Thực trạng của hệ thống chùa huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 83 - 87)

Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có chứa đựng ít nhiều triết lý nhà Phật và những hình ảnh về ngơi chùa. Trải qua hàng ngàn năm gắn bó mật thiết với làng xã Việt Nam:

“Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”

Đất vua, chùa làng là một hình ảnh gần gũi với dân, với làng, với nước. Nếu ai xúc phạm đến chùa, Phật thì cũng có thể hiểu là xúc phạm đến đạo lý, đến truyền thống, cộng đồng. Trên tinh thần đó người dân Việt Nam nói chung và người dân Phú Bình nói riêng quyết một lịng bảo vệ ngơi Chùa q hương của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía bắc, Phú Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa thờ Phật của miền xi. Phú Bình là huyện có nhiều chùa nhất tỉnh Thái Ngun.

Phần lớn các ngôi chùa ở Phú Bình được khởi dựng từ thời Hậu Lê, sớm hơn nữa như chùa Phi Long, chùa An Mỹ, chùa Pheo được xây dựng từ thế kỷ XII. Trải qua mấy thế kỷ, chịu nhiều tác động của thời gian và các diễn biến của đời sống làng quê và dân tộc, các cơng trình kiến trúc chùa ở Phú Bình khơng cịn ngun vẹn. Hiện nay, một số ngơi chùa cịn lưu giữ được kiến trúc cổ; nhiều ngôi chùa đã bị đổ, phá hủy và xây dựng lại trên nền móng cũ với kiến trúc truyền thống, và còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như bia đá, cột đá, chuông cổ,…

Tác động của thiên nhiên và con người đã làm nhiều hạng mục trong các ngôi chùa bị xâm hại nghiêm trọng. Đặc biệt là phần kiến trúc gỗ bị côn trùng (mối, mọt..) phá hại. Nhiều cấu kiện gỗ như kèo, cột... trong chùa đã bị mọt rỗng; các bức tường đã bị nứt, mái ngói bị vỡ nhiều nên có nguy cơ sập bất cứ lúc nào, ảnh hưởng lớn đến công tác bảo quản các hiện vật cổ ở chùa. Gần đây nhất, chùa Nga My – một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XII bị đốt cháy toàn bộ mà nguyên do là từ ý thức bảo vệ của con người. Những giá trị văn hóa vật chất mất đi như vậy sẽ làm mai một dần những giá trị văn hóa tinh thần. Hình ảnh ngơi chùa và tín niệm từ bi bác ái, tu nhân tích đức

của đạo Phật mờ dần trong lòng các thế hệ người dân địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ thì thật đáng tiếc.

Ở Phú Bình, việc tơn tạo chùa được thực hiện ngay từ rất sớm, dưới các triều đại phong kiến. Nhiều ngơi chùa Phú Bình vẫn còn lưu giữ các tấm bia đá, các cây hương đá, cột đá ghi lại việc trùng tu, sửa chữa chùa. Ví dụ: Các tịa nhà của chùa Ha đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, kiểu thức hiện còn thuộc đầu thế kỷ XVIII. Năm 1716, chùa được trùng tu, tôn tạo và mở rộng quy mô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội dung văn bia khắc trên hai cột đá hình lục lăng của chùa cho biết chùa được trùng tu vào ngày tốt, giữa mùa xuân, năm Bính Thân, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 – triều Lê. Tại làng Lộng, xã Nhã Lộng, huyện Tư Nơng, phủ Phú Bình, xứ Thái Ngun dựng cột đá ghi cổ tích danh lam Bà Ha tự. Bài ký ghi lịch sử chùa và kê tên những người làm công đức trùng tu, xây dựng chùa do Giám sinh Văn người địa phương soạn. Phiên âm chữ Hán như sau:

“Thái Nguyên xứ, Phú Bình phủ, Tư Nơng huyện, Nhã Lộng xã, làng Lộng thôn, Quan viên, Giám sinh Văn thuộc xã, thôn trưởng thượng hạ cập thái ông, lão vãi, thiện nam tín nữ đẳng vi hữu tiền triều cổ tích danh lam thạch trụ Bà Ha tự, kê nhất cơng đức… Hồng triều Vĩnh Thịnh vạn vạn niên chi thập nhị tuế tại Bính Thân trọng xuân cốc nhật”.

Các năm dưới triều Nguyễn, chùa Ha lại được tiếp tục tôn tạo sửa chữa: năm Đồng Khánh tam niên (1888), năm Thành Thái nguyên niên (1889). Các năm 1991, 1994 và 2002, chùa được sửa chữa nhỏ. Tuy có sửa chữa nhưng cơ bản khơng làm ảnh hưởng tới cảnh quan, kiến trúc gốc của di tích.

Ngày nay, trước thực trạng xuống cấp của nhiều ngơi chùa ở Phú Bình, địa phương đã có biện pháp bảo vệ như xây tường bao, làm hàng rào bảo vệ; mặt bằng đất đai và cảnh quan di tích, đường đi lối lại được bảo quản, tu bổ ngày càng hồn thiện tạo khơng khí trong lành, n bình cho người dân đến dâng hương lễ Phật hay khách tham quan đến vãn cảnh chùa.

Ở mỗi làng xã có chùa, địa phương cịn thành lập các Ban quản lý di tích gồm các cụ cao tuổi để bảo vệ, tơn tạo, tổ chức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, phát huy giá trị ngôi chùa. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân địa phương về giá trị lịch sử - văn hóa, tầm quan trọng, ý nghĩa của di tích để nhân dân có ý thức trách nhiệm bảo vệ, đóng góp, tham gia phát huy, hưởng thụ di sản văn hóa dân tộc. Ban quản lý các ngơi chùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cịn khéo léo vận động nhân dân đóng góp tiền của đồng thuận tơn tạo chùa, khai thác hợp lý, phát triển du lịch bước đầu đạt hiệu quả.

Đặc biệt, với các ngơi chùa là di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử lưu niệm sự kiện, tháng 5 năm 1998, Bảo tàng Thái

Nguyên phối hợp với trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tiến hành tổng kiểm kê, năm 2002 lại phúc tra di tích thực hiện Luật di sản văn hóa. Theo kết quả của hai đợt rà sốt này, nhiều ngơi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình nằm trong quy hoạch đã được lập hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xếp hạng di tích. Đây là cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, khai thác và sử dụng hệ thống chùa Phú Bình nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương.

Bảng 6: Các chùa ở Phú Bình đƣợc xếp hạng di tích

TT Tên chùa Loại hình di tích Cấp xếp

hạng

Năm xếp hạng

1 Chùa Phương Độ (cùng đình làng)

Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 1993 2 Chùa Xuân La

(cùng đình làng)

Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 2001 3 Chùa Mai Sơn, chùa Ca

(cùng cụm di tích lịch sử xã Kha Sơn)

Lịch sử lưu niệm sự kiện

Quốc gia 1997

4 Chùa Úc Kỳ Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 2004 5 Chùa Ha Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 2002 6 Chùa Lũ Yên Lịch sử văn hóa Tỉnh 2005 7 Chùa Phú Mỹ Lịch sử văn hóa Tỉnh 2005 8 Chùa Cầu Muối Lịch sử văn hóa Tỉnh 2006 9 Chùa Úc Sơn Kiến trúc nghệ thuật Tỉnh 2006

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10 Chùa Lềnh Lịch sử văn hóa Tỉnh 2007 11 Chùa Pheo Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 12 Chùa An Châu Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 13 Chùa Triều Dương Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 14 Chùa Đại Lễ Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 15 Chùa Quyên, Hóa Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 16 Chùa Bàn Đạt Lịch sử văn hóa Tỉnh 2009 17 Chùa Hản Lịch sử văn hóa Tỉnh 2010 18 Chùa An Mỹ Lịch sử văn hóa Tỉnh 2010 19 Chùa Hộ Lệnh Lịch sử văn hóa Tỉnh 2010

(Nguồn: Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Thái Nguyên)

Như thế, ở Phú Bình, việc duy trì, bảo vệ, và tơn tạo các ngôi chùa cũng như văn hóa thờ Phật đã và đang từng bước được quan tâm. Chính quyền các cấp đã có những nhìn nhận và việc làm thiết thực cho công tác bảo tồn các giá trị văn hóa tín ngưỡng tơn giáo truyền thống, trong đó có ngơi chùa làng. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức về kiến trúc cổ và giữ gìn di sản, một số hạng mục kiến trúc trong chùa được “tân trang”, xa rời cái nền truyền thống. Trong thời gian tới, công tác bảo tồn, bảo vệ cần được đẩy mạnh và có sự quản lý chặt chẽ, quy củ hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 83 - 87)