Những đề xuất đóng góp cho cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống chùa Phú Bình

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 87 - 95)

của hệ thống chùa Phú Bình

Trên mọi miền đất nước, hình ảnh ngơi chùa đã trở nên thân quen với tất cả mọi người, nó là sự kết tinh mn đời của người Việt Nam nói chung và người dân Phú Bình nói riêng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa đã thực sự là biểu hiện sinh động các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Mặc dù quá trình tồn tại, phát triển của Phật giáo và ngơi chùa ở địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trung du miền núi này trải qua nhiều khúc quanh nhưng ngôi chùa vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân bản địa. Chùa là một thành tố quan trọng của môi trường xã hội làng xã truyền thống, là thông điệp của quá khứ gửi lại cho các thế hệ sau. Chùa có năng lực trường tồn. Quan tâm và chăm lo bảo tồn các ngôi chùa ở địa phương trở thành một hoạt động không thể thiếu của một xã hội văn minh.

Với vai trò là người nghiên cứu, qua thực tế quá trình tìm hiểu về hệ thống chùa huyện Phú Bình – giá trị lịch sử, văn hóa và thực trạng bảo tồn, chúng tơi xin đưa ra một số ý kiến chủ quan đóng góp cho cơng tác giữ gìn và phát huy các giá trị của ngôi chùa ở địa phương như sau:

Về xây dựng, tôn tạo chùa chiền:

Cơ quan văn hóa – thơng tin các cấp cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác khơi phục, kiến thiết các ngơi chùa ở Phú Bình, nhất là những ngơi chùa là di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử lưu niệm sự kiện hay di tích kiến trúc nghệ thuật.

Với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, chúng ta có thể xây dựng những ngôi chùa lớn, đồ sộ, song để phục dựng các di tích đã biến dạng hoặc biến mất trở lại với ngun trạng là rất khó khăn. Vì thế, trong quá trình trùng tu, sửa chữa hay xây dựng chùa ở Phú Bình, khơng được gượng ép, tùy tiện thay đổi những môtip truyền thống. Những giá trị thẩm mỹ của ngôi chùa cần phải chú trọng. Càng ngày, trình độ cảm thụ thẩm mỹ của người dân địa phương càng cao. Tránh kiến trúc lòe loẹt, chắp vá. Những yếu tố trang nghiêm, thanh thốt, hài hịa của nghệ thuật kiến trúc cổ cần phải kế thừa, kết hợp với nghệ thuật mới có sáng tạo để đạt giá trị thẩm mỹ. Để làm được điều này, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung phải có sự giám sát quản lý chặt chẽ trong q trình xây dựng, tơn tạo các ngơi chùa ở Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về giáo dục, tuyên truyền:

Ban quản lý các ngơi chùa ở Phú Bình cần giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa ở các cộng đồng dân cư, các trường học và chính những người đang sống cạnh các ngơi chùa. Hơn nữa, các cấp chính quyền cũng cần có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa, để có biện pháp phối hợp cùng các cơ quan văn hóa, các cơ quan thơng tin đại chúng, các tổ chức hữu quan để thường xuyên kiểm tra việc tu sửa, bảo vệ di tích. Đặc biệt, cần phải có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình xâm hại đến cảnh quan và các hạng mục của ngôi chùa.

Bảo vệ giá trị văn hóa, mà cụ thể là ngơi chùa làng là tăng cường niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự bảo đảm cho mối dây thiêng liêng nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai, từ đó hình thành nên một yếu tố văn hóa quan trọng tham gia vào sự phát triển bền vững của quê hương. Nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm của một tổ chức, một cá nhân nào, mà là sự quan tâm, cùng chung tay góp sức của người dân trong tồn huyện.

Tổ chức các hoạt động xã hội hóa:

Song song với việc bảo tồn và phát huy giá trị các ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình, lĩnh vực hoạt động xã hội hóa ở chùa cũng cần được quan tâm. Thường xuyên duy trì các hình thức: tổ chức lễ hội và nghi lễ, sinh hoạt thanh thiếu niên, tổ chức các ban hội tương trợ… để cho ngơi chùa ln có sinh khí.

Tổ chức lễ hội và nghi lễ là cần thiết. Ngơi chùa chính là nơi linh thiêng để tiến hành các lễ hội. Thực tế hiện nay, ở một số ngơi chùa Phú Bình, có những lễ hội truyền thống đang bị phai nhạt dần và đi vào quên lãng. Cần khôi phục và tổ chức lại một cách quy củ, hợp lý những lễ hội tiêu biểu của từng ngôi chùa, nhằm phát huy những giá trị bản sắc, loại bỏ những biểu hiện không phù hợp với truyền thống của con người Việt Nam, tạo ra những sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm văn hóa lễ hội đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Trong các dịp lễ hội truyền thống phải đưa những hoạt động văn hóa mới thiết thực, bổ ích và có hiệu quả kết hợp với việc tổ chức giữ gìn các trị chơi dân gian như như kéo co, đấu vật, cờ tướng… đem ra biểu diễn ở sân chùa. Về nghi lễ, mỗi chùa chỉ cần tổ chức nghi lễ trang nghiêm đem lại cho người Phật tử niềm thành kính, nhất tâm, không nên tổ chức q rườm rà khơng có giá trị nội dung.

Tổ chức các Ban hội tương trợ là tổ chức quần chúng dưới hình thức Ban hội, tạo cơ hội cho sự phát triển tinh thần thân hữu, sự đoàn kết, thương yêu nhau dưới một mái chùa. Tổ chức thăm viếng nhau lúc đau ốm, hoạn nạn. An ủi nhau lúc khốn khó, chia sẻ và cầu nguyện cho nhau khi qua đời.

Hiện nay và phương hướng trong những năm tới, cơ quan văn hóa thơng tin huyện Phú Bình phải ln coi công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích chùa ở địa phương là một trong những biện pháp cần thiết để bảo vệ lâu dài. Đồng thời thúc đẩy hơn nữa công tác vận động, tổ chức quần chúng cùng tham gia nhằm phát huy sức mạnh tồn dân trong việc giữ gìn các di sản văn hóa trên địa bàn huyện nhà.

Cịn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu để có thể đề xuất những biện pháp đóng góp cho cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích chùa ở Phú Bình. Cơng tác nghiên cứu di sản kiến trúc cảnh quan và giá trị nhân văn của ngơi chùa truyền thống ở Phú Bình nói riêng và các tỉnh Thái Nguyên nói chung mới chỉ là bước đầu. Những chính sách, cơ chế bảo tồn cịn thiếu. Đây là cơng việc lớn bởi các giá trị di tích tín ngưỡng tơn giáo, lịch sử văn hóa hay kiến trúc nghệ thuật ở vùng đất trùng du miền núi này rất phong phú, việc xác định đúng đắn các giá trị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác bảo tồn, gìn giữ tốt các giá trị văn hoá của địa phương và của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 3

Chùa đối với dân tộc Việt quá gần gũi, thân thiết, là một biểu tượng không thể thiếu trong các sinh hoạt tinh thần của người Việt. Chùa đối với người dân Phú Bình cũng mang một tình cảm sâu sắc như vậy. Chùa khơng những là trung tâm sinh hoạt tơn giáo mà cịn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân huyện trung du miền núi này.

Như nhiều ngôi chùa trên mọi miền đất nước, chùa ở Phú Bình là nơi diễn ra các sinh hoạt lễ hội truyền thống, là môi trường trực tiếp hay gián tiếp ni dưỡng nếp sống đạo đức, văn hóa truyền thống của địa phương. Chất dân tộc được bảo quản, được lan truyền ở dưới mái chùa cong vút hiền hòa.

Giá trị vật thể trong hệ thống chùa Phú Bình đã và đang trong tình trạng bị hư hỏng. Sự xuống cấp bước đầu được khắc phục, trùng tu, tôn tạo nhưng việc làm này chưa được đồng bộ. Để nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống chùa Phú Bình cần sự chung tay, đoàn kết của nhân dân điạ phương và các cấp chính quyền, nhất là các cơ quan văn hóa thơng tin trong huyện và trong tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam, trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Phật giáo là tư duy, là cách sống, là phong tục, lề thói, là tơn ti trật tự gia đình, xã hội, góp phần lớn lao vào sự phát triển xã hội, quốc gia. Để bảo tồn và phát huy đời sống xã hội cũng như tơn giáo, mỗi làng thường có chùa. Ở đâu có người Việt sinh sống là ở đó có chùa. Trong tiến trình thành lập làng xã ở vùng Bắc bộ hay trong tiến trình thành lập làng xã trong cuộc Nam tiến, người Việt Nam định cư tới đâu, lập làng ở đâu là dựng chùa ở đó

Phú Bình là huyện trung du, miền núi, địa đầu phía đơng nam của tỉnh Thái Nguyên, là chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía bắc. Qua quá trình phát triển của lịch sử, những nét văn hóa miền xi, miền ngược đã pha trộn, hòa quyện tạo nên một sắc thái văn hóa thống nhất của Phú Bình. Điều này được thể hiện qua tín ngưỡng thờ Phật và hệ thống chùa nơi đây. Tín ngưỡng thờ Phật chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Phú Bình. Trong tỉnh Thái Ngun, Phú Bình là huyện có nhiều chùa nhất. Các ngôi chùa được xây dựng phổ biến ở các xã thơn trong tồn huyện. Sự xuất hiện của hàng chục ngôi chùa nơi đây là minh chứng rõ nét về ảnh hưởng của văn hóa chùa làng từ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng trung du miền núi.

Phần lớn các ngơi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình được xây dựng vào thời Lê - thế kỷ XVIII; sớm hơn nữa có một số ngôi chùa được xác định niên đại khởi dựng từ thế kỷ XII – dưới triều nhà Lý. Những ngơi chùa cổ đã đóng một vai trị trong việc củng cố tinh thần đồn kết của người dân trong huyện. Khi đất nước hịa bình, chùa cũng góp phần khơng nhỏ làm nên những giá trị văn hóa quê hương. Những mái chùa cong vút, gần gũi, duyên dáng, những bộ tượng tam thê, tượng đài Thích Ca, tượng Quan Âm nghìn mắt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghìn tay với những đường nét tinh xảo, sống động ; những bia đá, cột đá, hương đá, chuông cổ; những lễ hội rộn ràng,... mãi mãi là niềm tự hào của người dân Phú Bình.

Một điều khơng thể phủ nhận là chùa ở Phú Bình đóng vai trị trung tâm trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng các làng xã trong huyện. Vào các ngày đại lễ Phật giáo, ngày rằm, mùng một hay lễ tết, đặc biêt là dịp đầu xuân, mọi người dân dù bận rộn đến mấy cũng đến viếng cảnh chùa để chiêm bái chư Phật, cầu xin những điều tốt lành và chung vui lễ hội.

Không chỉ ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người dân Phú Bình từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ,... chùa Phú Bình cịn là chứng nhân lịch sử, nơi ghi dấu nhiều sự kiện gắn với quá trình hình thành và phát triển phong trào cách mạng của huyện Phú Bình và của tỉnh Thái Nguyên. Từ thời kỳ tiền khởi nghĩa đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều ngơi chùa ở Phú Bình là cơ sở cách mạng, là địa điểm được chọn làm nơi ở, nơi hội họp bí mật hoặc là nơi cất giữ tài liệu, lương thực, vũ khí trong những năm kháng chiến.

Với những giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất đó, một số ngơi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình đã được Bộ Văn hóa Thơng tin, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh; nhiều ngơi chùa được lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích. Đây là cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, khai thác và sử dụng hệ thống chùa Phú Bình nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương.

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình để hịa nhập vào trào lưu phát triển với thế giới, vùng quê vốn yên bình cũng du nhập nhiều luồng văn hóa ngoại lai. Trong đó có cái tốt, có cái xấu, làm sao có thể phân biệt để tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu cái tốt và giải trừ cái xấu? Lời giải đáp rõ ràng nhất là nếu có một nền văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc với những tư tưởng truyền thống tốt đẹp sẽ giúp chúng ta nhận định, chắc lọc. Những yếu tố tích cực của ngơi chùa thờ Phật với vai trò là trung tâm sinh hoạt văn hóa ở mỗi lãng xã là nền tảng tốt giúp chống lại những cặn bã văn hóa ngoại nhập hoặc văn hóa mê tín phát sinh từ bản địa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 87 - 95)