc có dịch vụ vận chuyển phát triển cùng nhóm với những n−ớc nh−: Trung Quốc, Inđônêxia, Malaysia, Phillipine…Thái Lan đã rất chú trọng phát triển dịch vụ vận chuyển. Với những chính sách đầu t− thỏa đáng, dịch vụ vận chuyển là một trong những ngành dịch vụ mang lại l−ợng ngoại tệ lớn của Thái Lan. Cơ quan xúc tiến đầu t− của Thái Lan đã đ−a ra những khuyến khích cụ thể để phát triển các hình thức vận tải nh−: Vận tải biển, vận tải hàng không, vận tải đ−ờng ống…

Đứng tr−ớc thực trạng là giai đoạn 1990 -1993, thị phần trong vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan chỉ có 9,5% do năng lực vận tải của Thái Lan còn rất yếu cả về số l−ợng tàu và công nghệ quản lý. Năm 1994, Thái Lan đã thành lập Hội đồng tàu biển quốc gia thuộc Chính phủ nhằm tăng c−ờng hiệu quả của dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển và năng lực thị tr−ờng của doanh nghiệp trong n−ớc về cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế. Nhiệm vụ của tổ chức này là xử lý các tranh chấp trong vận tải nội địa và cung cấp thông tin, t− vấn về quản lý cũng nh− phối hợp với hội đồng tàu biển quốc tế.

Bên cạnh đó, đối với các công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá trong n−ớc, Chính phủ Thái Lan quy định tỷ lệ sở hữu vốn của công dân, doanh nghiệp trong n−ớc là 70%. Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế, tỷ lệ này là 51%. Rõ ràng chính sách của Thái Lan rất khôn khéo khi dùng các quy định để tạo dựng cho các doanh nghiệp vận tải biển trong n−ớc lớn mạnh trên cơ sở bảo đảm thị tr−ờng nội địa cho họ.

Ng−ợc lại, trong cạnh tranh quốc tế, Thái Lan sẵn sàng cho phép n−ớc ngoài tham gia đầu t− để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong n−ớc. Ngoài ra, Thái Lan còn chủ động ký kết các thỏa thuận khu vực và song ph−ơng liên quan đến việc phân chia thị tr−ờng với các doanh nghiệp n−ớc ngoài. Nói chung, các cam kết mở cửa thị tr−ờng dịch vụ của Thái Lan thấp hơn thực tế rất nhiều.

+ Thực trạng các dịch vụ hỗ trợ phát triển dịch vụ hậu cần ở Thái Lan

Thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông

Chính sách phát triển dịch vụ viễn thông của Thái Lan luôn h−ớng tới việc xử lý độc quyền và tạo lập môi tr−ờng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh

nghiệp trong n−ớc. Thái Lan có hai nhà cung cấp dịch vụ mang tính độc quyền bao gồm: Tổ chức điện thoại Thái Lan (TOT) là nhà cung cấp dịch vụ độc quyền Thái Lan trong lĩnh vực viễn thông trong n−ớc và Cơ quan thông tin Thái Lan (CAP) độc quyền cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế.

Đối với những dịch vụ khác nh− dịch vụ nhắn tin, di động, CAP và TOT cạnh tranh với nhau. Doanh nghiệp n−ớc ngoài tạm thời ch−a đ−ợc hoạt động. Nh−ng không vì thế mà môi tr−ờng cạnh tranh của Thái Lan không có tính tích cực. Ví dụ cả CAP và TOT đều không đ−ợc phép kinh doanh kinh doanh thiết bị viễn thông mà phải do các doanh nghiệp khác cung cấp hoặc phải tổ chức đấu thầu quốc tế.

Cho đến nay, Thái Lan đang cố gắng t− nhân hóa CAP và TOT nhằm tăng c−ờng môi tr−ờng cạnh tranh trong nội bộ ngành. Tuy nhiên, quá trình t− nhân hoá hai công ty này sẽ đ−ợc chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I: Thiết lập một công ty mẹ đứng ra quản lý cả 2 công ty. Giai đoạn II: Cho phép các công ty khác cũng nh− t− nhân mua cổ phiếu nh−ng cổ phiếu Nhà n−ớc vẫn giữ tỷ lệ khống chế (50%).

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 68 - 70)