Đi chùa, lễ Phật, chưa biết lời cầu nguyện của mình cho mình và cho mọi người đến được tai Phật hay không, cũng chưa biết ngày nào mới thấu được triết lý của Phật nhưng chí ít thì cái được và được ngay chính là vẻ đẹp của chùa chiền làm lịng người đến chùa dịu lại.
Tơn giáo của người Việt Nam yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Đến với các chùa ở Phú Bình, khơng chỉ là đến với một nét văn hóa truyền thống đã được chọn lọc qua thăng trầm của lịch sử mà còn đến để chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của mỗi ngôi chùa. Tất cả chùa Phú Bình, dù toạ lạc ở đâu vẫn ln giữ vẻ trầm mặc gắn liền quá khứ với hiện tại và tương lai “tất cả đều mang
trong lòng một sức sống thanh tịnh, vị tha, liên tục và hồn tồn khơng cách ly với những thăng trầm của dân tộc”.
Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Ở Phú Bình cũng vậy, nơi đây phần lớn là những ngôi chùa hàng xã, nhiều ngôi chùa mang tên làng và xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy. Người Việt Nam tin vào phong thủy (địa lý) nên việc chọn địa điểm xây chùa bao giờ cũng cẩn trọng, vì họ tin rằng sự yên ổn của ngơi chùa có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong làng.
"Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống khơng, hoặc có sơng ngịi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky,
thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay khơng có đều được cả. Phía sau khơng nên có núi áp kề, thế là đất tốt...".[23, 121]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ quan niệm đó, các chùa trên địa bàn huyện Phú Bình phần lớn thường tọa lạc trên một đồi cao, đỉnh khá bằng phẳng, trong khung cảnh thiên nhiên đẹp, xung quanh có đồng ruộng, đồi cây tươi tốt, thoáng mát. Với khuôn viên sân chùa rộng rãi, ngay khi vừa bước qua cổng chùa là một không gian xanh mát, trồng rất nhiều loại cây. Trước mặt các ngôi chùa đều quang quẻ. Một số ngơi chùa trước mặt có các gị đống chầu về. Trong tâm thức của đạo Phật đó là biểu hiện quy phụ Phật pháp của mọi lượng thế gian.
Do gắn với tư duy nông nghiệp nên hầu hết các ngơi chùa nói chung và chùa ở Phú Bình nói riêng thường có mối liên quan tới yếu tố nước. Con sông Cầu uốn mình chảy qua phía trước chùa Bàn Đạt, chùa Đại Lễ, phía đơng chùa An Châu; chùa Lũ Yên nhìn ra con sông Đào, chùa Lũa nhìn ra cánh đồng rộng có con sơng Máng chảy quanh, chùa Nghè Hản nằm trên dải đất dọc theo ven tuyến sơng Đào, cảnh quan đắc địa phía trước có một hồ nước rộng hòa quyện với đồi rừng ao hồ như một bức tranh quê, chùa Hóa có giếng chùa cách chùa 100m… Người ta tin rằng, nước là khởi đầu của mọi nguồn hạnh phúc nông nghiệp, và do nước ở thấp nên thường được coi như mang yếu tố âm, các ngôi chùa nổi cao được coi như yếu tố dương. Cả hợp thể trở thành một cặp âm dương đối đãi. Đó là ước vọng của người dân nơi đây về sự sinh sơi phát triển của mn lồi.
Từ địa thế của chùa Phú Bình, trong lịch sử, một số ngơi chùa ở đây đã trở thành nơi đứng chân của phong trào cách mạng. Có thể kể đến như chùa Phú Mỹ nằm trong khu vực có nhiều ao sâu, ruộng trũng, rừng cây rậm rạp cho nên được lựa chọn làm địa điểm liên lạc bí mật, nơi tuyên truyền cách mạng của các cán bộ địa phương và Trung ương hoạt động trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (trước tháng 8/1945).
Chùa Phú Bình phần lớn quay về hướng Nam, như người Việt đã có câu “Lấy vợ hiền hịa, làm nhà hướng Nam”. Hướng Nam đón gió nồm mát,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tránh gió tây nóng, vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành vừa có nghĩa các Đức Phật và Bồ tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong kiếp đời mà cứu vớt. Ngồi ra, cũng có chùa quay mặt về hướng Tây như chùa Triều Dương, … vì người ta tin rằng hướng Tây là một hướng ổn định nhất, hợp với sự vận hành của âm dương, khiến cho thần linh không rời bỏ nghĩa vụ vì chúng sinh đau khổ; hay quay hướng Đơng Nam như chùa Qun, chùa Hóa, chùa An Mỹ.
Cùng với thế đất, nhiều ngôi chùa ở Phú Bình cịn có cây cổ thụ tạo nên phong cảnh yên tĩnh, mát mẻ. Chùa Cầu Muối có cây Trâm Trai trên 300 năm tuổi rủ bóng trong khn viên, sân chùa An Châu mát rượi tán cây đa, cây si, trước cửa chùa Phú Mỹ có cây Xanh cổ thụ, cành rễ xum xuê, tuổi trên 200 năm tạo cảnh quan thâm nghiêm cổ kính, chùa Lũ Yên có cây đa cao 30m đã vài trăm năm tuổi… Cây xanh và cây cổ thụ tạo nên sự hài hòa của thiên nhiên với cơng trình kiến trúc, vừa tơn nhau lên mà khơng lấn át nhau.
Các ngơi chùa ở Phú Bình vừa hịa đồng trong cảnh quan của làng quê bình dị êm ả; vừa kết tinh, khẳng định bản sắc riêng độc đáo như biểu hiện một sức mạnh thiên nhiên vùng “địa linh hội tụ long mạch” với sự huyền diệu mà con người hoài niệm, khát vọng, như câu đối ở đầu hồi tòa Thượng điện chùa Ha:
“Phong nhược lai thìn, mộ cổ thần trung lung thụ để, Vũ lâm tế hậu vân khinh, nguyệt bạch chiếu thiền quan”
(Dịch nghĩa:
Làn gió nhẹ thổi tới, tiếng trống tiếng chng làm rung động tận đáy nước, Sau mưa có mây nhẹ nhàng, trăng sáng chiếu tới tận cửa chùa)
Có thể nói, tất cả mọi cảnh vật trong chùa đều gợi lên nét thanh tịnh, xưa cũ tự bao đời. Chùa Phú Bình được phối trí hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Hình ảnh và mơi trường của các ngơi chùa nơi đây gợi lên trong lịng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người những cảm xúc thăng hoa, thanh thốt. Tuy mỗi chùa có một vẻ khác nhau khơng chùa nào giống chùa nào nhưng có một điểm chung là đều có một khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng như muốn đưa con người vào cõi thiền để tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh cái ác.
Nhìn chung, các ngơi chùa đều được địa phương quan tâm mở mang đường xá, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và khách thập phương đến lễ và vãn cảnh chùa vào các dịp trong năm như: rằm Tháng Giêng, rằm tháng Bảy và tháng Chạp.
Phía trước các ngơi chùa thường là đình làng, chùa cách đình một khoảng sân. Qua điền dã thấy rằng 20/31 (chiếm 64,5%) chùa ở Phú Bình được bố trí theo lối “Tiền Thánh hậu Phật”, như nội dung câu đối ở nghi mơn đình – chùa Phi Long (xã Tân Đức):
“Tiền thần giang thủy ngư văn kệ Hậu phật tùng lâm điểu thánh kinh”
Ngồi chùa Phi Long, có thể kể đến các chùa khác cũng được xếp đặt theo lối này như: chùa Úc Sơn, chùa Cầu Muối, chùa Ca, chùa Xuân La, chùa Phương Độ, chùa Thuần Pháp… Đình trước chùa sau - chùa và đình gắn kết thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương.
Có thể nói, những ngơi chùa hịa vào phong cảnh làng quê, cùng mái đình, cây đa, cánh đồng, giếng nước với con người và những lề thói đậm tính địa phương là bức tranh quê tiêu biểu cho văn hóa vùng đồng bằng - trung du Bắc Bộ đậm đà của huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Ngun nói chung.