Đối tượng tham gia BHXH và tình hình thu Quỹ BHXH:

Một phần của tài liệu 136 Giải pháp đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 40 - 44)

2.2.1.3.1. Quỹ Hưu trí và trợ cấp:

Đối tượng tham gia BHXH kể từ 1/1995 đến hết năm 2004 tăng khá nhanh, từ 2,85 triệu người năm 1995 tăng lên 5,82 triệu người năm 2004, trong thời gian này số giảm do nghỉ hưu và nghỉ hưởng trợ cấp một lần là 0,93 triệu người. Như vậy, số đối tượng tham gia BHXH tăng tuyệt đối là 2,04 triệu người (bình quân 204 nghìn người/năm), đây là yếu tố cơ bản để Quỹ BHXH tăng thu và đảm bảo cân đối lâu dài.

Số người có thời gian tham gia BHXH trước 1/1995 giảm dần qua các năm do đủ điều kiện nghỉ hưu và nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp một lần, bình quân giảm 109,5 nghìn người/năm (tương đương mức giảm 4%/năm); đối tượng này phụ thuộc vào điều kiện tuổi đời (theo nhóm độ tuổi chia ra lao động nam và lao động nữ).

Số liệu thống kê lao động tham gia BHXH đến tháng 12/2004 được thể hiện ở bảng số liệu 1.

Bảng 1: Số liệu thống kê lao động tham gia BHXH đến tháng 12/2004

Tiêu thức Lao động chung Lao động trước tháng 01/1995

Tổng số người % so tổng lao động Trong đó: nữ (người) % so tổng độ tuổi Tổng số người % so tổng lao động Trong đó: nữ (người) % so tổng độ tuổi Tổng số lao động 5.820.000 2.825.028 48,54% 2.233.174 1.086.174 48,64%

Lao động theo độ tuổi

Đến 20 tuổi 93.120 1,60 85.298 91,60 Từ 21 đến 30 tuổi 2.067.267 35,52 1.120.711 54,20 83.535 3,74 45.359 54,30 Từ 31 đến 40 tuổi 1.913.034 32,87 832.552 43,50 708.239 38,43 407.873 57,59 Từ 41 đến 45 tuổi 874.162 15,02 415.839 47,60 635.450 28,46 333.594 52,50 Từ 46 đến 50 tuổi 509.250 8,75 236.852 46,50 382.893 17,15 192.426 50,26 Từ 51 đến 55 tuổi 286.926 4,93 128.313 44,70 215.733 9,66 105.225 48,78 Từ 56 đến 60 tuổi 69.840 1,20 5.461 7,80 52.511 2,35 1.697 3,23 Trên 60 tuổi 6.401 0,11 4.813 0,22 0

Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Số liệu bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ cơ cấu về giới tính tương đối ngang nhau (nam 51,46%, nữ 48,54%), điều này ảnh hưởng lớn đến Quỹ BHXH vì tuổi nghỉ hưu của nữ sớm hơn nam 5 tuổi.

Về độ tuổi của người lao động tham gia BHXH bình quân chung là 35,04 tuổi, chủ yếu trong độ tuổi 25 đến 40 tuổi. Riêng đối với người có thời gian tham gia BHXH trước 1/1995 có tuổi đời cao hơn, bình quân 42,12 tuổi, tập trung trong khoảng độ tuổi từ 36 đến 48 tuổi. Với cơ cấu về độ tuổi như vậy, dự báo cho chúng ta biết số người nghỉ hưu sẽ tập trung chủ yếu vào các năm 2017 đến 2022 đối với các đối tượng tham gia BHXH trước 1/1995.

Bảng 2: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THU QUỸ HƯU TRÍ VÀ TRỢ CẤP

STT Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

1 Tổng số lao động người 3.231.444 3.572.352 3.765.389 3.860.000 4.127.680 4.375.925 4.522.785 5.387.258 5.820.0002 Quỹ lương căn cứ 2 Quỹ lương căn cứ

đóng BHXH Tr. đồng 13.024.187 17.978.118 19.225.398 20.197.465 26.787.041 32.310.330 34.355.941 48.005.550 54.385.000

3 Lương bình quân tháng đóng BHXH đồng 335.872 419.381 425.485 436.042 540.801 615.304 633.016 879.222 778.704

4

Số tiền phải thu BHXH trong năm (theo Quỹ lương)

Tr.đồng 2.604.837 3.595.624 3.845.080 4.039.493 5.357.408 6.462.066 6.871.188 9.601.110 10.877.000 5 Số tiền thực thu trong năm Tr.đồng 2.628.216 3.514.471 3.921.988 4.201.475 5.213.163 6.424.267 6.965.365 9.626.714 10.877.000 6 Tỷ lệ đã thu/phải thu % 100,90 97,74 102,00 104,01 97,31 99,42 101,37 100,27 100,00

Ghi chú: Tiền thu BHXH và tiền lương tính theo mức tiền lương tối thiểu từng thời điểm (năm 1996 mức 120.000 đồng; năm 1997 đến 1998 mức 144.000 đồng; năm 2000 mức 180.000 đồng; năm 2001 đến năm 2002 mức 210.000 đồng; năm 2003 đến tháng 12/2004 là 290.000 đồng.

Số liệu bảng 2 cho thấy:

Số thu BHXH tăng bình quân hàng năm khoảng 916 tỷ đồng do đối tượng tham gia BHXH tăng và mức tiền lương tối thiểu tăng (tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH tăng), nhất là giai đoạn 2000 - 2004, mức tăng bình quân là 1.335 tỷ đồng/năm. Với xu hướng này giúp cho số thu BHXH hàng năm tăng về số tuyệt đối. Tuy nhiên, số chi BHXH từ Quỹ cũng tăng do việc tăng tiền lương tối thiểu, nhưng hiện tại do số người hưởng chế độ BHXH hàng tháng từ Quỹ chưa nhiều, nên trong những năm đầu số dư của Quỹ có tốc độ tăng nhanh, đến khi có nhiều người hưởng chế độ hàng tháng từ Quỹ thì đây là vấn đề khó khăn cho việc đảm bảo cân đối Quỹ BHXH.

2.2.1.3.2. Quỹ khám chữa bệnh bắt buộc và Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện: Đối tượng tham gia BHYT ngày càng mở rộng trong những năm gần đây. Tổng số người tham gia các loại hình bảo hiểm y tế tăng từ gần 10 triệu người năm 1998 lên hơn 18,3 triệu người năm 2004, chiếm tỷ lệ khoảng 22,9% dân số cả nước. Đối tượng tham gia của Quỹ Khám chữa bệnh bắt buộc và Quỹ Khám chữa bệnh tự nguyên được thể hiện qua biểu số 3 dưới đây:

Bảng 3: Số người tham gia Bảo hiểm Y tế từ năm 1998 đến năm 2004

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam

Năm Tổng số người có BHYT Tỷ lệ % dân số có BHYT BHYT bắt buộc BHYT tự nguyện BHYT người nghèo 1998 9.892 12,7 6.069 3.689 134 1999 10.232 13,4 6.355 3.384 493 2000 10.399 13,4 6.469 3.089 841 2001 11.556 15,8 6.979 3.089 1.488 2002 13.025 16,5 6.977 4.393 1.655 2003 16.432 20,5 8.077 5.098 3.253 2004 18.371 22,9 8.641 5.871 3.859

Số người tham gia BHYT tăng hàng năm là do Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã mở rộng thêm một số đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như: Người có công với cách mạng, cán bộ xã, phường, thị trấn; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp không thuộc biên chế Nhà nước, cán bộ y tế cơ sở; giáo viên mầm non, nhà trẻ, thân nhân sỹ quan quân đội đang tại ngũ và các chính sách chăm sóc sức khỏe người nghèo thông qua hình thức mua thẻ BHYT đã làm cho số người tham gia BHYT tăng thêm hàng năm. Số học sinh tham gia BHYT tự nguyện ngày càng nhiều. Với việc ban hành Quyết định 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì số người nghèo được cấp thẻ BHYT cũng tăng lên.

Tổng số thu từ BHYT năm 2004 ước khoảng 2.189 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 1998 (Biểu số 4), trong đó, số thu từ BHYT bắt buộc chiếm gần 90% tổng số thu của Quỹ Khám chữa bệnh. Số thu tăng một phần là do số đối tượng tham gia BHYT tăng và một phần là do mức đóng BHYT của đối tượng bắt buộc tăng khi Nhà nước điều chỉnh tăng mức tiền lương tối thiểu qua các thời kỳ.

Bảng 4: Tình hình thu Bảo hiểm Y tế từ năm 1998 đến năm 2004

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam

Một phần của tài liệu 136 Giải pháp đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w