Yếu tố về mức độ mở cửa của nền kinh tế

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 34 - 35)

I Những yếu tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ hậu cần

1- Yếu tố về mức độ mở cửa của nền kinh tế

Mức độ mở cửa của nền kinh tế là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Mức độ mở cửa của nền kinh tế chính là chỉ số giữa tổng giá trị ngoại th−ơng (bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu) so với tổng giá trị GDP của cả n−ớc.

Mức độ mở cửa của nền kinh tế đ−ợc thể hiện ở chính sách thuế quan, các hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá…

Một quốc gia có mức độ mở cửa nền kinh tế cao có nghĩa là n−ớc đó có giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu lớn, có chính sách đối ngoại mở cửa, thông thoáng, chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý, hạn chế các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất trong n−ớc.

Trong khoảng một thập kỷ qua, Singapore, Malaysia, Thái Lan,Việt Nam… là những thành viên ASEAN có chỉ số giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với tổng GDP khá lớn.

Năm 1999, nếu nh− Singapore có chỉ số mở cửa nền kinh tế cao nhất là 265,61%; tiếp đó đến Malaysia:190,22% và các n−ớc Thái Lan, Philipin, Việt Nam có chỉ số t−ơng đồng từ 80 - 90% thì Inđônêxia, Campuchia…chỉ số này chỉ ở mức 50 - 55%.

Những năm gần đây, nhờ có chính sách đối ngoại rộng mở, cùng với chính sách khuyến khích phát triển xuất nhập khẩu, hạn chế, tiến tới xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ th−ơng mại với n−ớc ngoài, chỉ số về mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam tăng lên nhanh chóng.

Bảng 1: Chỉ số giữa tổng kim ngạch XNK/GDP của Việt Nam 2000 - 2005 Đơn vị tính:% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ giữa kim ngạch XNK/GDP 98,52 95,53 104,26 121,14 142,49 155,0 Nguồn: - Tổng cục Thống kê

- Viện Nghiên cứu Th−ơng mại

Mặt khác, các n−ớc có mức độ mở cửa kinh tế lớn sẽ dẫn đến khả năng thu hút đầu t− nhiều hơn. Với mức độ mở cửa nền kinh tế lớn, ngoài việc tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, những năm qua, Việt Nam còn có mức độ gia tăng FDI lớn trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới.

Nh− vậy, với sự gia tăng nhanh của giá trị hàng hóa XNK và GDP, nhu cầu về việc cung cấp các dịch vụ hậu cần th−ơng mại nh−: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giao nhận, dịch vụ kho bãi … sẽ ngày càng lớn. Hơn thế nữa, xu h−ớng tự do hóa th−ơng mại khu vực và toàn cầu đã đặt ra nhu cầu cho sự phát triển dịch vụ hậu cần có tính chất quốc tế cao độ. Phạm vi hoạt động của các dịch vụ hậu cần th−ơng mại không chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác mà nó đ−ợc mở rộng trong phạm vi nhiều n−ớc và mang tính toàn cầu, theo dòng l−u chuyển của hàng hóa và dịch vụ giữa các n−ớc, các khu vực trên thế giới.

Một phần của tài liệu 225 Nghiên cứu kinh tế quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)