Dâng hương lễ Phật tại chùa

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 65 - 69)

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng cơng cộng của làng xã từ xưa tới nay. Đi chùa lễ Phật để cầu phúc, cầu may cho bản thân và gia đình đã trở thành một nếp văn hóa tâm linh quen thuộc không thể thiếu của rất nhiều người dân Phú Bình.

Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam nói chung và người dân Phú Bình nói riêng trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, u vui thân mệnh, gia đình hồ thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hồ bình, văn minh xã hội và khơng chỉ cầu cho người sống cịn cầu cho người ở thế giới bên kia được siêu sinh tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

Sắm lễ vật vào chùa

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa của người dân địa phương và khách các nơi đến lễ chùa nơi đây có những điểm đáng chú ý là:

Vào chùa lễ Phật có nhiề u loại lễ vật . Nhưng thông thường người đến

lễ tại các ngơi chùa ở Phú Bình chỉ dùng hương hoa, phẩm quả (chỉ sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xơi chè…). Thực tế cho thấy tại các ngôi chùa nơi đây, người đến hành lễ tuân thủ khá nghiêm túc ý niệm của Phật giáo, khơng thấy có hiện tượng sắm sửa lễ mặn vào chùa như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả, rượu thịt thơng tục . Đặc biệt, người đến lễ chùa có ý thức rõ ràng về việc tuyệt đối không dâng đặt lễ mặn ở khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của các chùa. Trên hương án của chính điện chỉ dâng đặt lễ chay, tịnh.

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ thấy xuất hiện ở một số chùa như chùa Phú Mỹ, An Mỹ, chùa Lềnh, chùa Lũ n… Vì ở những ngơi chùa này ngồi thờ Phật thì trong khu vực chùa cịn có thờ tự các vị Thánh, Mẫu. Lễ mặn chỉ dâng ở đó mà thơi. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ơng - vị thần cai quản tồn bộ công việc của một ngôi chùa (ban thờ này có ở chùa Lảo, chùa Lềnh, chùa Đại Lễ, chùa Hản, chùa Cầu Muối…). Điều này có thể được chấp nhận.

Tại các ngơi chùa ở Phú Bình, thường cứ đến rằm tháng Bảy thì người dân địa phương sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cơ hồn. Vào tiết này, người dân đến lễ sắm thêm lễ vật đặc trưng như đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… thậm chí có gia đình cịn sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngồi ra cịn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh, không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì

người dân sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ tại chùa.

Trình tự và nghi thức làm lễ

Chuẩn bị đi lễ chùa, người dân ở đây có ý thức về sự cung kí nh nghiêm trang. Vào chùa, như nhiều nơi khác , người dân Phú Bình dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào tăng ni trong chùa . Khi ra về cũng dùng câu này để bái biệt .

Bước vào Phật đường , tam bảo là nơi tô n nghiêm đòi hỏi phải trì giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chùa ở đây thường không đi giày dép , không nhai trầu , hút thuốc . Họ đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa ; đồng thời bướ c qua bậu cửa chứ không dẫm lên bậu cửa khi bước vào . Người đến lễ quan niệm rằng nếu không như vậy chắc chắn sẽ phạm tội bất kính . Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật , Ngọc đế , Quốc vương một nước mới được ra vào . Vì thế , nhiều ngơi chùa ở Phú Bình ngày thường khơng mở cửa chính .

Tại các ngơi chùa ở Phú Bình, việc dâng hương lễ Phật thường được

tiến hành theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông (việc thỉnh chuông nay khơng cịn nữa) rồi làm lễ.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Những Chùa có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ như chùa Phú Mỹ, chùa An Mỹ … thì người dân đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà hậu đường)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì có người đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi sư, tăng hay những người trông nom chùa và tuỳ tâm công đức.

Trong quá trình hành lễ này, chúng tôi nhận thấy:

Một là, trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng (gồm có: Hương, Hoa , Đăng , Trà , Quả , Thực). Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hàng triệu triệu người - là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm, ngày lễ đi chùa lễ Phật. Tại các ngơi chùa ở Phú Bình, đặc biệt là vào các dịp đầu năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hay lễ hội, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương khấn vái cầu mong những điều tốt lành, may mắn, một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây hồn tồn khơng phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa được tồn tại từ rất lâu.

Hai là, về việc thắp hương, người Việt Nam nói chung và người dân Phú Bình nói riêng quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp hương. Bởi theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp người đến lễ chùa ở đây đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số.

Lễ Phật – Bồ tát ở các ngơi chùa Phú Bình , phần lớn người dân thắp 3 nén hương. Trong đạo Phật, nó biểu thị: Tam bảo, Tam giới, Tam thời và Tam vô lậu học. Thắp 3 nén hươ ng, cắm nén thứ nhất ở giữa , nén thứ hai cắm bên phải, cắm nén thứ ba bên trái . Thắp xong chắp tay kính tâm lễ Phật . Cũng có người chắp hương trên tay để bái Phật nhưng số này khơng nhiều vì theo đạo Phật dâng hương như vậy là không đúng. Nhưng vào ngày lễ tết , trong điều kiện chùa chiền đông đúc như hiện nay , theo chúng tôi không cần thắp hương , thành tâm niệm Phật đã đạt công đức vô lượng rồi .

Ba là, tại các ngôi chùa ở Phú Bình, phần lớn người dân địa phương đi lễ hay khách thập phương đến chùa đều có ý thức thực hiện những giới luật của nhà chùa hay những tín niệm của đạo Phật. Người ta tuyệt đối khơng tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng . Sau khi sử dụng đồ của chùa , như ăn uống , thụ lộc , người đến lễ thường lưu cơng đức, dù ít dù nhiều . Ngồi ra, còn các giới luật mà người đến lễ chùa rất tôn trọng như không đi vào cửa chính , không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật , đó là vị t rí tối cao của trụ trì , người đi lễ chùa thường quỳ lễ chếch sang bên mợt chút …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bốn là, trong việc dâng hương lễ Phật tại các ngôi chùa ở Phú Bình cịn tồn tại nhiều hạn chế. Vào ngày đầu xuân, ngày lễ Tết, đông đảo người dân địa phương và các vùng lân cận đi lễ ở các ngơi chùa Phú Bình, ai cũng chuẩn bị nhang đèn thịnh soạn, vàng mã tùy mua tùy đốt, người người chen chúc nhau sấn sổ. Sự thể này chẳng khác nào một sự lãng phí nhang đèn, tiền của và gây ra cả việc ô nhiễm môi trường không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Việc sắm lễ khi đi chùa ngày Tết và cả ngày thường từ đốt nhang cả bó cho cay xè mắt đến việc mua vàng mã, khấn vái, van xin, cầu tài cầu lộc, cúng sao giải hạn, dâng sớ cầu an, thành tâm cúng bái… vốn là những nếp sinh hoạt chùa chiền khó thay đổi, tồn tại lâu đời khơng chỉ ở Phú Bình.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)