Giải pháp đổi mới quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mạ

Một phần của tài liệu 198 Định hướng phát triển thương mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức của Việt Nam (Trang 104 - 106)

IV. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển th−ơng mại trong quá trình hình thành nền kinh tế trí thức ở Việt Nam thời kỳ đến năm

3.Giải pháp đổi mới quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mạ

Trong xu thế hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức ở n−ớc ta, giải pháp đổi mới quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trên cơ sở lấy tri thức và ứng dụng công nghệ thông tin làm ph−ơng tiện cơ bản để Nhà n−ớc thực hiện quản lý về th−ơng mại, khuyến khích các hoạt động th−ơng mại phát triển ổn định và nhanh chóng. Những ph−ơng thức quản lý mang tính sáng tạo, linh hoạt và khoa học thông qua hệ thống thông tin đ−ợc nối mạng trong toàn bộ các hoạt động kinh tế; trong đó có các hoạt động th−ơng mại cần đ−ợc ứng dụng rộng rãi hơn trong thời gian tới.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách th−ơng mại - một yếu tố quan trọng bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Chính sách quản lý th−ơng mại cần đ−ợc cải cách tích cực hơn theo h−ớng minh bạch hoá, giảm dần lộ trình bảo hộ bằng thuế nhập khẩu và các biện pháp bảo hộ khác phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.

Nhà n−ớc cần đón đầu đ−ợc những yếu tố, xu thế mới trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức, cần tính tới những hành vi th−ơng mại mới, các hình thức kinh doanh mới, phạm vi điều chỉnh, đối t−ợng điều chỉnh rộng hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trong môi tr−ờng thuận lợi, thông thoáng và bình đẳng.

- Nhanh chóng ban hành luật giao dịch điện tử để tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy phát triển th−ơng mại điện tử, giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch th−ơng mại trên mạng mạnh dạn hoạt động cùng với việc đổi mới các hình thức giao dịch điện tử. Mặt khác, luật giao dịch điện tử cũng tạo điều kiện để nhanh chóng triển khai mô hình chính phủ điện tử trên phạm vi cả n−ớc. Tuy nhiên, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử có hiệu

quả với một lộ trình cụ thể; trong đó tập trung vào hoàn thiện và nâng cao chất l−ợng các trang thông tin điện tử (website) của các Bộ, Ngành, địa ph−ơng với nội dung phong phú, chất l−ợng, có tính cập nhật th−ờng xuyên. Đẩy nhanh việc thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà n−ớc; trong đó coi trọng việc cung cấp thông tin, các dịch vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục trực tuyến ...

- Nhà n−ớc nên phân cấp mạnh hơn nữa về chức năng và quyền hạn quản lý các hoạt động th−ơng mại cho các tỉnh, thành phố, quận, huyện vì khi áp dụng công nghệ thông tin hiện đại thì công tác quản lý Nhà n−ớc đòi hỏi rất gọn nhẹ và đ−ợc triển khai nhanh chóng. Tất cả những báo cáo, thông báo, đánh giá của các cấp gửi lên Nhà n−ớc và Nhà n−ớc gửi các cấp đều đ−ợc thực hiện nhanh chóng, chính xác và không tốn kém. Các cấp khi đ−ợc Nhà n−ớc tăng thêm quyền hạn và trách nhiệm sẽ năng động và có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện và quản lý các hoạt động th−ơng mại trên địa ph−ơng mình góp phần thúc đẩy các hoat động kinh doanh th−ơng mại phát triển nhanh chóng và ổn định.

- Tăng c−ờng vai trò quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trong Sở hữu trí tuệ. Trong những năm gần đây vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng của thế giới đã phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất l−ợng. Điều kiện của Việt Nam ch−a cho phép ngay một lúc có hệ thống sở hữu trí tuệ đạt trình độ ngang bằng với trình độ chung của thế giới và trình độ quản lý đạt ở mức cao. Vì vậy, phát triển hoạt động này phải đ−ợc coi là một quá trình gồm nhiều b−ớc, nhiều quy trình trong cả ngắn, trung, dài hạn và ở mỗi b−ớc phải đ−ợc xác định bởi nhu cầu và khả năng thực tiễn để nhằm tiến tới xây dựng một hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ toàn diện, có trình độ t−ơng xứng với khu vực và thế giới.

Trong một vài năm tới, cụ thể là từ nay đến năm 2010, Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

+ Tăng c−ờng công tác giáo dục phổ biến pháp luật để mọi đối t−ợng nhận thức đ−ợc đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ; đồng thời khuyến khích các hoạt động dịch vụ t− vấn sở hữu trí tuệ và coi đây là một nghề chuyên môn đặc biệt, có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn kỹ năng kỹ thuật, nghiệp vụ với kiến thức pháp luật.

+ Thiết lập và củng cố một hệ thống quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ đầy đủ và hiệu quả là một đòi hỏi cấp bách của quá trình hội nhập và của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. Trong quá trình hình

thành nền kinh tế tri thức càng đòi hỏi phải nhanh chóng thực hiện các mục tiêu liên quan đến quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ.

+ Việt Nam cần phải thắt chặt quản lý nền công nghiệp hàng giả, đảm bảo quyền lợi cho các hoạt động th−ơng mại thực thi đúng pháp luật. Nền sản xuất hàng giả chứa đựng nhiều nguy cơ và hậu quả xấu, nó bóp nghẹt các nỗ lực sáng tạo trong n−ớc và làm nản chí các nhà đầu t− n−ớc ngoài; từ đó gây ph−ơng hại đến lợi ích vật chất, tinh thần của ng−ời tiêu dùng và xã hội. Mặt khác, điều kiện quốc tế mới với khuynh h−ớng toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, các hoạt động kinh tế, th−ơng mại, đòi hỏi càng chú trọng hơn đến vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, ngăn chặn việc sản xuất và l−u thông hàng giả và coi đó là một tệ nạn có tác động phá hoại các nỗ lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc.

+ Chú trọng xây dựng hệ thống pháp lý, các quy phạm pháp luật để đảm bảo cho ng−ời kinh doanh yên tâm đầu t− nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ mới cũng nh− khai thác các thành quả mà những nghiên cứu đó đem lại. Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển hệ thống quản lý bảo hộ sở hữu trí tuệ hay sở hữu công nghiệp.

+ Chú trọng quản lý th−ơng mại trên mọi ph−ơng diện nhằm tạo một trạng thái cân bằng t−ơng đối giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của ng−ời sở hữu các thành quả sáng tạo. Nhà n−ớc cần có các biện pháp để hỗ trợ các nhà khoa học tạo ra các sản phẩm trí tuệ mới.

Những biện pháp trên đây chỉ mang tính ngắn hạn còn trong dài hạn (từ năm 2010 đến năm 2020) Việt Nam cần phải đ−a ra các biện pháp, chiến l−ợc cũng nh− các giải pháp đổi mới quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ cụ thể hơn nữa.

+ Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đất n−ớc và tình hình phát triển chung của thế giới.

+ Hoàn tất cơ cấu hệ thống quản lý hành chính Nhà n−ớc về th−ơng mại trong sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả. Quản lý và vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ theo Bộ luật về sở hữu trí tụê 2005. Bên cạnh đó, nâng cấp dần hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ theo trình độ phát triển chung của thế giới và đòi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc.

Một phần của tài liệu 198 Định hướng phát triển thương mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức của Việt Nam (Trang 104 - 106)