Bản thân các ngôi chùa là cơ sở thờ tự Phật giáo ở địa phương, nhưng xét ở các góc độ khác, ngơi chùa cịn là cơ sở văn hố trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mơ hình kiến trúc tổng thể:
Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chng, gác trống theo mơ hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cùng với lối tư duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mơ hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. chùa tháp ở Việt nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng. Theo Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thương thì kiến trúc chùa tháp ở Việt Nam là "một quần thể kiến trúc có quy mơ khơng lớn, tương
xứng với tầm vóc con người, phân bố lớp kiến trúc theo một trục dọc kéo dài gây cảm giác đi sâu không cùng, đưa tự nhiên xen kẽ trong các thành phần, chú trọng cảnh quan sơng nước, vườn chùa, làm cho cơng trình có tính chất cởi mở ln lớn hơn khối thực thể của nó".
Phật giáo để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng cảnh cho huyện Phú Bình.
Các chùa Việt Nam nói chung và chùa Phú Bình nói riêng thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa được quyên góp trong mọi tầng lớp cư dân địa phương, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngồi ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn, hay dựng riêng một bia đá ở sân chùa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên liệu xây dựng cơ bản của các ngơi chùa Phú Bình là gỗ kết hợp với xu hướng gạch xây là yếu tố mới có từ những lần tơn tạo. Phần lớn các ngơi chùa có khung gỗ, xung quanh xây kín bằng gạch nung theo kiểu tường hồi bít đốc chắc khỏe, mái lợp ngói vảy rồng hoặc ngói mũi hài. Về mặt kỹ thuật, chất liệu gỗ không cho phép sự vươn cao của kiến trúc. Các chùa trên địa bàn Phú Bình hầu hết làm theo kiểu đao cong mái lượn, mái thấp trùm nền mang phong cách kiến trúc thời Lê Trung hưng. Kết cấu bộ vì kèo phần lớn được làm theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, “kẻ chuyền giá chiêng”. Các bẩy, xà xuống khá thấp như khẳng định ngôi chùa không phải để vào ra mà chỉ là nơi đặt tượng Phật và bàn thờ Phật.
Chùa Phú Bình thường khơng phải là một cơng trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngơi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa. Các ngơi chùa ở Phú Bình được xây dựng theo nhiều mơ hình kiến trúc khác nhau: theo kiểu chữ "Công", kiểu chữ
"Đinh", hay kiểu "Nội cơng ngoại Quốc". Cụ thể:
Mơ hình kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh" (丁) (nhân dân địa phương thường gọi là hình chi vồ): có nhà chính điện hay cịn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là chùa Phi
Long, chùa Lềnh, chùa Hản (xã Tân Đức), chùa Quyên, chùa Hóa (xã Bảo Lý), chùa Bàn Đạt (xã Bàn Đạt), chùa Phú Mỹ (xã Lương Phú), chùa Lũ Yên (xã Đào Xá), chùa Pheo (xã Kha Sơn)…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sơ đồ 1: Mặt bằng chữ Đinh của chùa Hản (xã Tân Đức)
(Nguồn tư liệu điền dã)
Mơ hình kiến trúc theo kiểu chữ "cơng" (工): chùa có nhà chính điện
và nhà bái đường song song với nhau, được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường
với Phật điện này là ống muống. Tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là chùa Ha (xã Nhã Lộng), chùa Nga My (xã Nga My)…
Sơ đồ 2: Mặt bằng chữ Công của chùa Ha (xã Nhã Lộng)
(Nguồn tư liệu điền dã)
Mơ hình kiến trúc theo kiểu "Nội cơng ngoại Quốc" là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các cơng trình kiến trúc khác
Nhà bái đƣờng Chính điện CHÍNH ĐIỆN NHÀ TĂNG ĐƯỜNG NHÀ HÀNH LANG NHÀ HÀNH LANG NHÀ BÁI ĐƯỜNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Cơng (工), cịn phía ngồi có khung bao quanh như chữ khẩu (囗) hay như ở chữ Quốc (国). Tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này có chùa Úc Sơn (TT Hương Sơn).
Sơ đồ 3: Mặt bằng Nội công ngoại quốc của chùa Úc Sơn (TT Hƣơng Sơn)
(Nguồn tư liệu điền dã)
Ngồi ra có một số chùa được xây dựng nhỏ và đơn giản không xếp vào các mơ hình kiến trúc trên như chùa Cầu Muối (xã Tân Thành) chỉ gồm 2 gian, chùa Đại Lễ 3 gian 2 trái, chùa có tiền tế và hậu cung như chùa Xuân La, chùa Hộ Lệnh, … Ở Phú Bình, khơng có ngơi chùa nào được xây dựng theo mơ hình kiến trúc kiểu chữ "Tam" (三) tức là có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Đó là các cơng trình kiến trúc chính. Ngồi ra, trong một số chùa Phú Bình cịn có những ngơi nhà khác như nhà (điện) thờ mẫu (chùa Lũ Yên, chùa Úc Sơn, chùa Lềnh) nhà tổ là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch (chùa Ha), nhà khánh tiết là nơi chuẩn bị hành lễ (chùa Phú Mỹ, chùa Ha,
NHÀ HỘI ĐỒNG NHÀ HÀNH LANG NHÀ THỜ TỔ VÀ CHƯ VỊ NHÀ HẬU ĐƯỜNG CHÍNH ĐIỆN NHÀ BÁI ĐƯỚNG TĂNG PHÒNG NHÀ HÀNH LANG TĂNG PHÒNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chùa Lềnh) và một số kiến trúc khác như gác chuông và tam quan (chùa Úc Sơn, chùa Ha, chùa Úc Kỳ).
Một số kiến trúc chi tiết:
Tam quan:
Tam quan là cổng vào chùa - một bộ phận quan trọng, thậm chí khơng thể thiếu của ngơi chùa Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, ở Phú Bình, do điều kiện và tính chất của một địa phương vùng trung du miền núi, chỉ những chùa lớn mới có tam quan. Tam quan ở đây là một ngơi nhà với ba cửa vào. Điều đáng chú ý là những ngơi chùa có tam quan ở Phú Bình như chùa Úc Sơn, chùa Ha, chùa Úc Kỳ thì tầng trên của Tam quan đều dùng làm gác chng. Đó là những kiến trúc tam quan theo kiểu chồng diêm hai tầng độc đáo; tầng trên nhỏ hơn, tám mái lợp ngói mũi, các góc mái bằng gỗ với các đầu đao mái nhọn cong vút. Gian giữa tam quan đột khởi gác chng. Tồn khối như bơng sen kiến trúc, nhìn từ xã trơng bề thế uy nghi. Như nội dung câu đối trên cột đồng trụ đầu đốc tòa Thượng điện chùa Ha:
“Viễn chi hữu vọng, sinh lai thứ lĩnh sơn đầu Cao bất khả cấp, đĩnh xuất liên hoa tịa ngoại”
(Dịch nghĩa: Nhìn từ xa trơng lại, ngơi chùa ở trên núi cao Cao ngất gác chng chùa như tịa hoa sen vượt ra ngoài)
Do điều kiện và đặc điểm của địa phương, ở Phú Bình, nhiều ngơi chùa đắp hai cột đồng trụ ở hai bên cửa chùa với ý nghĩa như một cổng ra vào. Ở chùa Phú Mỹ, tương truyền trên hai cột đó có những câu đối và hai chữ Hán lớn Phúc – Lộc nay khơng cịn. Chùa Đại Lễ trên hai cột đắp nổi đuôi phượng, đắp mặt hổ phù.
Sân chùa:
Qua Tam quan (nếu có) là đến sân chùa. Với những ngôi chùa Phú Bình được xây dựng liền kề đình làng theo lối “Tiền thánh hậu Phật” thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vườn cây xanh hay khoảng sân lát gạch kẻ chỉ chính là khơng gian nối đình và chùa. Sân của các ngơi chùa ở Phú Bình thường mát rượi tán cây cổ thụ, cũng có khi được bày đặt các chậu hoa cây cảnh trang nhã, hài hịa với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngơi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đơi khi có các cây hương đá được xây dựng ở đây (chùa Phú Mỹ, chùa Mai Sơn, chùa An Châu, chùa Bàn Đạt, chùa Úc Sơn, chùa Triều Dương), trên đỉnh đặt bát hương, trên thân khắc tên chùa, năm xây dựng hoàn chỉnh chùa hay những người hưng công xây dựng chùa bằng chữ Hán. Trong tiềm thức của người dân địa phương, cây hương đá ở trước sân chùa như vậy là tượng trưng cho cột trụ trời.
Bái đường:
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa ở Phú Bình là nhà bái đường (hay cịn gọi là tiền đường, tiền tế). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi công đức hay kể sự tích của ngơi chùa; chùa An Châu, Đại Lễ đặt cả chng, khánh vì ngồi cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thơng thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây.
Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa. Nếu như với các chùa ở đồng bằng Bắc Bộ, bái đường thơng thường có 5 gian, thì ở chùa Phú Bình, phổ biến hơn cả là kiểu bái đường nhỏ 3 gian (chùa Lũ Yên, chùa Bàn Đạt, chùa Phú Mỹ, chùa Lũa, chùa Úc Sơn, Đại Lễ, chùa Pheo, chùa Quyên, chùa Hóa), những chùa có bái đường 5 gian (chùa An Mỹ), hay 7 gian với diện tích rộng đến 88m2 như chùa Ha là rất ít. Bái đường chùa Phú Bình cơ bản đều chia làm ba cửa vuông rộng, xây bằng gạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua nhà bái đường là chính điện (hay thượng điện). Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa, là trung tâm của sự thờ cúng trong chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật.
Ở Phú Bình, nền nhà chính điện thường cao hơn so với xung quanh, nếu so với cốt sân trước chùa thì cao hơn hẳn. Điều đó khiến cho cả nội và ngoại thất đều tơn tịa Chính điện lên về chiều cao và sự trang trọng. Chính điện ở đây có các lớp bệ thờ xây bằng gạch làm thành bậc từ cao xuống thấp suốt chiều rộng gian nhà, bài trí thờ Phật như một nhang án. Sự bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam bảo, được bài trí theo giáo lý của đạo Phật. Các lớp tượng bày từ ngồi vào trong, bố trí từ thấp lên cao, gợi khơng khí tĩnh lặng thiêng liêng.
Hành lang:
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian. Chùa An Châu, hành lang hai bên thượng điện được thiết kế hình vng, tức là 4 bên nhìn lên đều có mái.
Hậu đường:
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường hay hậu cung), cũng còn gọi là nhà tổ. Hậu đường chùa Phú Bình có kiến trúc hình chữ nhật, một gian hoặc hai gian tùy quy mô từng chùa. Bộ vì được làm bằng gỗ hoặc tre, liên kết với nhau bằng các xà ngang, xà dọc và các cột; xung quanh xây gạch, mái và nền cũng làm như nhà bái đường. Chùa Phú Mỹ, hậu cung nối thẳng với nhà bái đường bởi ba cửa cuốn vòm được thiết kế rất thấp. Chùa An Mỹ hậu cung cũng chia làm ba cửa, nhưng chỉ hai cửa ngách xây cuốn vịm, cịn cửa chính giữa được xây vng. Đáng chú ý, với quy mô lớn hơn, chùa Ha có đến 7 gian nhà thờ Tổ, thờ Mẫu với diện tích lên đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
90m2 làm hậu đường. Nhà được xây dàn ngang, phía trước dường như khơng có cửa, là khơng gian mở để gần đời nên bên trong chan hòa ánh sáng.
Ngồi cơng trình chính, chùa Phú Bình thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ nước... Như chùa Hóa (xã Bảo Lý) có giếng chùa, nhân dân trong vùng quen gọi là giếng Hóa, giếng khơng sâu nhưng chưa bao giờ cạn nước. Cạnh giếng có miếu thờ
Nhị vị nhà bà, tương truyền là cơng chúa Diên Bình và cơng chúa Thiều Dung
– hai vị phu nhân của thủ lĩnh phủ Phú Lương Dương Tự Minh. Hay chùa Pheo (xã Kha Sơn) trước cửa chùa có ao nước trong xanh thường dùng để tắm cho Phật trong các ngày lễ lớn, bên trái cửa chùa là giếng nước và vườn chè ông Sư, bên phải chùa là cánh đồng Điều, tương truyền xưa kia là nơi luyện tập và điều binh khiển tướng, có ao đếm quân (gọi tắt là ao Quân)…
Các ngơi chùa ở Phú Bình cơ bản khơng phức tạp, đồ sộ, nhưng giữ lại được nhiều nét kiến trúc cổ, tao nhã thích hợp với phong cảnh thiên nhiên, tạo nên một vẻ đẹp sơn thủy hữu tình.
Có thể nói, về mặt kiến trúc, kết cấu của ngôi chùa làng ở Phú Bình cũng khơng khác gì nhiều kết cấu của ngơi đền, miếu, hoặc đình – đều là kiểu nhà Việt truyền thống. Duy chỉ có tháp là một kiến trúc riêng của Phật giáo thì nơi đây khơng có.
2.3.2. Điêu khắc
Ở các ngôi chùa trên khắp đất nước Việt Nam, nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo không những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc.
Người ta đã biết rằng, đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang Việt Nam do hai đường: một đường phía nam qua Khơ-me, Chiêm Thành; một đường phía bắc qua Trung Quốc. Du nhập vào Việt Nam, phát triển mạnh dần và trở thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quốc giáo dưới triều Lý và đầu triều Trần (thế kỷ XIII), đạo Phật đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng, ý thức người đương thời và đến cả một thời kỳ dài trên 600 năm về sau. Cùng với đạo Lão, đạo Khổng và những tín ngưỡng vật tổ, những phong tục tập quán lưu truyền xưa, đạo Phật đã có tác động lớn trong việc hình thành một nền nghệ thuật Phật giáo dân tộc. Nói đến nền nghệ thuật Phật giáo ấy, trước hết phải kể đến những điêu khắc đá.
Là nét gạch nối vùng Đông Bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ, văn hóa thờ Phật ở Phú Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống vùng đồng bằng châu thổ. Mặc dù vậy, ở góc độ nghệ thuật điêu khắc, do điều kiện kinh tế - xã hội nơi đây cịn khó khăn nên những chi tiết điêu khắc trang trí trong các ngơi chùa Phú Bình đơn giản và mộc mạc hơn nhiều so với các ngôi chùa vùng đồng bằng châu thổ.
Trong hệ thống chùa ở Phú Bình, rất nhiều chùa cịn lưu giữ lại được các hiện vật đá có niên đại thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Các hiện vật này đều