1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành th−ơng mại Việt Nam
- Đối với nhân lực trong lĩnh vực quản lý vĩ mô, Đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của bộ, sở, ngành, mở các lớp bồi d−ỡng, mời các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm đến tham gia đào tạo kể cả chuyên gia n−ớc ngoài. Không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ, sử dụng máy vi tính, về th−ơng mại điện tử, trang bị kiến thức về sử lý số liệu bằng các công cụ hiện đại. Nhà n−ớc cần có chính sách trong việc sử dụng nhân tài vào các vị trí quản lý th−ơng mại.
- Đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực th−ơng mại cần đ−ợc đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị tr−ờng. Tạo điều kiện cho các th−ơng nhân đi tham quan, giao l−u học hỏi kinh nghiệm của các n−ớc. Đào tạo sử dụng công nghệ thông tin cũng nh− trình độ sử dụng máy tính trong quản lý, trang bị cho các nhà kinh doanh kiến thức về th−ơng mại điện tử.
Đối với các nhân lực khác, cần đ−ợc đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản về marketing trong bán hàng và chăm sóc khách hàng, cách thức sử dụng trang bị kỹ thuật hiện đại trong quá trình bảo quản, bảo hành, vận chuyển hàng hoá và nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính.
2. Giải pháp về đầu t− hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng th−ơng mại.
Cần tập trung phát triển hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và viễn thông; đặc biệt là hệ thống th−ơng mại điện tử, dịch vụ điện tử với sự tham gia của Nhà n−ớc, các Bộ, Ngành, địa ph−ơng và doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy nhanh việc triển khai và ứng dụng chính phủ điện tử, nhất là các dịch vụ đối với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho công tác tin học hóa quản lý hành chính Nhà n−ớc đ−ợc thực hiện tốt hơn. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu t− cơ sở hạ tầng cần thiết để tham gia th−ơng mại điện tử. Tranh thủ hợp tác quốc tế, học hỏi các kinh nghiệm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng th−ơng mại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và mạng Internet từ các n−ớc tiên tiến trên thế giới.
3. Giải pháp đổi mới quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách th−ơng mại theo h−ớng minh bạch hoá, giảm dần lộ trình bảo hộ bằng thuế nhập khẩu và các biện pháp bảo hộ khác phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế. Nhà n−ớc cần đón đầu đ−ợc những yếu tố, xu thế mới trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức, cần tính tới những hành vi th−ơng mại mới, các hình thức kinh doanh mới, phạm vi điều chỉnh, đối t−ợng điều chỉnh rộng hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trong môi tr−ờng thuận lợi, thông thoáng và bình đẳng. Cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động th−ơng mại trong nền kinh tế quốc dân. Nhanh chóng ban hành luật giao dịch điện tử để tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy phát triển th−ơng mại điện tử, giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch th−ơng mại trên mạng mạnh dạn hoạt động cùng với việc đổi mới các hình thức giao dịch điện tử. Mặt khác, luật giao dịch điện tử cũng tạo điều kiện để nhanh chóng triển khai mô hình chính phủ điện tử trên phạm vi cả n−ớc. Tuy nhiên, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử có hiệu quả với một lộ trình cụ thể; trong đó tập trung vào hoàn thiện và nâng cao chất l−ợng các trang thông tin điện tử (website) của các Bộ, Ngành, địa ph−ơng với nội dung phong phú, chất l−ợng, có tính cập nhật th−ờng xuyên. Đẩy nhanh việc thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà n−ớc; trong đó coi trọng việc cung cấp thông tin, các dịch vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục trực tuyến ...
Tăng c−ờng vai trò quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trong Sở hữu trí tuệ, trong đó, tăng c−ờng công tác giáo dục phổ biến pháp luật để mọi đối t−ợng nhận thức đ−ợc đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ, thiết lập và củng cố một hệ thống quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ đầy đủ và hiệu quả đồng
thời thắt chặt quản lý hàng giả, đảm bảo quyền lợi cho các hoạt động th−ơng mại thực thi đúng pháp luật.
4. Giải pháp hợp tác quốc tế về th−ơng mại
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành th−ơng mại với các ngành nghề mà việc phát triển kinh tế tri thức đặt ra nh− các ngành công nghệ cao, công nghệ sinh học...
- Hợp tác quốc tế trong thông tin và xúc tiến th−ơng mại, nâng cao chất l−ợng thông tin, hiệu qủa của các hoạt động xúc tiến th−ơng mại thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các đại sứ, tham tán th−ơng mại n−ớc ngoài. Sử dụng có hiệu quả quỹ xúc tiến th−ơng mại, −u tiên đầu t− nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thông tin, xúc tiến th−ơng mại, dành nguồn kinh phí thoả đáng để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị tr−ờng v.v...
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý và kinh doanh th−ơng mại. Nội dung hợp tác nghiên cứu cần đi sâu vào những vấn đề bức xúc nhất hiện nay nh−: nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, nội hóa các loại giống cây trồng, vật nuôi có chất l−ợng và giá trị kinh tế cao theo yêu cầu của thị tr−ờng hoặc những vấn đề khoa học và công nghệ có tầm tác động chiến l−ợc dài hạn nh− phát triển công nghệ thông tin, vật liệu mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững. Cần lựa chọn những sản phẩm mà Việt Nam có thể sản xuất mang lại hiệu quả, những sản phẩm có thể hợp tác với đối tác n−ớc ngoài để cùng chia sẻ lợi ích.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực th−ơng mại quốc tế về khoa học và công nghệ. Thông qua hợp tác quốc tế, n−ớc ta có thể tiếp thu từ các n−ớc các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất nh− máy móc thiết bị, vật liệu cao cấp, các sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ..., có thể thuê các chuyên gia hàng đầu của n−ớc ngoài vào trao đổi, t− vấn, hợp tác nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ mà trong n−ớc ch−a đủ khả năng xử lý hoặc xử lý kém hiệu quả...
Việt Nam cần khẩn tr−ơng đ−a ra lộ trình phát triển th−ơng mại điện tử, coi sử dụng th−ơng mại điện tử trong hợp tác quốc tế là một hình thức tất yếu khi kinh doanh trong nền kinh tế tri thức.
V. Một số kiến nghị
Kiến nghị với Chính phủ:
môi tr−ờng kinh tế xã hội của đất n−ớc trở nên thân thiện hơn với sự đổi mới sáng tạo và tiếp thu tri thức trong n−ớc và ngoài n−ớc. Tiếp tục đổi mới chính sách, tạo lập khuôn khổ pháp lý mới, hình thành đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Tạo môi tr−ờng pháp lý, thể chế hữu hiệu cho việc l−u thông tri thức và công nghệ; kích thích, thúc đẩy đổi mới thông qua các chính sách vĩ mô. Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp để khuyến khích đầu t− n−ớc ngoài và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam và khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các kết quả nghiên cứu và triển khai trong n−ớc cho các doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển thị tr−ờng khoa học và công nghệ để khuyến khích phát triển sản xuất và trao đổi các sản phẩm trí thức, xây dựng cơ chế đầu t− mạo hiểm, thúc đẩy các nguồn lực h−ớng vào sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kiến nghị với Bộ Th−ơng mại:
- Cần tập trung rà soát lại các văn bản pháp luật liên quan tới lộ trình kế hoạch khung về xây dựng và phát triển th−ơng mại điện tử ở Việt Nam.
- Công khai hóa, minh bạch hóa các văn bản pháp luật và hệ thống chính sách, cơ chế đối với các tổ chức quốc tế và khu vực.
- Quá trình xây dựng nội dung và ban hành các văn bản pháp luật cần h−ớng vào nâng cấp tính tin cậy của việc sử dụng các ph−ơng tiện, ph−ơng pháp điện tử để thực hiện các hoạt động th−ơng mại.
Một số khuyến nghị với hiệp hội, các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và tạo lập các khả năng, điều kiện để tham gia vào nền th−ơng mại toàn cầu nh− đầu t− phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là ứng dụng ph−ơng thức kinh doanh th−ơng mại điện tử, đầu t− các trang thiết bị hiện đại cần thiết để phục vụ kinh doanh và sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh với mọi đối thủ trên thị tr−ờng trong n−ớc và thế giới.
Kết luận
Trong những năm gần đây, xu thế chuyển sang nền kinh tế tri thức diễn ra phổ biến ở nhiều n−ớc trên thế giới; trong đó có cả các n−ớc đang phát triển. Để tránh nguy cơ tụt hậu, con đ−ờng tất yếu của Việt Nam là biết phát huy những lợi thế, tận dụng mọi khả năng thuận lợi nhằm từng b−ớc phát triển kinh tế tri thức để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, đ−a n−ớc ta cơ bản trở thành n−ớc công nghiệp theo h−ớng hiện đại. Tham gia vào quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, đòi hỏi phải có sự đóng góp tích cực của các cấp, các ngành trong đó ngành Th−ơng mại đóng vai trò rất quan trọng. Đề tài "Định h−ớng phát triển th−ơng mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam" đ−ợc triển khai nghiên cứu cũng nhằm mục tiêu trên.
Đề tài đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về kinh tế tri thức và phát triển th−ơng mại trong nền kinh tế tri thức; đồng thời cũng đánh gía đ−ợc thực trạng và khả năng đáp ứng của Th−ơng mại Việt Nam trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Đề tài cũng đề xuất định h−ớng phát triển Th−ơng mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2010, 2020 và các giải pháp thực hiện các định h−ớng đó.
Để tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc trong điều kiện từng b−ớc phát triển kinh tế tri thức, ngành Th−ơng mại n−ớc ta cần xây dựng đ−ợc những định h−ớng phát triển mang tính chiến l−ợc dựa trên nền tảng của sự phát triển tri thức; trong đó phát triển th−ơng mại điện tử là trọng tâm, tăng c−ờng hội nhập sâu, rộng vào nền th−ơng mại thế giới; đồng thời phát triển bền vững theo h−ớng văn minh, hiện đại cùng với việc tích cực đổi mới quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại.
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã nhận đ−ợc sự giúp đỡ của Bộ Th−ơng mại, các Bộ, ngành, địa ph−ơng, các chuyên gia trong việc cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến để nội dung nghiên cứu ngày càng đ−ợc hoàn thiện. Đây là đề tài nghiên cứu mang tính chiến l−ợc đòi hỏi có cơ sở lý luận và thực tiễn cao, bao gồm nhiều nội dung phong phú liên quan đến nhiều lĩnh vực, nh−ng với giới hạn của một đề tài nghuên cứu cấp Bộ sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ban chủ nhiệm đề tài kiến nghị với Bộ Th−ơng mại cho tiếp tục mở rộng nghiên cứu, triển khai bổ sung những nội dung mới, những vấn đề phát sinh với quy mô lớn hơn để phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc trong điều kiện từng b−ớc phát triển kinh tế tri thức ở n−ớc ta./.