Chùa Úc Kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 60 - 65)

Chùa Úc Kỳ tên chữ là Phúc Linh tự, nằm giữa làng Úc Kỳ, xã Úc Kỳ, nơi có dịng sơng Cầu chảy quanh co, uốn khúc tạo nên một vùng đất có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Bên cạnh chùa là đình làng. Chùa và đình là một quần thể di tích lịch sử văn hóa, nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Các cây cổ thụ như cây Dã hương ở nghè Lộ Thiên có độ tuổi 400 năm, bên cạnh cây đa trên 100 năm tuổi, cùng với di tích đình và chùa, là chứng tích của làng cổ Úc Kỳ.

Xuất phát từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, theo Quốc lộ 37 đi Phú Bình đến đầu Cầu Mây, rẽ phải theo con đường xi măng, khoảng 400m là đến khu di tích. Theo lời kể của các nhân chứng và nội dung bia khắc trên 4 cột đá của chùa Úc Kỳ cho biết: chùa Úc Kỳ được nhân dân thập phương công đức cột đá, xây dựng vào năm Thái Bảo thứ 7 (1726), tức là dưới triều vua Lê Dụ Tông (1706 - 1729). Các cột đá đều được đẽo gọt rất cơng phu. Trên cột khắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn bia, nội dung các văn bia cho biết tên nhiều người của các gia đình, dịng họ làm cơng đức tiền và ruộng để xây dựng chùa.

Chùa Úc Kỳ thờ Phật và thờ Mẫu. Các quy ước về ruộng đình, ruộng chùa, các lễ tiết hàng năm đều được ghi trong sổ hương ước của làng từ thời phong kiến, hiện nay vẫn còn giữ được. Chùa từng gắn với quá trình lịch sử hình thành và phát triển của làng, đồng thời cũng ghi nhận những sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất này.

Đầu thế kỷ XVIII, tại xã Úc Kỳ có đồn Úc Kỳ, nhân dân thường gọi là Núi Đồn, nơi Nguyễn Danh Phương (Quận Hẻo) lập căn cứ để tập trung lực lượng, dự trữ lương thảo chống lại triều đình Lê – Trịnh suy tàn. Trong 10 năm chiến đấu chống chọi quân của triều đình, Quận Hẻo đã liên kết với các đồn khác trong khu vực như đồn Ngọc Hồi, đồn Hương Canh, núi Độc Tơn (sào huyệt chính) thành phịng tuyến từ tỉnh Vĩnh Phúc sang Thái Nguyên, đã làm cho quan qn triều đình đánh ln mấy năm không được. Đến năm 1750, Nguyễn Danh Phương – thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa mới bị bắt và đồn Úc Kỳ cũng bị phá vỡ [20,157 – 159].

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, địa bàn xã Úc Kỳ là nơi có phong trào cách mạng sớm. Mặc dù lúc bấy giờ xã là nơi đóng của Tri phủ Phú Bình để cai trị nhân dân, nhưng chi bộ xã Úc Kỳ đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), xã Úc Kỳ có nhiều thành tích nên được Trung ương Đảng rất quan tâm, cử nhiều đoàn cán bộ về giáo dục, tun truyền. Đó là các đồng chí: Trần Huy Liệu – bộ trưởng bộ Tuyên truyền, Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai. Đồng chí Võ Văn Kiệt – nguyên thủ tướng chính phủ đã về ở và làm việc tại đây năm 1951 - 1952 (hiện bảo tàng Thái Nguyên còn lưu giữ được ảnh tư liệu đồng chí Võ Văn Kiệt đã ở và làm việc tại Úc Kỳ năm 1952).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chùa Úc Kỳ quay mặt về hướng nam, nằm trên mặt bằng có cảnh quan đẹp. Tồn bộ khu vực đình và chùa có diện tích 4.147m2

.Chùa vẫn giữ được kiến trúc nghệ thuật cơ bản của nó từ khi mới dựng vào thế kỷ XVIII. Chùa cịn gác chng, đồng thời là tam quan thuộc loại kiến trúc nghệ thuật thời Lê. Xét thấy giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo của chùa Úc Kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) đã ra quyết định xếp hạng năm 1980 và 1994.

Gác chuông chùa Úc Kỳ đồng thời là tam quan có kiến trúc ba gian, hai chái, kết cấu gồm 4 hàng chân cột, 4 cột cái, 18 cột quân. Cột cái cao 8m, mỗi cột cách nhau 2m; cột quân cao 6m, mỗi cột cách nhau 1,2m. Ba cửa mỗi cửa rộng 2,6m. Tổng thể nhà Tam quan hình chữ nhật dài 20m, rộng 12,5m. Gian giữa Tam quan đột khởi gác chuông, kiến trúc theo kiểu chồng diêm, 2 tầng, 8 mái, các đầu đao bằng gỗ cong vút. Kiến trúc bộ vì kèo theo kiểu kẻ truyền, tồn bộ bằng gỗ lim đen bóng. Dựa vào kiến trúc phong cách nghệ thuật thì tồn bộ gác chng này là một tác phẩm kiến trúc khá cầu kỳ, độc đáo còn duy nhất ở tỉnh Thái Nguyên. Đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật thời Lê thế kỷ XVIII nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.

Trên gác chng có treo một quả chuông rất to, nặng khoảng 100kg, trên thân chng có trang trí hoa văn với các đề tài “Tứ linh” và một bài ký ngắn cho biết địa danh lúc bấy giờ có tên “Trấn Thái Ngun, phủ Phú Bình,

huyện Tư Nơng. Niên đại Hồng triều Minh Mệnh năm thứ 7” (1826).

Sau Tam quan là hậu đường cũng có kiến trúc hình chữ nhật, có diện tích tương đương với nhà Tam quan. Trước cửa nhà hậu đường có dựng 4 cột đá, có khắc tên những người cơng đức.

Trong chùa cịn 20 pho tượng bằng gỗ được sơn son thiếp vàng trông đường bệ uy nghi. Bàn thờ Tam bảo trên cùng có lớp tượng Tam thế là lớp tượng A Di Đà, Quan âm nhiều tay, tượng Ngọc hoàng thượng đế, hai bên có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tượng Nam tào và Bắc đẩu. Tiếp đến là tượng Thích ca sơ sinh. Hai bên bàn thờ Tam bảo có thờ Đức Ơng và bàn thờ Thổ địa. Những pho tượng Phật ở chùa Úc Kỳ đều có chung một niên đại thế kỷ XVIII. Một số tượng Mẫu ở nhà Mẫu bên cạnh nhà Tam quan và một số tượng khác mới được bổ sung vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX.

Chùa Úc Kỳ được trùng tu vào các năm: Thành Thái thứ 16 (1901), năm 1999, cịn hầu như di tích vẫn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của thời Lê, tuy có sửa chữa nhưng khơng ảnh hưởng đến cảnh quan của kiến trúc nghệ thuật ngôi chùa. Các hiện vật của chùa như tượng phật, một số bài ký trên các cột đá, câu đối, bài Minh ở chuông ghi lịch sử, ca ngợi cảnh đẹp của ngôi chùa là những tài liệu hiện vật q cịn lưu giữ cho đến ngày nay.

Đình Úc Kỳ nằm bên cạnh chùa. Đình tuy mới mất phần kiến trúc nghệ thuật nhưng vẫn còn giữ được nhiều tài liệu quý được nhân dân bảo vệ trong hậu cung như 7 sắc phong của các vua Nguyễn từ thời Tự Đức (1879), Thành Thái (1898). Bộ đồ thờ bao gồm: Long đình rước sắc phong được trang trí rất cầu kỳ hình Tứ linh, Tứ quý, hai bát hương gốm Thổ Hà bằng sành và sứ, men da lươn, ba mũ thành hoàng mạ kim tuyến, một bức tranh vẽ chân dung thành hoàng Cao Sơn Quý Minh, Tam Giang và Dương Tự Minh, một bức hoành phi ba chữ Hán “Sam Tán Hóa Dục”, hai cuốn thư, trên ghi hai bài biểu, … đều là những hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật, có niên đại từ cuối Lê đến đầu Nguyễn.

Chùa Úc Kỳ ở vị trí có khơng gian thống mát, đường làng đổ bê tơng, ô tô đi lại dễ dàng cho nhân dân đến lễ vào các dịp trong năm như: rằm Tháng Giêng (lễ Kỳ Yên), rằm tháng Bảy (lễ Vu Lan) và tháng Chạp (lễ Tất niên). Chùa Úc Kỳ là một trong những điểm di tích được bảo tàng Thái Nguyên kiểm kê năm 1996, đưa vào danh mục quy hoạch, phân loại đề nghị lập hộ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cùng với các di tích lịch sử cách mạng ATK xã Kha Sơn, Đình Phương Độ, Đình Xuân La, Đình Hộ Lệnh đã được bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng. Chùa Úc kỳ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tạo thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, thu hút đơng đảo du khách trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên đến tham quan, du lịch.

Tiểu kết chƣơng 2

Tín ngưỡng thờ Phật chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Phú Bình. Trong tỉnh Thái Nguyên, Phú Bình là huyện có nhiều chùa nhất. Các chùa cổ trên địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu được khởi dựng ở thế kỷ XVIII dưới thời Lê. Bên cạnh đó, cịn có những ngơi chùa được người dân địa phương phát tâm xây dựng lại trên nền đất cũ khoảng từ những năm 90 của thế kỷ XX.

Những ngơi chùa ở Phú Bình cơ bản vẫn giữ được những nét kiến trúc từ thời Lê. Nhiều hiện vật cổ còn lưu giữ trong chùa như các cây hương đá, cột đá, bia đá, chng cổ là giá trị văn hóa vật chất quý của địa phương .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)