Cấu trúc thờ tự tại chùa

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 45 - 53)

Tùy theo quy mô chùa lớn nhỏ mà các ngôi chùa ở Phú Bình có số lượng tượng thờ nhiều ít khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 5: Tƣợng thờ ở một số chùa Phú Bình STT Tên chùa Số lƣợng tƣợng thờ Loại hình 1 Chùa Úc Kỳ 20 Tượng gỗ 2 Chùa Ha 40 tượng đất 3 Chùa Úc Sơn 23 Tượng đất

4 Chùa Đại Lễ 18 Có 01 đài sen, 3 pho tượng tam thế bằng gỗ, còn lại bằng đất 5 Chùa Quyên 8 Tượng đất

6 Chùa Lũ Yên 15 Tượng đất 7 Chùa Phú Mỹ 23 Tượng đất 8 Chùa Lềnh 24 Tượng gỗ 9 Chùa Nghè Hản 3 Tượng gỗ 10 Chùa Phi Long 19 tượng đất 11 Chùa Bàn Đạt 14 tượng đất

Về cơ bản, cách bài trí các tượng Phật, tượng Bồ Tát trong các ngơi chùa ở Phú Bình cũng theo cơng thức và có ý nghĩa rõ ràng như cách bài trí ở nhiều ngơi chùa trên khắp đất nước.

Tượng bày trong chính điện:

Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp. Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Các lớp tượng bày từ ngồi vào trong, bố trí từ thấp lên cao, gồm các nhân vật từ chỗ nhiều chất người tiến đến mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mực lý tưởng gợi khơng khí tĩnh lặng, thiêng liêng. Nguyên tắc bài trí và vị trí các tượng thay đổi uyển chuyển và linh hoạt đối với mỗi chùa. Tuy vậy, một số nét chung thường thấy trong hệ thống chùa Phú Bình như sau:

Ở trong chính điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thơi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ; Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ dụng trí tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở xuống bày những cảnh quan hệ đến lúc sơ sinh của đức Thích Ca Mầu Ni Phật và những tượng các vị thần khác.

Vậy cách bài trí các tượng ở chính điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:

Tượng Tam thế Phật: Lớp trên cùng, tầng cao nhất của bàn thờ ở chính

điện, sát vách phía trong, thường có 3 pho tượng để ngang một dẫy, gọi là "Tam thế Phật", tức là các vị Phật thường trụ của ba thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Một trong các Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mầu Ni, Phật tương lai là Phật Di Lặc. Ba tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có chữ vạn (+), mình có sắc hồn kim sáng rực, mặt nguyệt. Ba pho tượng Tam thế được đặt ngồi trên tòa sen. Tất cả các ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình, dù lớn dù nhỏ, cũng đều có lớp tượng

Tam thế Phật.

Tượng Di Đà tam tơn: Có ở chùa Phú Mỹ, chùa An Mỹ, chùa Lềnh, chùa Bàn Đạt, chùa Quyên, chùa Xuân La, chùa Hộ Lệnh, chùa Úc Kỳ, chùa Ha. Lớp thứ hai này có ba pho tượng lớn gọi là "Di Đà tam tơn" (cịn gọi là "Tây phương tam thánh") gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ Tát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quan Thế Âm ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải. Tượng Phật A Di Đà thường có kích thước lớn hơn các tượng khác.

Tượng A Di Đà ở chùa Úc Sơn được tạc trong tư thế thiền định trên tòa sen. Hai tượng còn lại là hai vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà nên thường được tạc kiểu đứng chầu bên cạnh (chùa An Mỹ). Bộ "Di Đà tam tôn" được đặt ở tầng thứ hai để tỏ ý là mặc dù các ngài ở cõi Cực lạc nhưng vẫn có duyên và gần gũi với chúng sinh.

Một số chùa như chùa Lảo, chùa Xuân La, chùa Phú Mỹ, chùa Hộ Lệnh, chùa Quyên, chùa Lềnh, chùa Hản, chùa Cầu Muối, chùa Úc Kỳ, chùa Úc Sơn thì sau lớp này cịn có thờ Ngọc Hồng Thượng đế ở giữa là vua của các thần, bên trái có Nam Tào trông coi sổ sinh, Bắc Đẩu quản sổ tử. Theo dân gian, hai trợ thủ của Ngọc Hoàng Thượng đế gắn với sinh mệnh của mọi người trong cả vòng đời. Ở chùa Lũ Yên, tượng Ngọc Hoàng trong tư thế ngồi trên ngai buông thõng hai chân xuống, lưng thẳng tựa vào ngai, hai đầu tay ngai là hai đầu rồng. Ngọc Hồng đội mũ bình thiên mà phần đầu dưới là khối ôm trụ sát đầu, phần trên là khay vng, mình mặc áo dài có ống tay rộng với bộ ngực chạm rồng bị che khuất một phần vì hai tay vịng trước ngực cầm hốt. Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu giống nhau ở tư thế ngồi thế ngồi thiền, đầu tượng đội mũ mềm bó sát ơm lấy trán và gáy.

Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh: Lớp thứ ba này có ba pho tượng lớn,

pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật (chùa Lảo, chùa Bàn Đạt, chùa Ha), tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con sư tử xanh như ở chùa Phú Mỹ, chùa An Mỹ là tượng Đức Văn Thù Bồ Tát; pho tượng ở bên trái, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi trắng (chùa Phú Mỹ, chùa An Mỹ) là tượng Đức Phổ Hiền Bồ Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tượng Cửu Long: Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng

này theo điển tích nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất mà nói rằng: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tơn (trên trời, dưới đất, chỉ có một ta), xong ngài lại nằm xuống theo kiểu con trẻ. Bởi vậy, tượng Cửu long làm chín con rồng vây bọc xung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giữa có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sinh. Lớp tượng này có ở chùa Phú Mỹ, An Mỹ, chùa Lềnh, chùa Hản, chùa Cầu Muối, chùa Lũ Yên, chùa Bàn Đạt, chùa Quyên, chùa Hộ Lệnh, chùa Úc Kỳ, chùa Ha, chùa Úc Sơn.

Ở chùa An Mỹ, bên phải tượng Cửu Long có tượng Đế Thích ngồi ngai, mặc áo đội mũ Hồng Đế, bên trái có tượng Đại Phạm Thiên cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích. Đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này lúc nào cũng hộ trì Đức Thích Ca khi ngài chưa thành Phật. Đế Thích là vua chủ tể cõi trời dục giới, còn Phạm Thiên là vua chủ tể cõi trời sắc giới. Vì là vua nên tượng các vị được tạc theo chân dung hoàng đế: đội mũ miện, ngồi trên ngai.

Trên bàn thờ chính ở nhà thượng điện, ngồi tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, ở một số chùa cịn có tượng Phật Di Lặc. Tượng được tạo với bộ mặt tươi cười, áo phanh, để hở cái bụng to. Thường hai bên tượng này, người ta còn đặt ở bên trái tượng Pháp hoa lâm Bồ Tát, bên phải là Đại diệu tướng Bồ Tát, gọi chung là Di Lặc Tam Tôn (như ở chùa Pheo, chùa Bàn Đạt). Cũng ở chùa Pheo và chùa Bàn Đạt, sau lớp tượng Cửu long, người ta còn bày bốn pho tượng Tứ Thiên Vương. Đó là bốn vị Thiên Vương phân nhau cai quản bốn cõi ở bốn phía núi Tu-di, nơi ngự trị của Đế Thích. Có chùa lại bày tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tứ Bồ Tát vào vị trí của Tứ Thiên Vương. Những chùa rộng rãi còn bày thêm tượng tám vị Kim cương (Bát bộ Kim cương) ở hai bên sát chính điện, mỗi bên bốn vị, mặc giáp trụ và cầm vũ khí.

Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay cũng thấy được bày bổ sung vào điện chính. Như ở chùa An Mỹ, xen giữa lớp tượng thứ 3 và thứ 4 đặt tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay. Các tượng Đức Quan thế âm có nhiều biến thể nhất trong các chùa ở Phú Bình và các biến thể này hầu hết được diễn tả bằng hình tướng nữ: Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa An Mỹ, chùa Đại Lễ, chùa Úc Kỳ), Quan Âm Thị Kính hay Quan âm Tống tử (chùa Lềnh), Bà chúa Ba (chùa Lềnh). Thậm chí, trong cùng một ngơi chùa có tượng thờ nhiều biến thể của Đức Quan thế âm mà chùa Lũ Yên, chùa Lảo, chùa Úc Sơn, chùa Phi Long, chùa Hản có gian giữa phần hậu cung thờ Quan âm thị Kính bên phải, thờ Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bên trái hay chùa Lềnh vừa thờ Quan âm Thị Kính vừa thờ Bà Chúa Ba là những ví dụ điển hình. Cũng ở nhà chính điện, ở hai bên dãy bàn thờ chư Phật của một số chùa như chùa Lảo, chùa Lềnh, chùa Đại Lễ, chùa Hản, chùa Cầu Muối có thể gặp lại tượng thờ Thái thượng Lão quân ở bên phải và Đức Thánh Hiền - Khổng Tử ở bên trái. Đây là hai vị tổ của Đạo giáo và Nho giáo được thờ trong điện thờ Phật của các chùa để diễn tả tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" của xã hội Việt Nam xưa.

Tượng bày trong bái đường:

Trong nhà tiền đường (gian bên cạnh của nhà bái đường) thường có hai tượng Hộ Pháp là những vị thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước của tượng rất lớn, đắp bằng đất. Dân gian vẫn nói "to như ơng Hộ Pháp" là cách nói so sánh với hai tượng này. Cịn một số thuyết khác, đã thành phổ biến, cho rằng tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông Thiện), tượng vị bên phải là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trừng ác (gọi tắt là ông Ác). Theo thuyết này thì việc bày đối xứng hai tượng ông Thiện - Ác nói lên sự tồn tại biện chứng của hai bản nguyên Thiện-Ác. Như ở chùa An Mỹ, chùa Pheo bên phải bái đường là tượng Khuyến Thiện và ban thờ Đức vua, bên trái là tượng Trừng ác và ban thờ Đường Tăng. Chùa Lềnh, chùa Hản, chùa Phi Long, chùa Ha... cũng có hai pho Trừng ác và Khuyến thiện to lớn đắp nổi bằng đất phủ sơn cưỡi sư tử như vậy.

Ở phía Đơng nhà bái đường có ban thờ tượng Thổ địa thần coi sóc đất

cát – tức vị thần đất cụ thể nơi xây dựng chùa, trực tiếp trông nom đất đai trong khuôn viên chùa (chùa Lềnh, chùa Hộ Lệnh, chùa Lũ Yên, chùa Úc Kỳ, chùa Úc Sơn); Quan sơn trang hay sơn thần (chùa Quyên, chùa Hộ Lệnh); Đức Ông trực tiếp bảo vệ các tài sản nhà Phật (chùa Ha); và Giám Trai – tục

truyền là vị thần trông nom việc ăn uống của các sư tăng, giám sát việc sinh hoạt vật chất trong chùa (chùa Úc Sơn). Có chùa đưa những tượng này ra thờ riêng ở một miếu bên cạnh chùa.

Ở nhà bái đường của các ngơi chùa Việt vùng châu thổ đơi khi có các bàn thờ mười vị Diêm Vương, được gọi là thập điện Diêm Vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục. Ban thờ này không thấy xuất hiện ở các ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình. Ở một số ngôi chùa như An Mỹ, chùa Pheo… đầu đốc một bên của nhà bái đường cịn có ban thờ ghi cơng đức.

Tượng bày ở nhà hành lang:

Nếu như ở các ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, người ta thường bày ở hành lang tượng 18 vị La Hán mỗi vị có một tư thế riêng, có dáng đang suy nghĩ trầm mặc, thì trong hệ thống chùa Phú Bình, rất ít chùa có tượng đặt ở hành lang. Điểm qua thấy có chùa Pheo, chùa Bàn Đạt đặt tượng tám vị Kim cương (Bát bộ Kim cương) ở hành lang, mỗi bên bốn vị, mặc giáp trụ và cầm vũ khí. Ở chùa Úc Sơn, tượng Bát bộ Kim cương lại được đặt ở gian hồi nhà tiền đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tượng bày ở nhà tăng đường:

Nhà tăng đường cịn gọi là nhà hậu đường vì nằm sau chính điện, có thể được xây tách rời hoặc liền sát với chính điện. Chùa Lũ Yên, bên trái Hậu đường là Đức ông (Đức chúa) trực tiếp bảo vệ các tài sản nhà Phật. Đăng đối gian bên phải là tượng Thánh Tăng mang dáng hình nhà sư đại diện cho hàng tăng chúng đức cao đạo trọng để truyền kinh pháp của Đức Phật cho chúng sinh. Ở nhà hậu đường của một số chùa còn bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn. Hai bên tượng Quan Âm tống tử thường có hai tượng Kim đồng và Ngọc Nữ, hay hai tượng Thiện tài và Long nữ.

Chùa ở Phú Bình cũng như nhiều ngôi chùa khác trên đất nước ta có một điều đặc biệt là có các bàn thờ chư vị tức là các vị thánh của tín ngưỡng dân gian. Tiêu biểu nhất trong hệ thống chùa Phú Bình là bàn thờ Mẫu, tức nữ thần mẹ. Có nhiều Mẫu như: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa Phủ, Mẫu Liễu, Tứ pháp... Chùa Phú Mỹ có điện thờ Mẫu cùng tín ngưỡng Tứ Phủ ở bên phải chùa; chùa An Mỹ có nhà thờ Mẫu với diện tích 32m2

thờ 3 mẫu: Mẫu Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Ngàn; chùa Lềnh có nhà thờ Mẫu 3 gian, được trang trí các nón vải và 2 con Bạch xà trấn thủ hai bên. Trên ban thờ bài trí các bức tượng. Trên cùng là Mẫu đệ nhất, đệ nhị và đệ tam; tiếp theo thờ cô bé, cậu bé; dưới cùng thờ quan Ngũ hổ, hai bên thờ Trần Hưng Đạo và chúa Thượng Ngàn. Chùa Lũ Yên cũng có nhà thờ Mẫu riêng dựng phía sau chùa với 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung.

Trong một số chùa Phú Bình, các nhân vật lịch sử thực sự cũng được thờ. Họ là những nhà vua, ông quan, những danh sĩ hay những vị tướng đã có cơng với nước hay với nhân dân một vùng như Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ (thờ ở chùa Đại Lễ), bà chúa Kho (chùa Qun), cơng chúa Diên Bình và cơng chúa Thiều Dung – hai vị phu nhân của Thủ lĩnh Phủ Phú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lương Dương Tự Minh (chùa Hóa),…. Trong các chùa này, thường có tượng chân dung các nhân vật lịch sử đó được thờ.

Cũng vậy, việc thờ phụng Trần Triều và Đức Thánh Trần đã trở thành một hiện tượng văn hóa, xã hội ở nước ta. Phú Bình khơng nằm ngồi luồng ảnh hưởng đó. Ở Phú Bình, việc tơn thờ Trần Hưng Đạo mang những màu sắc mới. Đức Thánh Trần, vị thần chuyên trị tà, đã bước chân vào điện Mẫu, được thờ như một vị thần của đạo Mẫu và hình thành nên một ban Nhà Trần. Như ban Đức Trần Triều trong nhà thờ Mẫu ở chùa An Mỹ hay ban thờ Trần Hưng Đạo trong nhà thờ Mẫu 3 gian của chùa Lềnh chẳng hạn.

Một hình thức thờ tự khác gắn với các chùa ở Phú Bình là thờ "hậu". Hình thức này có mối liên hệ với tập tục thờ cúng tổ tiên đã hình thành lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người khơng có con muốn được thờ cúng sau khi chết, đã tìm đến nhà chùa. Họ đóng góp cho chùa một số tiền hay ruộng đất và xin

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 45 - 53)