Chùa với lễ hội dân gian của các làng xã Phú Bình

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 73 - 79)

3.1.3.1. Vài nét về lễ hội dân gian gắn với ngơi chùa của người Việt

Cho đến nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về lễ hội. Trong cuốn Lễ hội cổ truyền, Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là một pho lịch sử

khổng lồ, ở đó tích tụ vơ số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc”.

Một số tác giả khác lại đưa ra khái niệm về lễ hội như sau: “Hội và lễ hội là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Hội và lễ hội có sức hấp dẫn, lơi cuốn các tầng lớp trong xã hội để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ” [1, 16].

Theo chúng tôi, lễ hội – lễ và hội là hai phạm trù hợp nhất thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng hồn chỉnh.

Dù ai đi đâu về đâu Hội làng đã mở rủ nhau ta về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu ca dao đã chứng tỏ rằng các lễ hội có một vai trị quan trọng trong đời sống của nhân dân.

Lễ hội ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có cơng dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, cơng trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt có nhiều lễ hội, mà lễ hội Chùa là chiếm tỷ lệ cao hơn hết. Nét đẹp văn hóa của ngơi chùa được thể hiện qua các lễ hội. Có thể nói, cho đến nay chưa có tơn giáo nào có sức ảnh hưởng lớn đến các lễ hội ở Việt Nam như Phật giáo. Hằng trăm lễ hội ở Việt Nam phần đông là lễ hội Phật giáo gắn liền với ngôi chùa. Lễ hội Phật giáo đã gắn bó, hịa quyện với quần chúng đến độ nó trở thành lễ hội của dân gian, mang tính đại đồng. Đi hành hương chiêm bái thánh tích, tham gia vào các lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân Việt. Mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch đều tham gia lễ hội.

Hằng năm, hàng trăm lễ hội Phật giáo được diễn ra. Ngoài những lễ hội chung như Vu Lan, Khánh Đản, ở các địa phương cịn có những lễ hội đặc thù gắn liền với những danh lam. Miền Nam có lễ hội Bà Đen (Linh Sơn Tiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thạch tự), lễ hội chùa Bà núi Sam. Miền Trung có lễ hội chùa Núi (Bình Định), lễ hội Quan Âm (Non Nước)… Miền Bắc có lễ hội chùa Dâu, chùa Keo, chùa Hương. . .

Thông thường, lễ hội gồm hai phần: Phần lễ va phần hội. Phần lễ liên quan đến nghi thức cúng tế. Đó là sự tỏ lịng thành kính, tri ân đối với đấng thiêng liêng Phật Thánh, bậc tiền hiền có nhiều cơng trạng. Phần hội có múa tứ linh, hát chèo hát dân ca, kể hạnh… là những hình thức mang đậm bản sắc văn hóa dân gian sinh động.

Đi hành hương, tham quan lễ hội cũng là trở về với thiên nhiên và nguồn cội tâm linh. Nhìn chung, các lễ hội Phật giáo gắn liền với những ngôi chùa nổi tiếng đã mang đậm và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và Phật giáo, đồng thời trở thành một phần tất yếu của đời sống tâm linh hướng thượng.

"Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông”

Điều cần nhấn mạnh là qua các lễ hội, nhân dân đã thể hiện được những đặc trưng tín ngưỡng của mình, thể hiện được những quan niệm sống, quan niệm ứng xử và đạo đức, phong tục, tập quán cùng những khát vọng trong cuộc sống. Lễ hội cũng là dịp để con người gần gũi nhau, cảm thấy được sống giữa khơng khí chan hịa, đùm bọc nhau. Trong khi cùng cúi đầu dâng hương trước một bàn thờ, một pho tượng, hay cùng nhau hát một bài hát, chơi một trị chơi, người ta đã nói với nhau lời giao ước vì một sự gắn bó bền lâu.

3.1.3.2. Chùa với lễ hội dân gian của các làng xã Phú Bình

Phú Bình là một huyện có bề dày lịch sử - văn hóa với nhiều lễ hội được tổ chức thường niên. Vào ngày lễ hội, nhân dân các làng xã, già trẻ, gái trai đi làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày để về dự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chùa ở huyện Phú Bình nói riêng và chùa Việt Nam nói chung ln ln gắn liền với các lễ hội, góp phần làm cho văn hố địa phương thêm hấp dẫn, đặc sắc. Cũng như các địa phương khác, ngày lễ và hội chùa được quy định hàng năm theo âm lịch. Các ngày lễ hội đều được ghi trong hương ước của làng xã.

Hầu hết các ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình đều duy trì thờ vào ngày sóc, ngày vọng – tức ngày mùng 1 và ngày rằm (lịch trăng) hàng tháng. Vào những ngày này, các cụ cao tuổi trong làng luân phiên cúng lễ lên chùa. Người dân trong thôn xã cũng biện lễ oản, thành tâm cúng Phật với lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện. Các ngày tuần tiết gồm 3 ngày chính đán (tết Nguyên đán), Đoan Dương (5/5), Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng), Trùng Thập (10/10), Hạ điền, Thượng điền thì tùy theo từng lễ, từng năm mà biện lễ to nhỏ khác nhau ở cả đình và chùa. Những lễ tiết này đã thành tục lệ lâu đời. Như hương ước xã Nô Dương, tổng Đức Liên năm 1942 viết: “Đình, đền và chùa thì mỗi tháng mùng một và hơm rằm có lệ Sóc vọng, đều lễ chay là oản, chuối hay là xơi, chuối. Ở đền thì các kỳ lão, ở đình thì các đinh giai, cịn ở chùa thì các cụ bà. Lệ này đều có ruộng cơng xã, ai cấy thì phải làm tuần Sóc vọng ấy”[38,6].

Mỗi ngôi chùa ở Phú Bình đều có một ngày lễ chính được tổ chức long trọng hơn cả. Chùa Ha, chùa Úc Sơn, chùa Lềnh, chùa Lảo … có lễ chính vào Rằm tháng Giêng – gọi là lễ Thượng nguyên hay lễ Kỳ yên- Thiên quan tích phúc để cầu trời ban phúc lành. Tết Thượng nguyên (tết nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này tổ chức tại chùa chiền, vì Rằm tháng Giêng cịn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm khơng bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Vào ngày lễ này, ở đình thì dùng bằng xơi gà, ở chùa dùng bằng oản chuối. “Tháng Giêng – ngày 15 làng tơi có lệ ở chùa, gọi là lệ Thượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nguyên ở chùa, chỉ có các cụ ơng và cụ bà ra dự lễ. Lệ ấy mỗi nhà phải góp một cỗ chay để đãi khách thập phương” [38,1]. “Đêm hôm rằm tháng Giêng đồng dân thái ông lão gia già trẻ gái giai ra chùa đêm hôm ấy ra chùa làm lễ Thượng nguyên. Đến sang hơm sau, tức ngày 16 đồng dân có lệ hội vật, lại đến ngày mồng 3 tháng 4 làm lễ hạ điền….. lễ Thượng điền … lệ tư văn…..”

[31,1]. Lễ thu hút đông đảo người dân địa phương và các vùng phụ cận. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ. Lễ và hội tại chùa đồng thời cũng là hội làng truyền thống của thơn, xã bản địa.

Ngồi các ngày lễ lớn trên, một số ngơi chùa ở Phú Bình thờ thần ngay trong điện thờ Phật, theo kiểu “tiền Phật, hậu Thần”. Vì vậy mà ngồi những lễ hội của nhà chùa tổ chức, một số ngơi chùa trong huyện cịn tổ chức hội làng cũng tại chùa để tế rước Thành hoàng làng tuy Thành hồng được thờ tại đình làng, nhưng đình thường được xây dựng gần chùa và khi rước Thành hoàng làng, thường rước từ đình sang chùa rồi lại rước lại đình. Ngồi ra, những ngày lệ ở đình, ở chùa cũng sắp mâm lớn để cúng Phật.

Ngồi việc thường xun mở cửa đón du khách, hàng năm chùa kết hợp với đình cịn tổ chức các ngày lễ lớn. Dưới đây điểm qua các lễ của một số chùa:

Chùa Lềnh (xã Tân Đức) có các ngày lễ:

- Ngày 10 tháng Giêng: Lễ hội truyền thống tổ chức các trò chơi

- Ngày 15 tháng Giêng: Lễ Thượng nguyên, cầu may để mùa màng được tươi tốt

- Ngày 10 tháng 3: Ngày giỗ Cha (ngày giỗ Tổ Hùng Vương) - Ngày 8 tháng 4: Ngày lễ Phật đản

- Ngày 15 tháng 7: Ngày xá tội vong nhân - Ngày 20 tháng 8: Ngày giỗ Mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ngày 23 tháng 12: Lễ Tất niên

Chùa Lảo (xã Nga My) có các ngày lễ:

- Ngày 2 tháng 3: Lễ Hạ điền

- Ngày 10 tháng 4: cúng Thần Nông - Ngày 12 tháng 8: Lễ Thượng điền

- Ngày 12 tháng 10: Dâng lễ lên thần mùa thu hoạch

Chùa Hản (xã Tân Đức) có các lễ:

- Ngày 15 tháng Giêng: Lễ Thượng nguyên, nhân dân trong làng thi nấu cỗ. - Ngày 1 tháng 4: Lễ vào hè, cầu phúc cho 3 tháng hè mưa thuận gió hịa, làm ăn phát đạt.

- Ngày 1 tháng 7: Lễ ra hè, kết thúc 3 tháng hè tốt lành

- Ngày 23 tháng 12: lễ Tất niên, chốt lại một năm an lành, tốt đẹp.

Chùa An Mỹ (xã Tân Đức) có các lễ hội:

- Ngày 8 tháng Giêng: 3 cửa đình An Mỹ, Phục Hổ, Phi Long tổ chức rước lễ về nghè Mẫu, cùng nhau tế lễ xong rồi dân làng lại rước về đình và chùa của các làng, làm lễ cúng thần thánh, cúng Phật.

- Ngày 12 tháng 9: ngày lệ làng, ngày tụ hội của các thế hệ về quê cha đất tổ để tưởng nhớ quê hương.

- Ngày Rằm tháng Giêng: ba cửa chùa tổ chức lễ hội Thượng nguyên - Ngày 16 tháng Giêng: tế trời đất, trừ kẻ gian

- Ngày 18 tháng 4: lệ xuống đồng để nhân dân cày cấy - Ngày 4 tháng 5: việc sự hương tử

- Ngày 14 tháng 7: Lễ Thượng điền - Ngày 12 tháng 8: lệ Cáo từ

- Ngày 12 tháng 9: việc sự lệ thần, cả xã kỳ phú xướng ca

Bên cạnh phần lễ, trong phần hội, các nam thanh nữ tú tổ chức hát giao duyên, tham gia các trò chơi dân gian như đá cầu, chọi gà, kéo co, đấu vật, cờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người, cờ bàn. Ngày nay, song song với các trò chơi truyền thống, hội còn kết hợp với các trò chơi rèn luyện sức khỏe hiện đại như thi đấu cầu lơng, bóng đá, bóng chuyền. Các cụ già đánh cờ, nhâm nhi chén chè mời khách cùng tham gia, trai tráng thi đấu võ thuật.

Có thể nói, các lễ hội chùa nói trên ở Phú Bình đã góp phần làm cho văn hố địa phương thêm hấp dẫn, là dịp nhân dân được giao lưu nghỉ ngơi và vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Thông qua các dịp lễ hội, người dân càng thêm gắn bó với quê hương, đồng ruộng, chia ngọt sẻ bùi, vượt qua mọi khó khăn trong đời sống kinh tế, vun đắp đức tính cần cù sáng tạo, đồn kết trong lao động, trong đời sống cộng đồng; lòng yêu nước, tin yêu Đảng, Chính phủ, góp sức xây dựng đời sống văn hóa huyện nhà phong phú sôi động. Mặt khác, sự giao lưu văn hóa, thu hút khách du lịch cũng góp phần phát triển kinh tế xã hội trong huyện.

Ban quản lý các ngơi chùa ở Phú Bình có nhiều nỗ lực, tâm huyết, gìn giữ bảo vệ, tổ chức sinh hoạt văn hóa thiết thực phục vụ nhân dân sở tại và du khách; thu hút các nguồn lực kinh phí, tơn tạo các hạng mục, phát huy giá trị của hệ thống chùa ở đây, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, biến mỗi ngôi chùa là một điểm du lịch - văn hóa - tâm linh thu hút ngày càng đông đảo nhân dân cả các vùng lân cận, trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)