Giải pháp đối với vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 65)

V Nộp ngân sách NN Tỷ đồng 27.135 31.512 35.228 13,9%

2. TSCĐ thuê tà

3.2.2.3. Giải pháp đối với vốn đầu tư:

a) Trong nội bộ doanh nghiệp

Đầu tư trong nội bộ DN ở đây có nghĩa là đầu tư thực, đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, cần phải đầu tư phát triển theo chiều sâu theo hướng các TCT và các đơn vị thành viên, trong thẩm quyền cho phép của mình, tự quyết định, tự đánh giá hiệu quả, tự gánh chịu rủi ro và chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, có nghĩa là tự chịu trách nhiệm từ khâu xây dựng dự án, đánh giá hiệu quả dự án, tìm nguồn vốn đến khi dự án hoàn thành, trả lãi nợ gốc đến vấn đề bảo toàn và tăng trưởng vốn của đơn vị.

Đầu tư dài hạn của DN là quá trình sử dụng vốn để hình thành nên những TSCĐ cần thiết đáp ứng cho hoạt động của DN với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận trong một thời gian dài. Việc thực hiện các quyết định đầu tư này có ảnh hưởng rất lớn trong suốt một thời gian dài. Vì vậy, việc xây dựng, lựa chọn các dự án đầu tư dài hạn cần phải được cân nhắc một cách thận trọng trên mọi phương diện và nhất là vấn đề tài chính. Phải tuân thủ đúng quy trình xây dựng dự án từ khâu khảo sát, lập và thẩm định dự án, lập và thẩm định thiết kế và tổng dự toán, đấu thầu, thực hiện… Việc thẩm định dự án cần sử dụng các phương pháp như phương pháp hiện giá thuần (NPV), phương pháp tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn (PP)… Trên cơ sở đó, đưa ra những quyết định lựa chọn chính xác và hợp lý như nhu cầu về vốn, nguồn tài trợ cho dự án và nhất là phải đưa ra những kết luận về tính hiệu quả của dự án, thời gian hoàn vốn, mức độ rủi ro của dự án…có nghĩa là dự án phải đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu được rủi ro.

Nhu cầu đầu tư của TCT có thể nói khá phong phú nhưng nguồn vốn đầu tư lại bị giới hạn nên khi đưa ra các quyết định đầu tư cần phải đầu tư có trọng điểm tránh đầu tư một cách phân tán kém hiệu quả.

b) Bên ngoài doanh nghiệp (liên doanh, liên kết…)

Mục tiêu của các DN nói chung khi thực hiện đầu tư là tối đa hói lợi nhuận nhưng mặt khác cũng muốn hạn chế rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư. Hiện nay, các hoạt động đầu tư ra bên ngoài của TCTDKVN đang có xu hướng ngày càng phát triển và đã mang lại những thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều trở ngại khá lớn về cả cơ chế quản lý của nhà nước lẫn quản lý hoạt động đầu tư tại DN. Do đó, luận văn đề nghị một số giải pháp sau:

- Cần phải xác định chính xác giá trị tài sản đem đi góp và giá trị tài sản bên đối tác góp vốn như hệ thống máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ… bằng các hình thức công khai hóa thông tin như thuê một tổ chức giám định độc lập có năng lực để định giá tài sản của các bên khi góp vốn thành lập liên doanh.

- Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ và Thông tư số 64/2001/TT-BTC ngày 10/08/2001 của Bộ Tài chính về quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở các DN khác tuy đã đề cập đến người chịu trách nhiệm phần vốn này định kỳ phải báo cáo công khai như hồ sơ doanh nghiệp, báo cáo chỉ tiêu tài chính … nhưng chủ yếu nặng về quản lý hành chính và quyền, nghĩa vụ của người quản lý phần vốn này mà chưa chú trọng tới nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất của người quản lý. Do đó, cần phải quy định cụ thể về chế độ làm việc của người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại các DN khác. Đồng thời, phải đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, tránh tình trạng kiêm nhiệm hoặc một số cá nhân quản lý cùng một lúc nhiều đơn vị.

Một phần của tài liệu 152 Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 65)