NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

V Nộp ngân sách NN Tỷ đồng 27.135 31.512 35.228 13,9%

NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

2. TSCĐ thuê tà

NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

Sau khi phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn tại TCTDKVN từ năm 2001-2003, có thể rút ra một số nhận xét sau:

1. Thành tu

- TCTDKVN luôn đảm bảo được việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao. Vốn chủ sở hữu của TCT đã tăng từ 1.578.068 nghìn USD (31/12/2000) lên 2.608.344 nghìn USD (31/12/2003). TCT thường xuyên tiến hành kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất việc sử dụng vốn, tài sản, quỹ đầu tư phát triển, tình hình công nợ, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, tiền lương, nộp ngân sách, các báo cáo quyết toán hàng quý của các đơn vị thành viên theo quy định của Nhà nước. Qua kiểm tra, hầu hết các đơn vị đều chấp hành và thực hiện tốt các quy định về tài chính, hạch toán kế toán nên không có sai sót gì lớn.

- TCT đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng nhanh vòng quay VLĐ từ 2,46 vòng trong năm 2001 lên 2,51 vòng trong năm 2003.

- Tuổi nợ bình quân của khách hàng phải thu cũng đã được giảm từ 24,54 ngày trong năm 2001 xuống còn 22,79 ngày trong năm 2003.

- Chi phí sử dụng vốn trong những năm gần đây thấp, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cấu trúc vốn nên tình hình tài chính của TCT khá lành mạnh.

2. Tồn tại

- Mặc dù tuổi nợ bình quân giảm dần qua các năm và TCT theo dõi khoản nợ phải thu khá chặt chẽ, nhưng tổng số nợ phải thu cũng đã tăng dần qua các năm, tính đến ngày 31/12/2003 là hơn 227 triệu USD, đây là một khoản tiền rất lớn và việc khách hàng chiếm dụng vốn của TCT ngày càng tăng đòi hỏi cần phải áp dụng nhiều biện pháp thích hợp để theo dõi và thu hồi.

- Tình trạng thiếu vốn ở TCTDKVN sẽ trở nên ngày càng rõ ràng hơn trong những năm tới khi các dự án đầu tư trọng điểm cần rót vốn trong quá trình thực

hiện dự án. Điều này có thể thấy rõ khi nợ dài hạn đã tăng từ 43.536 nghìn USD (31/12/2000) lên tới 406.715 nghìn USD (31/12/2003).

- Mô hình quản lý của TCT hiện nay với vai trò TCT quan hệ với các DN thành viên như một cơ quan quản lý hành chính, giữa các DN thành viên chưa tạo được mối liên hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh; do đó chưa tạo cho DN chủ động sử dụng và quản lý được nguồn vốn có hiệu quả, vốn không được tập trung điều phối hợp lý, còn manh mún không tạo sức mạnh tập trung từ đó gây lãng phí và các chi phí phát sinh không cần thiết.

Ngoài ra, trong nội bộ các DN thành viên cũng chỉ quản lý vốn trên số vốn được cấp, nếu thiếu thì huy động từ các nguồn vay ngân hàng. Mối liên hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn và lợi ích của DN không rõ ràng, chỉ thể hiện trên lợi nhuận thu được, không có mối liên hệ giữa giá trị của DN và thị trường vốn.

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)