* Về tạo lập quỹ:
- Người lao động muốn được thụ hưởng nguồn tài chính do quỹ BHXH cung cấp thì phải tham gia và đóng góp đầy đủ tiền BHXH vào quỹ BHXH. Mọi người chủ sử dụng lao động đều phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH để có nguồn tài chính bảo đảm chi trả cho người lao động hưởng các chế độ BHXH. Đây là hai nguồn tài chính chủ yếu và quan trọng nhất để tạo lập quỹ BHXH. Ngoài ra quỹ BHXH được bổ sung thêm từ nguồn lãi do hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ đem lại; các nguồn thu khác nếu có.
- Nhà nước luôn luôn và có trách nhiệm bảo hộ, cấp bù kịp thời cho quỹ trong những trường hợp cần thiết và khi quỹ BHXH bị mất cân đối.
- Trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh và thời gian nào, quỹ BHXH phải thường xuyên có nguồn tài chính nhất định để đảm bảo để chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH khi phát sinh nhu cầu chi trả.
- Quỹ BHXH chủ yếu được sử dụng để chi trả cho người được thụ hưởng BHXH theo chế độ quy định và được xây dựng theo nguyên tắc: chia sẻ rủi ro, điều tiết, phân phối lại thu nhập theo xu hướng điều hòa lợi ích từ những người có thu nhập cao và ổn định cho những người có thu nhập thấp và không may gặp phải biến cố rủi ro làm suy giảm, mất khả năng lao động. Người lao động muốn được thụ hưởng các chế độ BHXH phải có đủ các điều kiện về: thời gian công tác, thời gian đóng góp BHXH vào quỹ BHXH, bị suy giảm sức khoẻ và tuổi đời theo quy định cụ thể của pháp luật.
- Trong trường hợp quỹ BHXH có kết dư thì lượng tiền kết dư tạm thời nhàn rỗi được phép sử dụng để đầu tư, một mặt để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác để bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.
- Chi phí của hoạt động quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt nam để thực hiện dịch vụ BHXH cho người lao động do quỹ BHXH đảm bảo.