Nhóm giải pháp về chế độ chính sách:

Một phần của tài liệu 136 Giải pháp đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 72 - 78)

Về lý luận, khi hoạch định chế độ chính sách BHXH phải dựa trên các cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội và cơ sở khoa học qua việc tính toán để xác định cân đối dài hạn quỹ BHXH và để định ra chế độ thu BHXH, mức chi phí cho các chế độ BHXH nhằm vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong tình hình cụ thể của nước nhà, vừa đảm bảo quyền lợi thụ hưởng chế độ BHXH của người tham gia BHXH nói riêng, mọi người lao động nói chung. Với việc xác định quỹ BHXH được cân đối lâu dài, luôn đảm bảo khả năng chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Vì vậy, tác giả Luận văn đề xuất một số giải pháp đối với các chế độ, chính sách BHXH như sau:

Một là, về tuổi nghỉ hưu: Đây là nhân tố tác động mạnh đến cán cân thu - chi của Quỹ BHXH, bởi vì quỹ hưu trí và tử tuất chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ quỹ BHXH. Hiện nay, do thực hiện chủ trương sắp xếp bộ

máy, tinh giản biên chế, Đảng và Nhà nước ta đã sử dụng nhiều biện pháp; trong đó có biện pháp ưu đãi giảm tuổi nghỉ hưu, tăng tỷ lệ hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi... tất yếu sẽ dẫn đến không chỉ làm giảm nguồn thu vào quỹ mà còn làm cho nguồn chi từ quỹ tăng lên rất nhanh.

Theo quy định của Bộ Luật lao động, tuổi nghỉ hưu chung đối với nam là 60 tuổi, đối với nữ là 55 tuổi. Nếu thực hiện điều chỉnh giảm hoặc tăng tuổi nghỉ hưu với tất cả các loại hình lao động thì sẽ trực tiếp tác động đến số thu, số chi BHXH cũng như khả năng cân đối Quỹ BHXH (nếu giảm 5 tuổi thì Quỹ BHXH sẽ giảm thu BHXH 60 tháng, đồng thời phải chi thêm 60 tháng lương hưu và trợ cấp xã hội; ngược lại, nếu tăng tuổi nghỉ hưu thêm 5 tuổi thì số thu BHXH sẽ tăng thêm 60 tháng). Vì vậy, trong tương lai, khi điều kiện làm việc và mức sống xã hội được nâng cao, lúc đó tuổi thọ của con người tăng lên thì cần thiết phải điều chỉnh tăng dần độ tuổi nghỉ hưu; trước mắt chưa nên tăng tuổi nghỉ hưu ngay một lần một vài tuổi mà tăng dần mỗi năm 1/2 tuổi đến khi đạt độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là 65 tuổi, đối với nữ là 60 tuổi. Trường hợp cá biệt do giảm biên chế hoặc xắp xếp lại lực lượng lao động mà phải giảm tuổi nghỉ hưu thì cần có chế độ tài chính riêng do NSNN bảo đảm.

Hai là, về đối tượng tham gia BHXH: Quỹ BHXH thực hiện chính sách

xã hội có chức năng phân phối lại thu nhập do Nhà nước quản lý. Do vậy, quỹ BHXH phải được tính toán, đảm bảo cân đối ổn định lâu dài (đa số các nước trên thế giới đều cân đối từ 50 năm trở lên) để vừa bảo đảm việc trợ cấp được ổn định, vừa bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội, không gây ra những sức ép nặng nề về tài chính có thể dẫn đến khủng hoảng về chính sách xã hội. Ở nước ta vấn đề cân đối giữa thu và chi dài hạn của quỹ BHXH có nhiều khả năng, bởi vì hiện nay số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia BHXH còn chiếm tỷ lệ cao (gần 90%). Do đó, cần có chính sách mở rộng, động viên thêm đối tượng tham gia BHXH, không chỉ đối với lao động thuộc khu vực Nhà nước, các doanh nghiệp mà cả đối với lao động ở các

thành phần kinh tế; đồng thời, sớm ban hành chế độ BHXH tự nguyện, trong đó quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của người tham gia, trách nhiệm của Nhà nước để thu hút tầng lớp dân cư có điều kiện tham gia đóng góp, tích luỹ cho bản thân khi tuổi già, góp phần ổn định xã hội, có như vậy nguồn thu vào quỹ BHXH hàng năm được tăng lên, tồn tích của quỹ ngày càng tăng, tăng nguồn đầu tư tăng trưởng, bảo đảm quỹ BHXH ổn định lâu dài.

Ba là, về mức đóng góp của chủ sử dụng lao động và người lao động: Cần phải lấy nguyên tắc đảm bảo cân đối lâu dài quỹ BHXH là một trong những nguyên tắc quan trọng để làm căn cứ trong việc hoàn chỉnh chính sách thu BHXH. Trên cơ sở nguyên tắc này, xác định mức đóng BHXH hợp lý cho từng thời kỳ, tính toán nâng dần mức thu BHXH sao cho quỹ BHXH không bị mất cân đối sớm. Hiện nay, ở Việt nam, mức đóng BHXH là 20% tổng quỹ tiền lương; các nước trên thế giới có quy định mức đóng góp của chủ sử dụng lao động và người lao động vào quỹ BHXH gần bằng nhau và có tỷ lệ đóng cao hơn của nước ta hiện nay. Chẳng hạn như: ở Đức, để hình thành quỹ trợ cấp tuổi già, giảm khả năng lao động, tử tuất, người lao động và người sử dụng lao động đóng 41,5% thu nhập, trong đó người lao động đóng 20,75% người sử dụng lao động đóng 20,75%. Tương tự ở Croatia tỷ lệ đóng tương ứng là 21,5%; 10,75% và 10,75%. Ở Áo là 22,5%; 10,25% và 12,25%.

Tuy nhiên, ở nước ta trong những năm trước mắt nền kinh tế chưa phát triển và chưa ổn định, việc nâng mức đóng BHXH là việc hết sức khó khăn vì nó liên quan nhiều đến thu nhập, đời sống của người lao động và chi phí đầu vào của sản phẩm, cho nên giữ nguyên mức đóng BHXH là 20% so với tổng quỹ tiền lương (qua gần 10 năm áp dụng mức đóng BHXH bằng 20% tổng quỹ lương cho thấy các doanh nghiệp có thể chấp nhận được). Hiện nay, Luật BHXH đang được dự thảo; trong đó có dự kiến việc điều chỉnh mức đóng BHXH vào quỹ BHXH, cụ thể: mức thu BHXH từ nay đến năm 2009 vẫn giữa ở mức 20% tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH (trong đó:

người sử dụng lao động đóng 15% tổng Quỹ lương và người sử dụng lao động đóng 5% tổng quỹ lương); từ năm 2010 đến năm 2015, cứ mỗi 2 năm tăng thêm 2% (người sử dụng lao động đóng thêm 1% và người lao động đóng thêm 1% tổng quỹ lương) để từ năm 2015 trở đi, mức thu BHXH đạt 26% tổng quỹ lương (quỹ Hưu trí và trợ cấp: 20%; Chi ốm đau, thai sản 3% và chi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 1%). Như trên đã phân tích, nếu thực hiện việc điều chỉnh như trên thì quỹ BHXH sẽ kéo dài thời gian cân đối thêm khoảng 16 năm. Việc quy định điều chỉnh nâng mức đóng BHXH như trên là hợp lý, biên độ điều chỉnh qua các năm thấp sẽ không làm xáo trộn việc đóng BHXH của các doanh nghiệp và của người lao động; mặt khác, các doanh nghiệp vẫn có thể chấp nhận được. Vì vậy, nếu Quốc hội sớm thông qua Luật BHXH sẽ giải quyết được một phần khó khăn về cân đối quỹ BHXH.

Bốn là, về chi BHXH: Khi thực hiện cải cách tiền lương, người lao

động được cải thiện về tiền lương và thu nhập hàng tháng, nghiên cứu để điều chỉnh tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH cho phù hợp với mức đóng góp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không giảm số tuyệt đối về lương hưu và trợ cấp hàng tháng, đồng thời đảm bảo ngang bằng với việc tăng mức sống. Hiện nay, theo quy định thì người lao động có 30 năm tham gia BHXH và đủ điều kiện tuổi đời được hưởng tỷ lệ lương hưu là 75% lương bình quân 5 năm cuối. Tỷ lệ này là cao, chưa phù hợp với mức đóng BHXH, đa số các nước trên thế giới mức hưởng tối đa hiện nay là từ 60% đến 65%.

Năm là, về tỷ lệ chi các chế độ BHXH ngắn hạn trên tổng quỹ lương:

Theo quy định hiện hành, trong số 15% so với tổng quỹ tiền lương do người sử dụng lao động đóng cho cơ quan BHXH thì 10% để chi cho các chế độ hưu trí và tử tuất và 5% để chi cho các chế độ BHXH ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Việc quy định như trên đã cụ thể được số thu và chi của quỹ ngắn hạn và quỹ hưu trí và trợ cấp dài hạn; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán thu chi của các Quỹ.

Tuy nhiên, với việc quy định tỷ lệ 5% để chi cho các chế độ BHXH ngắn hạn như hiện nay không sát với thực tế và thường cao hơn so với số thực chi các chế ngắn hạn, dẫn đến còn dư Quỹ hưu trí và trợ cấp ngắn hạn làm cho công tác cân đối quỹ BHXH nhiều khi bị động. Vì vậy, nếu chuyển 1% số thu từ quỹ ngắn hạn sang quỹ hưu trí và trợ cấp dài hạn do người sử dụng lao động đóng, tức là số thu của quỹ hưu trí và trợ cấp ngắn hạn bằng 4% quỹ tiền lương đóng BHXH, số thu của Quỹ hưu trí và trợ cấp dài hạn bằng 11% tổng quỹ tiền lương đóng BHXH thì sẽ làm tăng khả năng cân đối quỹ BHXH, đồng thời tạo chủ động cho công tác tính toán, cân đối quỹ.

Sáu là, về cách tính tỷ lệ hưởng hưu hàng tháng: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Điều lệ BHXH sửa đổi theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ: người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2% đối với lao động nam và 3% đối với lao động nữ; mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức tính bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Cách tính như trên đã quy định cụ thể cách tính tỷ lệ hưởng hưu hàng tháng căn cứ vào số năm đóng BHXH nhưng chưa bình đẳng về số năm đóng BHXH để hưởng hưu tháng giữa nam và nữ. Ví dụ: Lao động nam và lao động nữ cùng có thời gian công tác như nhau, nhưng theo quy định lao động nữ sẽ nghỉ hưu sớm hơn lao động nam 5 năm; lao động nữ chỉ công tác và có 25 năm đóng BHXH liên tục sẽ được hưởng hưu hàng tháng bằng 75% mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH, trong khi lao động nam phải công tác đến 30 năm nhưng cũng vẫn chỉ được hưởng hưu hàng tháng bằng 75% mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH. Vì vậy, cần sửa đổi cách tính tỷ lệ hưởng hưu hàng tháng để tiến tới bình đẳng giữa nam và nữ về thời gian đóng BHXH và mức hưởng lương hưu.

Bảy là, về thời gian đóng BHXH: Theo Điều lệ BHXH, điều kiện

với nam và 55 tuổi đối với nữ mà có thời gian đóng BHXH tối thiểu 20 năm thì sẽ được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc được hưởng mức lương hưu hàng tháng thấp hơn nếu có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế; sự ổn định về tổ chức bộ máy quản lý của các Bộ, ngành và sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thì thời gian công tác của cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước cũng như của người lao động đang làm việc cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế đang được kéo dài ra và thời gian đóng BHXH cũng ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, nếu nâng thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu hàng tháng lên 25 năm thì sẽ góp phần làm giảm gánh nặng chi trả lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH.

Tám là, về cách xác định lương hưu: Hiện nay mức tiền lương làm cơ

sở để tính lương hưu là mức lương bình quân 5 năm cuối. Điều này không đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng và chênh lệch tăng tiền lương hưu khoảng 40% nếu so với cách tính lương hưu theo tiền lương đóng BHXH toàn bộ quá trình tham gia. Vì vậy cần phải điều chỉnh quy định mức tiền lương làm cơ sở để tính lương hưu những đối tượng hiện tại tính bình quân 5 năm thì nghiên cứu trong thời gian tới có thể điều chỉnh bình quân 10 năm và tiến tới bình quân đóng BHXH toàn bộ quá trình tham gia.

Chín là, về điều chỉnh tiền lương hưu: Khi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cho phép điều chỉnh tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống cho mọi người dân, thì người nghỉ hưu cũng được hưởng quyền lợi đó. Nhưng cũng cần phải thấy rằng người nghỉ hưu không còn trực tiếp đóng góp vào quỹ BHXH, vì vậy việc điều chỉnh tăng thu nhập cho người nghỉ hưu không nên gắn liền với chính sách tăng tiền lương cho người lao động đang làm việc, mà nên điều chỉnh theo hướng: tăng mức chi tuyệt đối cho mọi người như chúng ta đã thực hiện tăng 25.000đ/người/tháng cho đối tượng nghỉ hưu trước 1985; không nên tăng theo tỷ lệ như các lần điều chỉnh tiền lương hưu gần đây. Tránh tình trạng người có mức lương hưu cao thì được điều chỉnh

tăng càng nhiều, người có mức lương hưu thấp (thường có đời sống khó khăn) thì lại được tăng ít, dẫn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập ngày càng lớn ngay đối với những người cùng hưởng lương hưu. Mà lẽ ra việc tăng thu nhập cho người hưởng lương hưu được hiểu gần như là một khoản phúc lợi xã hội mà mọi người phải được hưởng tương đối như nhau. Vì vậy, trong thời gian tới nên tách việc điều chỉnh tăng lương cho người lao động với việc tăng thu nhập cho người nghỉ hưu.

Mười là, về chế độ ốm đau: Cần quy định cụ thể hơn về việc nghỉ ốm

đau để hưởng chế độ BHXH, tránh sự lạm dụng của người lao động và sự tùy tiện của một số cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm đau. Có thể quy định người lao động ốm phải nghỉ làm việc đến ngày thứ 3 mới được hưởng BHXH như một số nước trên thế giới đã từng quy định. Có hình thức xử phạt nặng bằng tiền hoặc đình chỉ không cho quyền cấp giấy nghỉ ốm đối với những bác sĩ (hoặc y sĩ) và cơ sở khám chữa bệnh nếu vi phạm nhiều lần hoặc nghiêm trọng.

Mười một là, về chế độ thai sản: Phải quy định thời gian người lao

động đã có đóng góp vào quỹ BHXH trong một thời gian tối thiểu nào đó mới được hưởng chế độ thai sản. Nếu không đủ thời gian đóng theo quy định thì chỉ được hưởng mức trợ cấp thấp hơn. Chẳng hạn như: người lao động phải đóng BHXH trong thời gian tối thiểu là 2 năm mới được hưởng đủ chế độ thai sản như hiện nay.

Mười hai là, về chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Quy định thời gian khám định kỳ (khoảng 2 năm 1 lần) đối với chế độ này, nếu mức độ suy giảm sức khỏe tăng hoặc giảm thì được điều chỉnh chế độ hưởng theo mức độ suy giảm thực tế sau khi khám định kỳ.

Một phần của tài liệu 136 Giải pháp đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w