Phát triển mạnh th−ơng mại dịch vụ trong mối quan hệ với phát triển th−ơng mại hàng hóa và vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu 198 Định hướng phát triển thương mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức của Việt Nam (Trang 88 - 90)

III. Định h−ớng phát triển th−ơng mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2010, 2020.

4. Phát triển mạnh th−ơng mại dịch vụ trong mối quan hệ với phát triển th−ơng mại hàng hóa và vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.

triển thơng mại hàng hóa và vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ có thể đ−ợc coi là một loại hình th−ơng mại đặc thù, là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra những sản phẩm hàng hóa không tồn tại d−ới hình thái vật chất, nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn cho các nhu cầu trong sản xuất và đời sống. Nền kinh tế càng phát triển, càng chuyên môn hóa, hàm l−ợng trí tuệ và kỹ năng càng cao thì dịch vụ càng trở nên quan trọng cho năng lực cạnh tranh. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP ngày càng tăng lên so với trình độ phát triển của nền kinh tế.

Xu h−ớng phát triển dịch vụ trong nền kinh tế thế giới đã có b−ớc chuyển biến rõ rệt. Khối các ngành dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh về quy mô, chủng loại và chất l−ợng làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân, đặc biệt dịch vụ cho khai thác thị tr−ờng và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống dân c− phát triển rất nhanh chóng và đa dạng. Dịch vụ có hàm l−ợng trí tuệ (dịch vụ chất xám) ngày càng chiếm vai trò quan trọng nh− dịch vụ thông tin, t− vấn, tài chính, tín dụng, dịch vụ th−ơng mại điện tử...

Cùng với xu h−ớng phát triển chung của kinh tế thế giới, trong những năm qua cơ cấu ngành dịch vụ trong nền kinh tế n−ớc ta đã có sự chuyển dịch theo h−ớng tích cực. Từ chỗ các hoạt động dịch vụ chủ yếu chỉ bó hẹp trong khâu phân phối l−u thông và do Nhà n−ớc quản lý tr−ớc đây, đến nay ngành dịch vụ đã có b−ớc phát triển đa dạng với tốc độ khá nhanh góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống dân c−. Sự hình thành hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất là kết quả của quá trình chuyển đổi từ phân phối l−u thông sang kinh doanh. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời nh− thông tin, chuyển giao công nghệ, t− vấn đầu t−, nghiên cứu khai thác thị tr−ờng đã góp phần đắc lực cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế.

Tuy nhiên nếu so sánh với các n−ớc có nền kinh tế phát triển thì tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của n−ớc ta còn chiếm tỷ trọng quá khiêm tốn. Trong khi ở các n−ớc kinh tế phát triển, dịch vụ là ngành có tốc độ tăng tr−ởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP, đồng thời lực l−ợng lao động làm việc trong khu vực này ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các ngành khác thì ở n−ớc ta mức tăng tr−ởng các ngành dịch vụ hàng năm còn quá thấp.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện từng b−ớc phát triển kinh tế tri thức ở n−ớc ta, trong thời gian tới cần tập trung đầu t− phát triển th−ơng mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, trong đó phát triển các hoạt động dịch vụ đa dạng cao cấp sẽ là h−ớng đi chủ đạo. Ưu tiên phát triển các lĩnh vực dịch vụ gắn với công nghệ hiện đại có tác động mạnh đến tăng tr−ởng kinh tế; đó là: Giáo dục đào tạo, thông tin liên lạc, chuyển giao công nghệ, t− vấn đầu t− và các dịch vụ nghiên cứu khai thác thị tr−ờng. Cần quan tâm khai thác các loại hình dịch vụ đặc thù nh− th−ơng mại, vận tải, kho bãi, tài chính tín dụng, đây là những ngành đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào tăng tr−ởng kinh tế. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con ng−ời khi cuộc sống ngày càng đ−ợc nâng cao, cần phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, học tập, du lịch, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sắc đẹp và các dịch vụ văn hoá khác. Tận dụng những lợi thế so sánh mới để mở rộng hoạt động th−ơng mại nâng cao trình độ phát triển, tạo ra sự phát triển rút ngắn nhằm đuổi kịp các n−ớc có nền kinh tế phát triển. Tăng c−ờng đầu t− hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng th−ơng mại, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, khuyến khích áp dụng các loại hình kinh doanh tiên tiến nh− siêu thị, trung tâm th−ơng mại, cửa hàng tự chọn... Đặc biệt là khuyến khích và tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh phát triển th−ơng mại điện tử. Phấn đấu để th−ơng mại điện tử trở thành ph−ơng thức hoạt động th−ơng mại chủ yếu của ngành th−ơng mại và ngày càng đ−ợc nhiều doanh nghiệp sử dụng trên thị tr−ờng. Nhờ đặc tính nhanh, chính xác và kịp thời, th−ơng mại điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia th−ơng mại quốc tế. Đồng thời việc phát triển th−ơng mại điện tử sẽ cho phép Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút đầu t− n−ớc ngoài vào những ngành công nghệ cao, từ đó tạo điều kiện để n−ớc ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng b−ớc phát triển kinh tế tri thức.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh phát triển, dù ở bất kỳ cơ chế nào cũng đều phải h−ớng vào mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội, vì vậy luôn phải tính đến lợi ích của xã hội, lợi ích của ng−ời sở hữu các thành quả sáng tạo, do đó, phải tăng c−ờng công tác quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ. Mục tiêu của hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ là khuyến khích hoạt động sáng

tạo, cổ vũ đầu t− tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật - mỹ thuật ứng dụng, các tác phẩm cũng nh− các sáng kiến kinh doanh mới, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực trí tuệ của xã hội.

Việc tạo dựng, củng cố hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ thực chất là một quá trình đầu t− tốn kém về vật chất và trí tuệ bởi bản chất của cạnh tranh luôn luôn thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm các kẽ hở của quản lý để giảm bớt chi phí và tăng c−ờng lợi nhuận. Việc sao chép, mô phỏng, thậm chí đánh cắp nguyên vẹn các thành quả sáng tạo kỹ thuật - kinh doanh của đối thủ là cách thức hấp dẫn nhất để đạt đ−ợc mục tiêu trên. Do vậy, nguy cơ chiếm đoạt các sản phẩm trí tuệ là nguy cơ th−ờng xuyên và ngày càng nghiêm trọng trong các nền kinh tế thị tr−ờng công nghiệp hoá. Nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, quản lý chặt chẽ các nguy cơ này, mọi nỗ lực chính đáng đều sẽ bị thui chột bởi tệ nạn chiếm đoạt hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Một cơ chế quản lý th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo xoá bỏ đ−ợc các nguy cơ trên là một đòi hỏi rất cấp thiết. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần xây dựng cơ chế quản lý đồng bộ với các biện pháp quản lý cứng rắn trong phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, mà điển hình nhất là tình trạng sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để khống chế sự phát triển sáng tạo của ng−ời khác, gây sức ép đối với đối thủ cạnh tranh cũng nh− các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Việc đổi mới quản lý th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ tr−ớc hết là phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời không làm ảnh h−ởng đến quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu 198 Định hướng phát triển thương mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức của Việt Nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)