Đối tượng thu của Quỹ BHXH:

Một phần của tài liệu 136 Giải pháp đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 33 - 36)

2.2.1.1.1. Đối tượng thu của quỹ Hưu trí và trợ cấp:

a. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:

Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang.

Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác.

Trạm y tế xã, phường, trị trấn.

Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Các tổ chức khác có sử dụng lao động.

b. Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức. c. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

d. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm c nói trên, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.

e. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d nói trên mà đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.

f. Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp. Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng.”

g. Người lao động làm việc trong các cơ sở xã hội hoá ngoài công lập thuộc các ngành: Y tế, Giáo dục, Văn hoá và thể thao.

h. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội và Công an nhân dân.

i. Cán bộ xã, phường, thị trấn.

2.2.1.1.2. Đối tượng thu của Quỹ Khám chữa bệnh bắt buộc:

a. Người lao động Việt nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong:

+ Các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

+ Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội;

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; các cơ quan, tổ chức nước ngoàI, tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác;

+ Các đơn vị tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên.

b. Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ trung ương đến cấp xã, phường.

c. Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng.

d. Người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ;

e. Thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định 63/2002/NĐ- CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ;

g. Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt nam quy định tại Thông tư liên tịch 68 LB/TC-KH ngày 4/11/1996 của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

h. Các đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH;

i. Người nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ;

k. Người đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su).

2.2.1.1.3. Đối tượng thu của quỹ Khám chữa bệnh tự nguyện là mọi công dân Việt nam (trừ những người có thẻ BHYT bắt buộc; thẻ BHYT được cấp theo chính sách xã hội của Chính phủ) đều có quyền tham gia BHYT tự nguyện theo nguyên tắc tập thể, cộng đồng để được chăm sóc sức khỏe.

Một phần của tài liệu 136 Giải pháp đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w