PHÂN CẤP QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ VỐN GÓP Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 95)

II. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

PHÂN CẤP QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ VỐN GÓP Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

VÀ QUẢN LÝ VỐN GÓP Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 41: Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay, mua bán hàng trả chậm, bảo lãnh)

giữa Tổng Công ty với những đối tác bên ngoài Tổng Công ty phải theo những nguyên tắc sau:

1. Đối với Tổng Công ty:

- Mức tín dụng tương đương với mức 5% vốn điều lệ trở xuống/1 lần vay do Tổng giám đốc Tổng Công ty quyết định.

- Mức tín dụng tương đương với mức từ 5% đến dưới 10% vốn điều lệ trở xuống/1 lần vay do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.

- Mức tín dụng tương đương với mức từ 10% đến dưới 15% vốn điều lệ trở xuống/1 lần vay do tập thể Hội đồng quản trị quyết định.

- Mức tín dụng tương đương với mức từ 15% vốn điều lệ trở lên/1 lần vay phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Đối với các đơn vị thành viên:

- Mức tín dụng tương đương với mức 15% vốn điều lệ của đơn vị trở xuống/1 lần vay do Giám đốc đơn vị quyết định.

- Mức tín dụng tương đương với mức trên 15% vốn điều lệ của đơn vị /1 lần vay và mọi khoản vay (trừ vay vốn lưu động) của đơn vị sau khi số dư nợ vay vượt quá 30% vốn điều lệ của đơn vị phải trình Tổng giám đốc Tổng Công ty phê duyệt.

3. Tổng Công ty được phép sử dụng các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của Tổng Công ty cũng như được vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các đơn vị thành viên cho các đơn vị thành viên khác vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất của đơn vị với lãi suất nội bộ do Hội đồng quản trị quyết định. Việc cho vay phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, Quy chế này và quy chế cho vay của Tổng Công ty.

- Trường hợp các đơn vị vay vốn từ các nguồn trong và ngoài nước (ngoài Tổng Công ty) thì đơn vị phải chịu trách nhiệm về mục đích, hiệu quả sử dụng và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết, đồng thời phải tuân theo quy định của Điều 41.1 trên đây.

- Trong trường hợp cần thiết, Tổng Công ty sẽ quyết định cho phép đơn vị thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh cho các đơn vị vay vốn trong phạm vi quyền hạn của Tổng Công ty, các quy định của Nhà nước về việc bảo lãnh vay vốn đối với các đơn vị.

Điều 42: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư ra ngoài Tổng Công ty; thu lợi nhuận từ việc đầu tư này; cử người quản lý trực tiếp quản lý phần vốn tại các doanh nghiệp khác.

Điều 43: Đơn vị thành viên hạch toán độc lập được góp vốn vào các doanh nghiệp

khác trên cơ sở có phương án và bằng nguồn vốn của mình được Tổng Công ty phê chuẩn. Giám đốc đơn vị thành viên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn đầu tư ra ngoài Công ty, thu lợi nhuận từ vốn đầu tư này, cử người quản lý trực tiếp phần vốn tại các doanh nghiệp khác. Có nghĩa vụ báo cáo định kỳ với Tổng Công ty về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của liên doanh và chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng Công ty đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty trong các liên doanh đó.

CHƯƠNG VI

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)