QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN Điều 4:

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 86)

II. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN Điều 4:

Điều 4:

1. Tổng Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và những nhiệm vụ đặc biệt khác được Nhà nước giao;

2. Tổng Công ty giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên trên cơ sở số vốn và nguồn lực Nhà nước đã giao cho Tổng Công ty, phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị thành viên và phương án sử dụng vốn được Hội đồng quản trị phê duyệt;

3. Tổng Công ty có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao và các loại vốn, tài sản khác trong toàn Tổng Công ty;

4. Nhà nước giao cho Tổng Công ty quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển toàn bộ vốn góp của Chính phủ Việt Nam trong Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro" theo luật pháp Việt Nam và hiệp định liên chính phủ ký ngày 16/07/1991.

Điều 5: Tổng Công ty được sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kịp thời

nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng vốn và quỹ khác với mục đích quy định thì phải theo nguyên tắc hoàn trả. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 6: Tổng Công ty được quyền:

1. Thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc kinh doanh;

2. Điều hòa vốn nhà nước giữa đơn vị thành viên thừa sang đơn vị thành viên thiếu tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh đã được Tổng Công ty phê duyệt.

- Tổng Giám đốc xây dựng phương án điều động, báo cáo Hội đồng quản trị phê duyệt và ra quyết định điều động theo nguyên tắc ghi tăng, giảm vốn. - Trong vòng 10 ngày sau khi điều động, Tổng Công ty báo cáo Cục qản lý

tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp biết.

3. Hội đồng quản trị Tổng Công ty được quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư tới 1.500 tỷ đồng, trong thời gian 15 ngày sau khi quyết định, Hội đồng quản trị Tổng Công ty phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết.

Điều 7:

1. Tổng Công ty được quyền sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty để đầu tư ra ngoài Tổng Công ty. Việc sử dụng quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài Tổng Công ty phải thực hiện theo các quy định của Luật đất đai. Việc đầu tư ra ngoài Tổng Công ty phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh của Tổng Công ty;

2. Trường hợp đầu tư vào các doanh nghiệp khác trong nước, Hội đồng quản trị phê duyệt phương án đầu tư do Tổng Giám đốc đề nghị. trong thời gian 15 ngày sau khi quyết định, phải báo cáo cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và cơ quan quyết định thành lập Tổng Công ty biết.

Trường hợp liên doanh với nước ngoài, Hội đồng quản trị báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp duyệt dự án liên doanh. trường hợp được cơ quan quyết định thành lập Tổng Công ty ủy quyền thì Hội đồng quản trị quyết định. Trong thời gian 15 ngày sau khi quyết định, phải báo cáo cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp biết. Việc cấp giấy phép liên doanh theo pháp luật hiện hành;

3. Tổng Công ty không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác do bố, mẹ, vợ, chồng, con của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc là người quản lý hoặc điều hành;

4. Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư ra ngoài Tổng Công ty; thu lợi nhuận từ họat động đầu tư này; cử người trực tiếp quản lý phần vốn góp tại doanh nghiệp khác.

Tổng Công ty có thể ủy quyền cho đơn vị thành viên hạch toán độc lập nhân danh Tổng Công ty thực hiện một số hình thức và mức độ đầu tư ra ngoài Tổng Công ty.

Điều 8:

1. Tổng Công ty có quyền cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty (trừ những tài sản đi thuê, đi mượn, giữ hộ, nhận cầm cố, thế chấp. Những tài sản đi thuê, đi mượn nếu được bên cho thuê, cho mượn đồng ý thì Tổng Công ty có thể cho thuê lại) theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đảm bảo các thủ tục theo pháp luật. Những tài sản quan trọng thuộc danh mục do Chính phủ quy định khi nhượng bán, cầm cố, cho thuê, thế chấp phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

2. Tài sản trước khi nhượng bán phải được định giá, thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức bán đấu giá công khai. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản và chi phí nhượng bán (nếu có) được hạch toán tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp.

Điều 9:

1. Tổng Công ty được huy động vốn dưới mọi hình thức theo pháp luật quy định để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh. Việc huy động vốn phải tuân theo pháp luật hiện hành và không được làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước của Tổng Công ty. Tổng Công ty chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết trong hợp đồng huy động vốn;

2. Tổng Công ty được vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các đơn vị thành viên, cũng như cho các đơn vị thành viên vay lại với lãi suất nội bộ. Việc vay, trả theo các quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty - Mức lãi suất do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định;

3. Các đơn vị thành viên được huy động vốn theo sự phân cấp, ủy quyền của Tổng Công ty. Đối với việc huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị máy móc do Hội đồng quản trị phê duyệt theo phương án đề nghị của Tổng Giám đốc;

4. Tổng Công ty được bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay vốn trong nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 10:

1. Tổng Công ty thực hiện đúng chế độ trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định thuộc vốn nhà nước được để lại Tổng Công

ty để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Tổng Công ty có thể huy động khấu hao của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập để phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng Công ty. Tổng Giám đốc, theo sự ủy quyền của Hội đồng quản trị, quyết định việc huy động theo hình thức vay trả với lãi suất nội bộ.

Điều 11: Khi xảy ra tổn thất tài sản (hư hỏng, làm giảm giá trị tài sản, mất), Tổng

công ty phải lập Hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo pháp luật hiện hành.

Điều 12: Tổng Công ty được chủ động quyết định thanh lý những tài sản kém, mất

phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản đã hết thời gian sử dụng.

- Tổng Công ty quyết định phương án thanh lý tài sản thuộc Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro" theo đề nghị của Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro". - Những tài sản quan trọng thuộc danh mục do Chính phủ quy định khi thanh

lý phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Đối với những tài sản đã thu hồi đủ vốn, Tổng Giám đốc quyết định việc thanh lý và báo cáo Hội đồng quản trị. Đối với những tài sản chưa thu hồi đủ vốn, Tổng Giám đốc lập phương án thanh lý trình Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thanh lý.

- Khoản chênh lệch giữa giá trị thu được khi thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản và chi phí thanh lý (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Tổng Công ty.

- Tổng Công ty phân cấp, ủy quyền cho các đơn vị thành viên trong việc thanh lý tài sản với mức độ cụ thể ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị thành viên và phù hợp với điểm 15 điều 31 chương III của quy chế này.

MỤC II

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)