Đẩy nhanh việc cổ phần hóa một số đơn vị thành viên

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 50)

V Nộp ngân sách NN Tỷ đồng 27.135 31.512 35.228 13,9%

2. TSCĐ thuê tà

3.2.1.1. Đẩy nhanh việc cổ phần hóa một số đơn vị thành viên

Hiện nay, nhu cầu vốn để phát triển ngành dầu khí là rất lớn. Để đảm bảo tốc độ phát triển ngành dầu khí trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, đòi hỏi phải tăng cường việc đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thăm dò và khai thác. Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 ước tính vào khoảng 10 tỷ USD trong đó nguồn vốn tự có đáp ứng được khoảng 30 đến 40% (www.vneconomy.com.vn ngày 03/09/2003). Nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách cấp vốn dĩ đã hạn hẹp hoặc vốn tự tích lũy của TCT (trong điều kiện phải chịu thuế thu nhập bổ sung như ngành có lợi nhuận độc quyền) thì việc phát triển ngành dầu khí cũng như việc nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn của TCT sẽ rất hạn chế. Hơn nữa, chính việc cổ phần hóa các DN thành viên của TCT sẽ cho phép nhà nước, thông qua cổ phần khống chế hoặc đặc biệt, sẽ kiểm soát được ngành dầu khí trên quy mô lớn về đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật. Ngoài ra, thông qua hình thức tổ chức công ty cổ phần sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi TCT thành một tập đoàn kinh tế theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Ngày 18/11/2003, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 246/2003/QĐ- TTg về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc TCTDKVN đến năm 2005 theo đó sẽ có 8 DN sẽ do Nhà nước giữ 100% vốn và 7 DN sẽ được cổ phần hóa trong 2 năm 2004 và 2005. Để công tác cổ phần hóa được tiến hành đúng tiến độ, TCT cần đôn đốc các DN thành viên nhanh chóng tiến hành các công việc chuẩn bị cho cổ phần hóa DN như thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ. Trên cơ sở đó, tiến hành việc xử lý tài sản như thanh lý, nhượng bán những tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được nữa; xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng kéo dài bằng cách áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị DN là một vấn đề khó khăn vì mặc dù chủ trương cổ phần hóa DNNN đã được thực hiện trong những năm gần đây ở nhiều DN nhưng cho đến hiện nay, vẫn có nhiều ý kiến không thống nhất về phương pháp xác định giá trị DN, mặt khác, quá trình xác định giá trị DN cũng thường kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

Trên thế giới, hiện đang sử dụng nhiều phương pháp xác định giá trị DN như phương pháp so sánh (hay còn gọi là P/E), phương pháp cổ tức, phương pháp dòng tiền chiết khấu "DCF", phương pháp tài sản… Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, theo hướng dẫn tại Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá trị DN khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần (theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần), áp dụng hai phương pháp xác định giá trị DN, đó là:

- Phương pháp xác định giá trị DN theo tài sản.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, việc áp dụng phương pháp xác định giá trị DN theo dòng tiền chiết khấu DCF là tương đối hiện đại, phù hợp với nền kinh tế thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại và thực tế hiện nay cho thấy phương pháp xác định giá trị DN theo tài sản là phù hợp nhất vì phương pháp này đã được áp dụng thành công ở nhiều DN tiến hành cổ phần hóa trước đây và do vậy đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong xử lý các tình huống, các văn bản dưới luật hướng dẫn cho cách xử lý tình huống nêu trên cũng tương đối đầy đủ đáp ứng yêu cầu thực tế cổ phần hóa trong các năm vừa qua. Mặt khác, cũng theo hướng dẫn tại Thông tư 79/2002/TT-BTC, phương pháp xác định giá trị DN theo dòng tiền chiết khấu chỉ áp dụng cho các DNNN hoạt động "trong các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ tài chính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ: có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề của doanh nghiệp trước cổ phần hoá cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp", do đó, các DN thành viên của TCTDKVN không thuộc đối tượng áp dụng phương pháp này.

Sau khi lựa chọn phương pháp xác định giá trị DN, tiến trình cổ phần hóa được thực hiện như sau:

- Lập Hội đồng xác định giá trị DN tại DN: Hội đồng này có trách nhiệm thực hiện công tác cổ phần hóa tại DN của mình.

- Chọn thời điểm cổ phần hóa: Nên chọn thời điểm trùng với ngày kết sổ kế toán ở nước ta là ngày 31 tháng 12 vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm kê, kết số lập các báo cáo tài chính, đối chiếu công nợ với các đốc tác kinh doanh … và cũng trùng với thời điểm kiểm tra hàng năm của các cơ quan nhà nước như thuế vụ, tài chính.

- Sau khi hoàn tất công tác quyết toán (bao gồm việc kiểm kê tài sản, tiền mặt, hàng tồn kho, đối chiếu công nợ…), DN sẽ gửi công văn yêu cầu các cơ quan chức năng như thuế vụ, tài chính tiến hành kiểm tra để xác định các khoản báo cáo về thu nộp ngân sách cũng như báo cáo quyết toán tài chính.

+ Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế của DN tại thời điểm định giá;

+ Báo cáo kết quả kiểm kê xác định giá trị còn lại của toàn bộ tài sản của DN (theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành). Trong đó, giá trị thực tế của tài sản được xác định trên cơ sở giá thị trường và chất lượng của tài sản tại thời điểm định giá. Chất lượng của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng. Việc xác định chất lượng tài sản của doanh nghiệp để cổ phần hoá phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP: Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sản không dưới 20%; đối với tài sản là phương tiện giao thông tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sản phải không dưới 20% và phải đảm bảo các điều kiện để lưu hành theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

+ Các tài liệu khác liên quan đến công tác cổ phần hóa DN.

- Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, DN nộp cho Hội đồng xác định giá trị DN (do Văn phòng Chính phủ ra quyết định thành lập). Trong vòng 15 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ và công văn đề nghị tổ chức thẩm tra và xác định giá trị DN của DN, Hội đồng xác định giá trị DN có nhiệm vụ:

+ Cử tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng xuống thẩm tra việc xác định giá trị của DN và lập biên bản xác định giá trị DN.

+ Xử lý các vấn đề vướng mắc (nếu có), trình Văn phòng Chính phủ các vấn đề ngoài quyền hạn của Hội đồng.

+ Họp thông qua việc xác định giá trị DN, lập biên bản xác định giá trị DN của Hội đồng.

+ Trình Văn phòng Chính phủ ra quyết định phê duyệt giá trị DN và chuyển DNNN thành Công ty cổ phần.

Sau khi đã có quyết định của Văn phòng chính phủ về giá trị DN và quyết định chuyển DNNN thành công ty cổ phần, DN tiến hành việc tổ chức bán

cổ phần lần đầu, họp đại hội cổ đông thành lập cơ cấu tổ chức công ty, đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động.

Như vậy, công tác cổ phần hóa do DN chủ động phần lớn về thời gian. Các văn bản pháp lý quy định trình tự và hồ sơ cho việc xác định giá trị DN theo phương pháp xác định theo tài sản khá đầy đủ và đồng bộ. Sau khi hoàn tất hồ sơ xác định giá trị DN gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt với thời gian thẩm tra phê duyệt là 15 ngày; DN sẽ nhanh chóng hoàn tất việc cổ phần hóa

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)