Thực trạng trình độ và khả năng đáp ứng của th−ơng mại Việt Nam trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 198 Định hướng phát triển thương mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức của Việt Nam (Trang 54 - 71)

Hơn một thập kỷ qua, th−ơng mại Việt Nam đã có những b−ớc tiến đáng kể theo h−ớng từng b−ớc tự do hoá và mở cửa thị tr−ờng với thế giới bên ngoài, tham gia vào các thể chế kinh tế khu vực và thế giới, tháo gỡ những rào cản trái với cơ chế kinh tế thị tr−ờng, hạ thấp các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi th−ơng mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Nhờ có những chính sách đó, khả năng đáp ứng của th−ơng mại n−ớc ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế b−ớc

đầu đã đạt đ−ợc một số thành công. Việt Nam đã mở rộng quan hệ th−ơng mại với hầu hết các n−ớc trên thế giới, có tốc độ tăng tr−ởng th−ơng mại luôn đạt mức cao, quy mô thị tr−ờng đ−ợc mở rộng, hàng hoá ngày càng phong phú, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc.

2.1. Các hoạt động th−ơng mại có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng phát triển dựa trên nền tảng thông tin và tri thức.

Việc tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sự phát triển th−ơng mại đ−ợc thể hiện từ chủ tr−ơng, chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ Th−ơng mại đến các hoạt động thực tiễn của ngành th−ơng mại:

- Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu rõ cần phải tập trung phát triển th−ơng mại điện tử (TMĐT): "Tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực tài chính (thuế, kho bạc, kiểm toán...) ngân hàng, hải quan, hàng không, th−ơng mại, th−ơng mại điện tử và các dịch vụ công cộng... đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế".

- Quyết định 95/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2002 của Thủ t−ớng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2005 đã giao Bộ Th−ơng mại chủ trì dự án tổ chức triển khai phát triển th−ơng mại điện tử...

Thực hiện chủ tr−ơng của Đảng và Nhà n−ớc, Bộ Th−ơng mại đã áp dụng nhiều biện pháp cụ thể để ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành th−ơng mại. Tại quyết định số 1211/QĐ - BTM ngày 8/10/2002, Bộ Th−ơng mại phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà n−ớc ngành th−ơng mại giai đoạn 2001 - 2005 và đã đ−ợc Ban điều hành đề án 112 của Chính phủ thẩm định, triển khai Quyết định 266/2003/QĐ - TTg về nâng cao hiệu quả của công tác thông tin dự báo thị tr−ờng, Bộ Th−ơng mại đã xây dựng dự án "cung cấp thông tin th−ơng mại phục vụ công tác quản lý Nhà n−ớc và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", xây dựng cổng th−ơng mại điện tử quốc gia (ECVN) và đ−a đề án vào danh sách các ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại trọng điểm quốc gia 2004. Bộ Th−ơng mại đã tích cực tham gia các hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, tham gia xây dựng chiến l−ợc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định h−ớng đến năm 2020. Bộ đã giao cho Vụ th−ơng mại điện tử chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT, tin học hóa trong Bộ. Ngoài ra Bộ Th−ơng mại đã xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ và bắt đầu đ−a vào triển khai mạng nội bộ ngành Th−ơng mại nhằm thúc đẩy quá trình tin học hóa quản lý hành chính Nhà n−ớc góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính

của ngành Th−ơng mại. Bộ Th−ơng mại cũng đã đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin th−ơng mại phục vụ doanh nghiệp và công tác quản lý Nhà n−ớc thông qua việc đầu t− cơ sở vật chất kỹ thuật và giao nhiệm vụ cung cấp thông tin cho 3 đơn vị trong Bộ là Vụ Th−ơng mại điện tử, Trung tâm thông tin th−ơng mại và Cục xúc tiến th−ơng mại; Trong đó Trung tâm thông tin là đơn vị đầu mối triển khai Dự án tổ chức triển khai phát triển TMĐT, xây dựng các sàn giao dịch TMĐT nhằm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng, tham gia TMĐT. Ngoài ra Bộ Th−ơng mại còn th−ờng xuyên cung cấp thông tin trực tiếp cho các doanh nghiệp, đ−a nội dung thông tin vào các khóa đào tạo, hội thảo, hội nghị ...

Đối với các Sở Th−ơng mại cũng đã có nhiều cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của ngành. Các Sở Th−ơng mại đã đầu t− trang bị máy vi tính và ứng dụng các phần mềm văn phòng vào công tác soạn thảo văn bản, lập bảng biểu đơn giản, trong đó có một số Sở đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công văn, nhân sự, kế toán hành chính sự nghiệp, quản lý tài sản... Một số Sở th−ơng mại đã xây dựng phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu, quản lý doanh nghiệp, hồ sơ các văn phòng đại diện ở n−ớc ngoài, xây dựng trang Web trên mạng Internet, nhiều Sở đã kết nối Internet và sử dụng hộp th− điện tử (Email).

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ quản lý và kinh doanh chuyên ngành đã mang lại hiệu quả đáng kể, giảm thời gian tìm kiếm thông tin và giải quyết các công việc liên quan nh− thống kê số liệu, lập báo cáo gửi cấp trên, soạn thảo văn bản, ứng dụng vào công tác quản lý hành chính và quản lý chuyên ngành...

Trong hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã biết dựa vào thông tin và tri thức để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đa số doanh nghiệp đã tiến hành nghiên cứu thị tr−ờng th−ờng xuyên hoặc tiến hành nghiên cứu tr−ớc khi có ý định xâm nhập thị tr−ờng. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến yếu tố chất l−ợng sản phẩm và xây dựng chiến l−ợc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị tr−ờng. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đầu t− đổi mới các máy móc, thiết bị công nghệ mới từ các n−ớc công nghiệp phát triển để nâng cao chất l−ợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Một số ít doanh nghiệp đã b−ớc đầu quan tâm đầu t− chi phí cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, các công nghệ kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất l−ợng và năng suất lao động hoặc tạo ra các sản phẩm mới độc đáo, hiện đại đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và tạo một vị trí vững chắc trên thị tr−ờng. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến xây dựng và bảo hộ th−ơng hiệu sản phẩm và coi đây là tài sản của doanh nghiệp, là vũ khí trong cạnh tranh.

Về việc phát triển th−ơng mại điện tử, theo số liệu điều tra mới nhất của Bộ Th−ơng mại cho thấy, đa số doanh nghiệp đ−ợc điều tra đều nhận thức đ−ợc vai trò quan trọng của th−ơng mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn ứng dụng th−ơng mại điện tử để giao dịch với các doanh nghiệp trong n−ớc và quốc tế (mô hình 2B) nên đã đầu t− nhiều hơn cho các ứng dụng th−ơng mại điện tử trong kinh doanh; trong đó 25% doanh nghiệp đã xây dựng trang Web và 16% doanh nghiệp đang có kế hoạch phát triển th−ơng mại điện tử. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 100% doanh nghiệp đã sử dụng Email trong các giao dịch kinh doanh, 54% doanh nghiệp đã thiết lập trang Web để bán hàng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Chính phủ rất quan tâm đến phát triển th−ơng mại điện tử ở n−ớc ta thể hiện qua việc từng b−ớc xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ th−ơng mại điện tử nh− thông qua luật giao dịch điện tử, quyết định về chấp nhận chữ ký điện tử trong thanh toán ngân hàng..., đồng thời đầu t− xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho th−ơng mại điện tử. Để khuyến khích các doanh nghiệp và ng−ời tiêu dùng tham gia th−ơng mại điện tử, Bộ Th−ơng mại cũng nh− một số Bộ, ngành, địa ph−ơng đã và đang tổ chức xây dựng các sàn giao dịch điện tử tại các trung tâm kinh tế lớn của cả n−ớc. Một số sàn giao dịch điện tử do Bộ Th−ơng mại, Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt nam... đ−ợc xậy tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đã đi vào hoạt động và b−ớc đầu cho kết quả tốt. Thông qua sàn giao dịch điện tử, các doanh nghiệp trong và ngoài n−ớc, ng−ời tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin về thị tr−ờng sản phẩm, thiết lập các đối tác và tiến hành các giao dịch trực tuyến trên mạng.

Nhờ có chủ tr−ơng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại phục vụ sản xuất và kinh doanh, các sản phẩm hàng hóa n−ớc ta đã có sự chuyển biến tích cực theo h−ớng tăng hàm l−ợng tri thức trong mỗi sản phẩm nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong ngành công nghiệp chế biến của n−ớc ta đã xuất hiện một số doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao nh− lắp ráp ti vi, ô tô, xe máy, điện tử viễn thông... Một số doanh nghiệp đã lựa chọn việc hợp tác với các cơ quan khoa học trong n−ớc để tiến hành đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất, nâng cao chất l−ợng sản phẩm. Đây cũng có thể coi là những tín hiệu tích cực của các doanh nghiệp trong quá trình tìm đến những công nghệ mới, tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế.

Tr−ớc sự phát triển nh− vũ bão của khoa học và công nghệ, sự vận động nhanh chóng của l−u thông hàng hóa và sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc

gia đòi hỏi n−ớc ta phải tăng hàm l−ợng tri thức cho các sản phẩm của mình. Đây cũng là giải pháp kinh tế để giúp n−ớc ta phát triển và tránh tụt hậu, giảm dần khoảng cách với các n−ớc công nghiệp phát triển.

Về phát triển dịch vụ, hiện nay trong nền kinh tế thế giới, khối các ngành dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh về quy mô, chủng loại và chất l−ợng làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân, đặc biệt dịch vụ phục vụ cho khai thác thị tr−ờng và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống dân c− phát triển rất nhanh chóng và đa dạng. Dịch vụ có hàm l−ợng trí tuệ (dịch vụ chất xám) ngày càng chiếm vai trò quan trọng nh− dịch vụ thông tin, t− vấn, tài chính, tín dụng, dịch vụ th−ơng mại điện tử...

Cùng với xu h−ớng phát triển chung của kinh tế thế giới, trong những

năm qua cơ cấu ngành dịch vụ trong nền kinh tế n−ớc ta đã có sự chuyển dịch theo h−ớng tích cực. Từ chỗ các hoạt động dịch vụ chủ yếu chỉ bó hẹp trong khâu phân phối l−u thông và do Nhà n−ớc quản lý tr−ớc đây, đến nay ngành dịch vụ đã có b−ớc phát triển đa dạng với tốc độ khá nhanh góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống dân c−. Sự hình thành hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất là kết quả của quá trình chuyển đổi từ phân phối l−u thông sang kinh doanh. Các loại hình dịch vụ nh− vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, th−ơng mại, du lịch, khách sạn nhà hàng... đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều công ăn việc làm và đóng góp đáng kể cho tăng tr−ởng kinh tế. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời nh− thông tin, chuyển giao công nghệ, t− vấn đầu t−, nghiên cứu khai thác thị tr−ờng đã góp phần đắc lực cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế.

Qua số liệu thống kê cho thấy sự gia tăng mạnh nhất trong các nhóm ngành dịch vụ là vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc với mức tăng tr−ởng từ 3,98% năm 1995 lên 4,01% năm 2001 và 3,73% năm 2003. Để đạt đ−ợc mức tăng tr−ởng trên là sự cố gắng của ngành b−u chính viễn thông trong việc khuyến khích các tổ chức cá nhân sử dụng điện thoại di động, Internet cùng với việc lắp đặt điện thoại tại nhà cho các hộ dân. Trong thời gian qua Nhà n−ớc và nhân dân cũng đã có nhiều cố gắng đầu t− cho giao thông vận tải, xây dựng thêm nhiều cầu mới, mở rộng các tuyến đ−ờng, bê tông hóa đến các xã khu vực miền núi và nông thôn... Xây dựng mạng l−ới giao thông thông suốt trong cả n−ớc với nhiều loại hình ph−ơng tiện khác nhau.

Một nhóm ngành dịch vụ có vai trò rất quan trọng là khoa học và công nghệ cũng có mức tăng tr−ởng đáng kể về giá trị tuyệt đối từ 1.405 tỷ đồng năm 1995 lên 3.696 tỷ đồng năm 2003, gấp 2,5 lần. Về tỷ trọng nhóm ngành

dịch vụ này cũng có mức tăng tr−ởng từ 0,61% năm 1995 tăng lên 0,65% năm 2001 và 0,61% năm 2003. Tuy có mức tăng tr−ởng không lớn nh−ng lại có ý nghĩa rất quan trọng vì khoa học và công nghệ chính là cơ sở, nền tảng tạo ra năng suất, chất l−ợng và hiệu quả của nhiều ngành khác. Thấy đ−ợc tầm quan trọng trên, Đảng và Nhà n−ớc ta đã có nhiều chủ tr−ơng, quyết sách đầu t− để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ và coi đây là một trong những mũi nhọn của đất n−ớc. Nhà n−ớc đã cấp kinh phí cho các công trình trọng điểm quốc gia về công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu mới, đầu t− cho đào tạo giáo dục, cấp học bổng cho các sinh viên xuất sắc theo học các ngành khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến ở n−ớc ngoài..., từng b−ớc phát triển thị tr−ờng khoa học và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc.

Ngành dịch vụ n−ớc ta đã có những b−ớc phát triển v−ợt bậc so với thời kỳ bao cấp, nhiều loại hình dịch vụ mới đ−ợc hình thành với chất l−ợng ngày một nâng cao đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống xã hội. Lao động tham gia vào khu vực dịch vụ đã có sự gia tăng đáng kể qua từng năm, từ 4,630 triệu ng−ời năm 1990 lên 7,2 triệu ng−ời năm 2000 và 10,81 triệu ng−ời năm 2004, chiếm khoảng 24,7% lực l−ợng lao động toàn quốc. Mặc dù sự gia tăng này chủ yếu là lao động phổ thông nh−ng vẫn mang yếu tố tích cực vì khu vực dịch vụ là khu vực thu hút nhiều lao động nhất so với các ngành khác.

2.2. Hàng hóa đ−ợc trao đổi, mua bán trên thị tr−ờng ngày càng đa dạng, phong phú với sự gia tăng hàm l−ợng trí tuệ trong mỗi sản phẩm.

Với sự phát triển hàng hóa trong điều kiện tự do hóa của kinh tế thị tr−ờng, quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị tr−ờng đã thay đổi cơ bản từ chỗ thiếu hụt hàng hóa tr−ớc kia sang trạng thái đủ và có d− thừa hàng hóa. Hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú với chất l−ợng đ−ợc nâng cao. Nhiều mặt hàng tr−ớc đây phải nhập khẩu thì đến nay sản xuất nội địa đã có thể thay thế đảm bảo đầy đủ nhu cầu trong n−ớc và một phần xuất khẩu. Nếu nh− 10 năm tr−ớc đây, Việt Nam hầu nh− không có mặt hàng nào thực sự có khả năng cạnh tranh quốc tế, thì hiện nay n−ớc ta đã có trên 200 mặt hàng có khả năng cạnh tranh trong th−ơng mại quốc tế với những mức độ khác nhau. Ngày càng có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao, riêng năm 2004 đã có 17 nhóm

Một phần của tài liệu 198 Định hướng phát triển thương mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức của Việt Nam (Trang 54 - 71)