Chùa với truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Phú Bình

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 79 - 83)

Nếu ví Thái Nguyên là vành đai áo giáp bảo vệ cho phía Bắc thủ đơ thì Phú Bình là một trong những địa bàn có vị trí trọng yếu trong vành đai đó. Đây là vùng đất rộng án ngữ địa đầu phía Nam của tỉnh. Trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ đã lấy Phú Bình làm An tồn khu, nơi đào tạo huấn luyện cán bộ quân sự, chính trị; nơi in ấn, phát hành báo Cờ giải phóng và các tài liệu chỉ đạo phong trào cách mạng tồn quốc của Đảng. Phú Bình cũng là điểm nối quan trọng có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vị trí huyết mạch giữa căn cứ địa Việt Bắc với phong trào cách mạng ở Hà Nội và toàn quốc. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Phú Bình vừa là cửa ngõ phía Nam căn cứ địa Việt Bắc, vừa là nơi đứng chân của các đơn vị bộ đội chủ lực trước khi xuống trung du, đồng bằng đi các chiến dịch; đồng thời là cửa ngõ cung cấp các nhu cầu thiết yếu từ vùng địch hậu ra căn cứ kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phú Bình vừa là địa bàn cơ động của bộ đội tên lửa pháo cao xạ bảo vệ vịng ngồi thủ đơ Hà Nội và các yếu địa ở thành phố Thái Nguyên, vừa là nơi huấn luyện tân binh bổ sung cho chiến trường, là tuyến vận chuyển quân sự khi các quốc lộ số 1 và số 3 bị không quân Mỹ đánh phá, cắt đứt.

Với vị trí quan trọng là cái nôi cách mạng, các thế hệ người dân Phú Bình dũng cảm kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm, hăng hái góp sức cho phong trào cách mạng. Ngôi chùa làng cũng khơng nằm ngồi những diễn biến của vận mệnh quê hương, dân tộc.

Chùa ở Phú Bình khơng chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương mà trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng tổ quốc, đó cịn là những nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn với quá trình hình thành và phát triển phong trào cách mạng của huyện Phú Bình và tỉnh Thái Nguyên.

Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều ngơi chùa ở Phú Bình là cơ sở cách mạng. Chùa là địa điểm được chọn làm nơi ở, nơi hội họp bí mật hoặc là nơi cất giữ tài liệu, lương thực, vũ khí trong những năm kháng chiến. Có ngơi chùa được chi bộ Đảng địa phương chọn làm nơi tuyên truyền vận động cách mạng.

Chùa Lũa (xã Tân Đức), năm 1946, là một trong những nơi đặt hòm

phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, là vùng tương đối an tồn do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiến sự không lan tới, nhiều ngôi chùa trên địa bàn huyện được chọn làm nơi hoạt động của một số cơ quan Trung ương, Khu và tỉnh. Năm 1948 – 1949, bệnh viện của tỉnh đội Bắc Giang (còn gọi là viện Bắc Bắc) sử dụng đình và chùa Lũa làm nơi đón nhận thương bệnh binh từ các mặt trận đưa về, có bác sĩ Võ Quốc Huy phụ trách. Cuối năm 1949 – 1951, cơng binh xưởng 160 dùng đình, chùa làm cơ sở sản xuất khí tài do ơng Kình phụ trách, ơng Dương làm bí thư xưởng. Cuối năm 1951, trường đào tạo y tá của Khu mở tại đây, đào tạo cán bộ, đưa lên chiến tuyến, phục vụ thương bệnh binh. Sang năm 1952, chùa lại là lóp dạy bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ. Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước (1958 - 1959), đình chùa Lũa là địa điểm họp để lập nên các tổ đổi công giúp nhau phát triển sản xuất nông nghiệp, sau thành hợp tác xã nông nghiệp do ông Nguyễn Tiến Uông là đại biểu HĐND Khu làm chủ nhiệm. Năm 1960, chùa Lũa là nơi triển khai vận động xây dựng 3 ngọn cờ hồng: HTX nông nghiệp, HTX tín dụng, HTX mua bán. HTX nơng nghiệp đã sử dụng chùa làm nhà kho, sân phơi. Năm 1965, đây lại là nơi đón nhận bộ đội chống Mỹ của sư đoàn 304 đến đây để huấn luyện quân.

Chùa Hản (xã Tân Đức) ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trong quá trình

dựng làng, giữ nước. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền địa phương mới thành lập chưa có trụ sở, chùa Hản được chọn làm nơi làm việc của Ủy ban hành chính kháng chiến xã Đức Dương. Bước vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa là nơi cất giấu lương thực, vũ khí cho bộ đội. Từ cuối năm 1947 đến năm 1948, khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp được mở rộng, nhiều thương binh được đưa về chùa Hản để điều trị, chùa trở thành bệnh viện. Khuôn viên chùa và rừng cây quanh chùa trở thành nhà lán ở, làm việc, điều trị, điều dưỡng thương bệnh binh. Người phụ trách bệnh viện là bác sĩ Nguyễn Trọng Thiện. Sau ngày hịa bình, những thương binh mất tại đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được một số gia đình đưa hài cốt về q, số anh em cịn lại hiện vẫn nằm tại nghĩa trang của xã Tân Đức. Cuối năm 1951, máy bay giặc Pháp ném bom bắn phá vào kho quân lương và cơ sở bệnh viện quân đội làm sập đổ nhiều hạng mục kiến trúc chùa Hản.

Chùa Ha (xã Nhã Lộng) cùng với đình Lộng và Thành phủ Phú Bình là

nơi cất giấu vũ khí của Bộ Quốc phịng và Liên khu Việt Bắc; là nơi luyện tập quân sự của Tiểu đoàn 160 Quân đội nhân dân Việt Nam do đồng chí Đào Đình Luyện (sau là đại tướng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam) phụ trách. Năm 1948, tiểu đoàn 160 xuất quân đánh trận Phủ Thông, đèo Giàng; trận Đông Khê năm 1950. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa là kho quân lương của Sư đoàn 312.

Chùa Ca (xã Kha Sơn) là địa điểm thành lập chính quyền cách mạng

đầu tiên của huyện Phú Bình (14/3/1945), nơi cất giấu tài liệu của Xứ ủy Bắc Kỳ (1939 -1945).

Chùa Mai Sơn (xã Kha Sơn): Năm 1943, cơ sở in ấn của Xứ ủy Bắc

Kỳ đặt tại chùa. Tại đây, đã in nhiều tài liệu, sách, báo “Cờ giải phóng”, sách dạy “Du kích chiến tranh”, “Bắc Sơn khởi nghĩa” do đồng chí Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo. Đây còn là nơi thành lập Mặt trận Việt Minh tổng Phương Sơn (1943), nơi đồng chí Lương Văn Đài – cán bộ Xứ ủy triệu tập cuộc họp các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, đồng chí Hà Thị Quế chủ trì. Ngày 3/4/1944, địch tổ chức lục sốt bao vây ở các xã Kha Sơn Thượng, Kha Sơn Hạ, Mai Sơn. Chúng đã phát hiện ra “nhà in đặc biệt khu” của Xứ ủy ở chùa

Mai Sơn, đã bắt nhiều quần chúng cách mạng ở đây và các xã lân cận.

Ngoài ra, nhiều ngơi chùa khác trong hệ thống chùa Phú Bình như chùa Lũ Yên thời kỳ tiền khởi nghĩa là nơi hội họp của phong trào Việt Minh và lực lượng vũ trang của địa phương chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền; chùa Lềnh là nơi luyện tập của dân quân du kích địa phương; chùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làng Thượng là nơi làm việc của một số cơ quan và bộ đội trong kháng chiến chống Pháp,…

Như thế, ở tất cả các dấu ấn lịch sử nổi bật của dân tộc trong thế kỷ XX, từ thời kỳ tiền khởi nghĩa đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ đất nước, các ngơi chùa ở Phú Bình đã cùng nhân dân địa phương góp sức vào cơng cuộc kháng chiến kiến quốc, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Vì được chọn làm cơ sở cách mạng nên rất nhiều chùa ở Phú Bình đã bị quân xâm lược Pháp, Mỹ càn quét, ném bom và đốt phá. Một số chùa như chùa Lảo thì bị phá khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Sau chiến tranh, nhiều ngôi chùa bị hư hỏng nặng. Nhân dân địa phương đã quyên góp tơn tạo, phục dựng lại nhiều hạng mục chùa trên nền đất cũ để có nơi thờ Phật, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong vùng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)