Úc Sơn là một làng có lịch sử lâu đời nằm bên cạnh sơng Đào. Sau làng có dãy núi hình con rùa nên trong dân gian lưu truyền câu “Tiền giang, đại lộ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chùa có tên chữ là Linh Sơn tự nằm giữa làng Úc Sơn (thuộc thị trấn Hương Sơn) nên nhân dân thường gọi theo tên làng. Khởi dựng từ năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707), đây là một trong vài ba ngơi chùa cổ cịn giữ được quy mô kiến trúc độc đáo đồ sộ nhất ở Phú Bình. Chùa tọa lạc trên một đồi cao, đỉnh khá bằng phẳng, trong khung cảnh thiên nhiên đẹp, xung quanh có đồi cây thơng và bạch đàn tươi tốt, thống mát.
Chùa Úc Sơn được xây dựng khá sớm, phát triển qua nhiều thế kỷ tồn tại cho đến tận ngày nay. Chùa có bình đồ kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, quay hướng Nam đón gió nồm mát, tránh gió tây nóng, là hướng thuận
với triết lý âm dương ngũ hành. Phía trước chùa khoảng 100m, xi theo sườn đồi nhìn xuống khu đất bằng phẳng là đình Úc Sơn. Cách bài trí theo kiểu Tiền Thánh hậu Phật.
Mở đầu hệ thống các cơng trình kiến trúc là tịa tam quan kiêm gác chuông (mới được phục dựng lại theo kiến trúc xưa) có hai tầng. Mỗi tầng gác chng được ngăn cách với nhau bằng lớp gỗ tạo ra những khơng gian riêng thống đãng cho nội thất. Tám lá mái tỏa ra xung quanh và vươn lên tám đầu đao trơng như đóa hoa. Phía trước và sau có cửa to chính giữa đóng mở thơng thống.
Sau tam quan qua một khoảng sân rộng 5m là đến khn viên chính của chùa. Khu chùa chính ở giữa, bên phải có một miếu nhỏ thờ Sơn thần, bên trái có điện thờ Mẫu mới được xây. Giữa sân chùa có cây hương đá “Tân tạo thiên đài, cung phụng nhất trụ” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707). Xung
quanh chùa có nhiều cây xanh và cây cổ thụ. Tất cả tạo nên sự hài hịa của thiên nhiên với cơng trình kiến trúc.
Đặc biệt, bên trái từ sân lên chùa là một bậc đá bằng tảng đá to tự nhiên đã mòn vẹt của hàng vạn lượt bước chân Phật tử, du khách đến vãn cảnh chùa. Đây là đặc điểm linh thiêng cổ kính từ ngàn xưa riêng có duy nhất trong hệ thống chùa Phú Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chùa Úc Sơn có 3 nếp nhà: Tiền đường – Thượng điện – Hậu đường gắn bó với nhau thành một tổng thể có mặt bằng chữ Cơng (工), lại có hành lang dài ở hai bên ăn thơng với Tiền đường ở phía trước và hậu đường ở phía sau, bao lại thành một kiến trúc đóng hình chữ Quốc (国) tạo một kiến trúc bề thế với các mái vừa như trỗi xịe ra bám đất, vừa như muốn vươn lên với những đầu đao. Chùa có mặt bằng hình vng (12m x 12m), bộ khung nhà hầu hết được làm bằng cột đá xanh được đẽo gọt cơng phu, mỗi cột cao 1,6m, có chu vi 90 cm.
Các tòa nhà của chùa được xây dựng theo kiểu tường hồi bít đốc chắc khỏe. Giữa bờ nóc tịa tiền đường dựng bức đại tự đắp nổi 3 chữ Hán lớn Sơn
Linh tự. Mái chùa lợp ngói vẩy rồng rêu phong cổ kính. Toàn bộ kiến trúc
được làm theo kiểu đao cong mái lượn, mái thấp chùm nền mang phong cách thời Lê Trung hưng.
Vào bên trong, hệ thống khung nhà được cấu trúc với sáu hàng cột dàn ngang, mỗi vì chia gian có hai cột. Các vì kèo được làm bằng gỗ lim theo lối
“kẻ chuyền giá chiêng”. Thành phần kiến trúc hầu như chỉ bào trơn, đóng
bén, soi gờ chạy chỉ, khơng trang trí. Tịa tiền đường gồm 3 gian 2 trái, mặt trước có ba cửa rộng hết 3 gian giữa, bộ khung gỗ được cấu tạo bởi những thanh nhỏ, vừa phải và ít trang trí được thời gian chuốt màu nâu bóng. Tịa Thượng điện 5 gian chạy dọc, trong đó nửa gian đầu và nửa gian cuối nằm vào tòa tiền đường và hậu đường. Hai bên có tường xây sát mái kéo thẳng sang tiền đường như kiểu chữ Đinh. Tuy nhiên phần mái vẫn chừa ra một khoảng trống nhỏ ở hai bên thượng điện để duy trì truyền thống chữ Công và cũng là để bổ sung ánh sáng cho Phật điện trong nội thất. Tòa thượng điện 3 gian dọc nhưng do là cầu nối giữa hai nếp nhà ngang trước và sau nên chỉ gian giữa có kết cấu bộ vì độc lập. Các thành phần kiến trúc mập, câu đầu đè
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lên đấu vng thót đáy ở đầu cột. Phần vì nóc được bưng ván kín, chạm hình hổ phù cách điệu ngậm chữ Thọ.
Cùng với kiến trúc tổng thể hài hòa như vậy, chùa Úc Sơn còn để lại một Phật điện vừa phải nhưng khá điển hình. Điều độc đáo là trong bài trí tượng thờ ở chùa Úc Sơn có sự kết hợp hài hịa với ánh sáng tự nhiên và một số am thờ được kiến tạo như hang đá tạo ra một dấu ấn riêng sống động, mang vẻ u tịch và thiêng liêng.
Hiện nay, trong chùa Úc Sơn cịn lưu giữ được 16 cột đá. Có thể nói, trong hệ thống chùa ở Thái Nguyên, đây là ngơi chùa cịn lưu giữ được nhiều cột đá cổ kính nhất. Ngồi ra, chùa cịn lưu giữ 9 bát hương cổ thời Lê cùng hệ thống tượng Phật phong phú và độc đáo – không phải ngôi chùa nào cũng có. Với quy mơ và những hiện vật cổ lưu giữ tại chùa, có thể ví chùa Úc Sơn như một nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng pháp cổ của địa phương, một cơng trình kiến trúc Phật giáo cổ, trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống khơng chỉ của làng Úc Sơn mà cịn của nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận.
2.5.2. Chùa Ha
Chùa Ha (tên chữ là Bà Ha tự) là một cơng trình kiến trúc Phật giáo được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng – thế kỷ XVII. Chùa hiện vẫn còn lưu giữ được kiểu dáng kiến trúc cổ thời Lê.
Về cảnh quan thiên nhiên: Chùa tọa lạc trên một quả đồi thoải rộng 2,5 ha vùng địa linh. Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, thoáng mát. Rừng cây nguyên sinh bao quanh làm cho chùa luôn tĩnh mịch, thanh bạch và cổ kính. Như câu đối được đắp nổi ở cổng chùa:
“Tùng bách thanh thông tranh thắng cảnh Phượng loan tường vũ nhất kỳ quan”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phượng loan tốt đẹp cũng là một kỳ quan)
Chùa Ha có quy mơ lớn, tổng diện tích xây dựng là 735 m2. Kiến trúc chùa theo kiểu chữ Công (工) với 7 gian tiền đường và 4 gian thượng điện, có khu nhà thờ Tổ, thờ Mẫu nằm gọn trong một khn viên khép kín. Khn viên chính có nhà làm tường vây xung quanh càng tạo sự bề thế. Kết cấu bộ vì kèo theo lối chồng rường, quá giang, kẻ chuyền.
Đi từ ngoài vào, cơng trình đầu tiên của chùa Ha là gác chuông. Gác chuông đồng thời là Tam quan có kiến trúc chồng diêm khá độc đáo. Tầng trên nhỏ hơn, tám mái lợp ngói mũi, các góc mái bằng gỗ với các đầu đao mái nhọn cong vút. Tồn khối như bơng sen kiến trúc khổng lồ, nhìn từ xa trơng bề thế, uy nghi.
Qua Tam quan, sân tiền lát gạch Bát Tràng, dài 188m, rộng 14m, diện tích là 252m2. Hai bên cửa chùa dựng hai cột đồng trụ. Phía trên đỉnh cột đắp hình quả găng, trang trí bằng các ơ vuông cầu kỳ, đẹp mắt, dưới khắc chìm chữ Hán bộ đối cổ.
Tịa Tiền đường chùa Ha 7 gian, dài 16m, rộng 5,5m, diện tích 88m2 . Nền nhà cao 0,9m, hiên rộng 0,5m. Tám hàng cột dàn ngang cao 1,6m, chu vi 0,9m đều được làm bằng loại đá xanh quý được đẽo gọt công phu. Khoảng cách các hàng cột là 2,2m, cột cái với cột quân là 2,4m. Dưới dựng cột đá, trên xà nách bằng loại gỗ đinh chịu lực khỏe nối cột cái với cột quân (đồng thời là cột hiên) là hai con rường, còn đỡ mái hiên là con bẩy. Nghệ thuật điêu khắc độc đáo thể hiện qua những đường nét trang trí đục trạm công phu, tinh tế là những giá trị ngun gốc của di tích chùa Ha cịn giữ được.
Kết cấu bộ vì kèo nhà tiền đường có lối chồng rường Thượng tam hạ
tứ thông liền với thượng điện rộng 70m2. Xung quanh nhà được xây kín bằng gạch nung theo kiểu tường hồi bít đốc. Mái lợp ngói mũi hài dàn ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
như vảy cá, nhấp nhơ như sóng nước. Mái chùa xịe rộng, lan xuống thấp mà không nặng nề nhờ những trang trí trên bờ nóc, bờ dải và diềm mái. Trong nội thất tiền đường bài trí ba bàn thờ chính. Bên phải là bàn thờ Đức Ơng. Bên trái có bàn thờ Đức Thánh Tăng. Ở giữa có bàn thờ hướng vào chính điện. Hai bên đặt tượng Hộ pháp là những pho tượng to lớn còn đầy đủ của chùa.
Sau tiền đường, tòa Thượng điện 4 gian với diện tích 70m2
. Nền nhà Thượng điện so với xung quanh khá cao, nếu so với cốt sân trước thì vượt tới 1,24m. Điều này khiến cho cả nội và ngoại thất đều tơn tịa Thượng điện lên cả về chiều cao và sự sang trọng. Thượng điện ghi rõ năm dựng thạch trụ (1716). Cột cái, cột quân cũng đều bằng đá đẽo tròn, trên đặt xà nách nằm ngang bằng loại gỗ tốt chịu lực. Phía trên xà nóc có các con rường, các con rường càng lên cao càng ngắn lại tạo thành tam giác vuông theo độ dốc của mái. Hai câu đầu tạo nên bộ vì nóc được bào trơn, đóng bén, khơng chạm khắc trang trí hoa văn. Trước thượng điện có dựng hai cột đá xanh hình lục lăng cao 1,4m niên hiệu Vĩnh Thịnh 12 (1716) với sáu mặt đều được bào trơn, mài nhẵn và đánh bóng. Trên đỉnh cột đá chạm khắc hình hoa thị và hoa xịi là những biểu tượng của Phật giáo, dưới khắc chìm bài ký chữ Hán ghi sự tích chùa và tên những người làm cơng đức cột đá, tiền của trùng tu tô tạo chùa Bà Ha. Nét khắc sâu, tinh tế, thể hiện nghệ thuật điêu khắc đá đạt trình độ khá cao.
Thượng điện chùa Ha có sự bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam bảo. Các lớp tượng được bài trí theo giáo lý đạo Phật, từ ngồi vào trong cũng là từ thấp lên cao. Các pho tượng cổ đạt tới trình độ cao của nghệ thuật tạc tượng truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sơ đồ 4: Bài trí tƣợng Phật trong thƣợng điện chùa Ha
Lớp tượng
(1) Tam Thế Phật
(2) A di đà
(3) Văn Thù Bồ tát Đức Phật Như lai Phổ Hiền Bồ tát
(4) Nam Tào Ngọc Hoàng Thượng đế
Bắc Đẩu
(5) Thích Ca sơ sinh
(Nguồn tư liệu điền dã)
Ngoài cột đá và tổ tượng cổ, thượng điện chùa Ha còn lưu giữ được nhiều hiện vật khá phong phú. Các bức hoành phi, cửa võng, bài biểu, câu đối, các mảng chạm hổ phù, long vân hội tụ, hoa lá… đều có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cao.
Trong khuôn viên chùa Ha, sau tòa Thượng điện có nhà thờ Tổ, thờ Mẫu gồm 7 gian với diện tích 90m2. Tịa nhà này có tính chất hậu đường nên kết cấu đơn giản, vì kèo kiểu con chồng địn kê. Do nhà dàn hàng ngang, phía trước dường như khơng có cửa nên bên trong chan hịa ánh sáng, là khơng gian mở để gần đời. Trước nhà Tổ có sân, hành lang xung quanh rộng 150m2
. Hai dãy tả, hữu mỗi bên rộng 5 gian dùng làm nơi khánh tiết mỗi khi chùa có lễ, nối tịa tiền đường, thượng điện và nhà Tổ tạo thành một khn viên khép kín, hài hịa cân đối.
Trải qua hơn 400 năm tồn tại, chùa Ha đã xuống cấp nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc cổ thời Lê và bảo lưu được nhiều di vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật độc đáo. Tiêu biểu phải kể đến 28 cột đá, mà điển hình là 2 cột đá hình lục lăng cao 1,4m, trên 6 mặt đều có khắc chữ Hán ghi sự tích chùa và kê những người làm công đức niên hiệu Vĩnh Thịnh 12 (1716); 02 bài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biểu niên hiệu Thành Thái nguyên niên (1889); 01 bức hoành phi chạm khắc đề tài Tứ linh và Tứ quý niên hiệu Thành Thái nguyên niên; 01 bức cửa võng niên hiệu Thành Thái nguyên niên; 40 pho tượng cổ; 06 bộ câu đối cổ nội dung ca ngợi cổ tích danh lam Bà Ha tự niên hiệu Thành Thái nguyên niên (1889) và Thành Thái tam niên (1891); 15 bát hương cổ được trang trí các đề tài tứ linh và lưỡng long chầu nguyệt; 03 mâm bồng và nhiều đồ thờ khác.
Được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng, phát triển và hoàn thiện trong thời Hậu Lê sang thời Nguyễn, đến nay, chùa Ha là một “bảo tàng” về kiến trúc nghệ thuật của nhân dân địa phương. Ngôi chùa cổ 400 năm tuổi cùng với đình Lộng và địa điểm dấu tích Thành Phủ Phú Bình xưa (cách chùa 300m) tạo thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng khơng chỉ của nhân dân Phú Bình mà cả các địa phương liền kề.