Ngay sau khi ban hành Nghị định 12/CP về việc ban hành Điều lệ BHXH, ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 19/CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt nam. Nghị định này quy định thành lập Bảo hiểm xã hội Việt nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo phát luật của Nhà nước. Để quy định thống nhất công tác quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt nam, ngày 26/09/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 606-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của Bảo hiểm xã hội Việt nam, theo đó, ngoài việc quy định chế độ thu, nhiệm vụ chi của Quỹ BHXH theo Nghị định 12/CP, các chi phí hoạt động của bộ máy quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản của BHXH các cấp trong thời gian đầu tạm thời do NSNN cấp.
Sau gần 10 năm hoạt động, cơ chế quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt nam đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng tính chủ động khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu của Quỹ BHXH, từng bước giảm dần số chi từ NSNN cho Quỹ BHXH, cụ thể:
- Ngày 26/01/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt nam, theo Quyết định 20/1998/QĐ-TTg, Quỹ BHXH dùng để chi trả cho các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Nghị định 12/CP. Chi phí quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam lấy từ Quỹ BHXH được tính bằng tỷ lệ % trên số thực thu BHXH hàng năm (do người sử dụng lao động và người lao động đóng góp). Chi phí quản lý được tính bằng tỷ lệ 6% trong 5 năm. Kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam do NSNN cân đối dần trong một số năm và một phần từ các khoản thu nhập do hoạt động bảo tồn giá trị và tăng trưởng Quỹ BHXH đem lại.
- Ngày 28/6/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 100/2001/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt nam, theo đó, nguồn kinh phí chi quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam được lấy từ lãi thu được do thực hiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ và được tính bằng 4% trên số thực thu BHXH hàng năm. Tỷ lệ này được áp dụng trong hai năm 2001 và 2002.
- Ngày 02/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Bảo
hiểm xã hội Việt nam, theo đó: Quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế; đóng góp của người sử dụng lao động; Nhà nước đóng và hỗ trợ; tiền sinh lời từ hoạt động bảo toàn, tăng trưởng Quỹ và nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH dùng để chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH từ sau ngày 01 tháng 10 năm 1995; chi bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; chi quản lý bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam; chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi khác. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam được trích từ tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn, tăng trưởng Quỹ. Chi quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam được trích từ tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn các Quỹ, mức trích bằng 4% trên số thực thu BHXH và bảo hiểm y tế phần do người sử dụng lao động và các đối tượng tham gia bảo hiểm đóng, áp dụng từ năm 2003 đến năm 2005.
Việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thu, chi và cân đối Quỹ BHXH. Tình hình cân đối Quỹ BHXH cụ thể như sau:
2.2.2.3.1. Quỹ Hưu trí và trợ cấp:
Kể từ khi thành lập Bảo hiểm xã hội Việt nam, công tác thu chi của Quỹ đã dần đi vào nề nếp; việc quản lý công tác thu, chi trả cho các đối tượng được tập trung tại một đầu mối, đó là cơ quan BHXH, chính vì vậy, liên tiếp trong những năm gần đây số thu chế độ Bảo hiểm xã hôi tăng rất nhanh, không những đảm bảo có nguồn chi trả kịp thời cho các đối tượng hưởng hưu mà còn có kết dư ngày càng lớn để Bảo hiểm xã hội Việt nam đầu tư, tăng trưởng Quỹ.
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam
Từ số liệu bảng 9 cho thấy: Tốc độ tăng thu chế độ BHXH không ổn định, nó phụ thuộc vào số lượng đối tượng tham gia BHXH của từng năm và sự thay đổi của chế độ tiền lương của Nhà nước, song nhìn chung, số thu chế độ BHXH tăng bình quân từ 8% đến 38%. Từ năm 2001 đến năm 2004, số thu BHXH tăng lớn về số tuyệt đối, tăng gần 4.450 tỷ đồng, từ 6.424 tỷ đồng (năm 2001) ước tăng lên 10.877 tỷ đồng (năm 2004), số tăng thu BHXH này là do thực hiện chế độ tiền lương mới và đối tượng tham gia BHXH tăng.
Chi BHXH cũng gia tăng qua các năm, trong khi mức chi trả BHXH cho đối tượng hưởng chậm hoặc không thay đổi, điều này thể hiện càng ngày càng có nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp từ BHXH. Nếu như năm 1995, Quỹ BHXH chỉ chi trả cho các đối tượng 41,9 tỷ đồng thì đến năm 2004, tổng số chi trả cho các đối tượng đã tăng lên 4.831 tỷ đồng, gấp hơn 115 lần
Bảng số 9. Tổng hợp cân đối Quỹ Hưu trí và trợ cấp qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm Tồn Quỹ đầu kỳ Thu Quỹ BHXH Chi Quỹ BHXH
Tổng cộng thu chế độ BHXH Lãi từ đầu tư tăng trưởng Quỹ và thu khác Tổng chi Chi chế độ BHXH Chi quản lý bộ máy, chi đầu tư tăng
trưởng Quỹ; chi khác 1995 0 788.486 788.486 41.954 41.954 5,32 746.532 1996 746.532 2.628.216 2.628.216 1.591.327 480.805 1.110.522 18,29 1.783.421 1997 2.968.697 3.514.471 3.514.471 740.005 612.404 127.601 17,43 5.743.163 1998 5.743.163 4.056.399 3.921.988 134.411 911.575 751.629 159.946 19,16 8.887.987 1999 8.887.987 4.468.653 4.201.475 267.178 1.115.217 940.351 174.866 22,38 12.241.423 2000 12.241.423 5.570.140 5.213.163 356.977 1.526.145 1.335.283 190.862 25,61 16.285.418 2001 16.285.418 7.499.191 6.424.267 1.074.924 2.094.432 1.856.340 238.092 28,90 21.690.177 2002 21.690.177 8.039.287 6.965.365 1.073.922 3.222.335 2.585.555 636.780 37,12 26.507.129 2003 26.507.129 11.359.227 9.626.714 1.732.513 4.167.564 3.792.031 375.533 39,39 33.698.792 2004 33.698.792 12.834.000 10.877.000 1.957.000 5.294.640 4.831.225 463.415 44,42 41.238.152
so năm 1999; điều này cũng dễ hiểu vì số lượng đối tượng do Quỹ BHXH đảm bảo liên tục tăng nhanh trong những năm đó, theo số liệu từ Bảng số 6, năm 1995, Quỹ chỉ chi trả BHXH cho 976 người thì đến năm 2004 ước chi trả cho 362.419 đối tượng.
Mặc dù chi chế độ BHXH tăng về số tuyệt đối không lớn so với tăng thu BHXH, nhưng về tỷ trọng chi/thu càng ngày càng tăng, tức là số chi trả cho các đối tượng đang tiến gần đến số thu chế độ BHXH. Đây là nội dung cần được xem xét đánh giá thường xuyên để có các biện pháp về chính sách đảm bảo cho cân đối Quỹ BHXH lâu dài.
2.2.2.3.2. Các Quỹ khám chữa bệnh:
Như trên đã trình bày, với số thu bảo hiểm y tế và số chi bảo hiểm y tế thay đổi hàng năm thì cân đối Quỹ Khám chữa bệnh được thể hiện qua Bảng số 11 sau:
Bảng 10. Tình hình cân đối Quỹ Khám chữa bệnh
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Thu
BHYT Chi BHYT
Tỷ lệ chi/thu (%) Kết dư hàng năm 1998 695 567 81,6 128 1999 767 552 72,0 215 2000 971 842 86,7 129 2001 1.151 813 70,6 338 2002 1.270 939 73,9 331 2003 2.027 1.179 58,2 848 2004 2.231 1.904 85,3 327 Tổng cộng 2.316
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam
Từ bảng trên, ta thấy, số dư của Quỹ Khám chữa bệnh hàng năm luôn có những thay đổi không tuân theo quy luật, đó là do sự phát sinh về bệnh dịch, thời tiết,... hàng năm đã ảnh hưởng đến số chi từ Quỹ Khám chữa bệnh. Tuy nhiên, do quỹ Khám chữa bệnh là quỹ ngắn hạn và có tính chất dự phòng nên số dư của quỹ không làm căn cứ để tính cân đối Quỹ BHXH mà
được theo dõi, quản lý riêng để thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm y tế hàng năm. Trong trường hợp Quỹ Hưu trí và trợ cấp bị mất cân đối thì sẽ sử dụng số dư của Quỹ Khám chữa bệnh để bù đắp, góp phần ổn định Quỹ BHXH nói chung.
Qua thực trạng về Quỹ BHXH trong những năm vừa qua, có thể rút ra một số nhận xét sau:
(1). Về thu chế độ BHXH: Như trên đã trình bày, số thu chế độ Quỹ BHXH liên tục tăng với số thu ngày càng nhiều kể từ ngày thành lập Quỹ BHXH đến nay, phản ánh một phần là số đối tượng tham gia BHXH ngày càng gia tăng và một phần là do thực hiện điều chỉnh lương theo chế độ tiền lương mới.
(2). Hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH: là hoạt động quan trọng của Quỹ, nó góp phần không nhỏ trong công tác ổn định và phát triển Quỹ. Thực chất, hoạt động đầu tư của Quỹ mới bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 (năm 1996, do nhu cầu về kinh phí để thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước, Quỹ đã cho NSNN vay không thời hạn với mức lãi suất là 0,3%/tháng). Nếu như danh mục đầu tư của Quỹ năm 1997 chỉ là cho NSNN vay theo chỉ định của Chính phủ thì những năm tiếp theo danh mục đầu tư được mở rộng sang các Ngân hàng thương mại quốc doanh, mua kỳ phiếu, trái phiếu và tham gia đấu thầu trái phiếu Kho bạc Nhà nước, cho vay theo kế hoạch tín dụng của Chính phủ. Do danh mục đầu tư ngày càng đa dang và số dư Quỹ BHXH ngày càng tăng nên số thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ tăng, cụ thể: năm 1996, số thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ chỉ 18,151 tỷ đồng thì năm 2003, số thu từ hoạt động này là 1.941,744 tỷ đồng và năm 2004, ước thực hiện khoảng 2.000 tỷ đồng, tăng gấp 110 lần so với năm 1996.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 22, Quyết định 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Bảo
hiểm xã hội Việt nam, tiền sinh lời từ đầu tư, tăng trưởng các Quỹ Bảo hiểm hàng năm được phân bổ, sử dụng để trích kinh phí quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam; trích lập 2 Quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế bình quân toàn ngành; trích vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phần còn lại được bổ sung vào các Quỹ Bảo hiểm.
(3). Số chi Quỹ BHXH để thực hiện chế độ BHXH, bảo hiểm y tế cho các đối tượng cũng ngày càng tăng do đối tượng hưởng chế độ BHXH thuộc Quỹ BHXH đảm bảo ngày càng tăng và do Nhà nước thực hiện điều chỉnh chế độ tiền lương. Bảng số 10, cho ta thấy, mặc dù số thu chế độ BHXH ngày càng tăng nhưng chi cho chế độ cũng như tỷ lệ chi chế độ so với thu chế độ cũng ngày càng tăng, cụ thể: năm 1996 tỷ lệ này là 18,29%, năm 1997 là 17,43%, năm 1998 là: 19,16%, năm 1999 là: 22,38%; năm 2000 là 25,61%; năm 2001 là: 28,90%; năm 2002 là 37,12%; năm 2003 là: 39,39% và năm 2004 ước là 44,42%. Như vậy, tốc độ chi chế độ Quỹ BHXH ngày càng tăng và tăng nhanh hơn so với số thu chế độ Quỹ BHXH. Theo ước tính, đến ngày 31/12/2004, số dư của Quỹ BHXH là 41.238,152 tỷ đồng, số dư này hiện tại là lớn song chưa chắc chắn vì tốc độ tăng chi chế độ BHXH, bảo hiểm y tế đang ngày càng tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu chế độ và những diễn biến phức tạp không thể lường trước như: dịch bệnh, tai nạn,...và điều chỉnh tiền lương dẫn đến tăng đối tượng hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm y tế, theo đó tác động trực tiếp đến số chi BHXH; ảnh hưởng đến cân đối Quỹ BHXH.
Vì vậy, để đảm bảo cho Quỹ BHXH cân đối được lâu dài và đảm bảo khả năng chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH; các chuyên gia hoạch định chính sách BHXH cần có kế hoạch tổng thể và lâu dài để nuôi dưỡng nguồn thu BHXH, đảm bảo số thu chế độ không thấp hơn số chi chế độ BHXH, từ đó tăng kết dư các Quỹ thành phần. Ngoài ra, NSNN cũng thực hiện hỗ trợ Quỹ BHXH để chi trả cho các đối tượng là lao động trong khu vực Nhà nước có thời gian công tác trước khi thực hiện Điều lệ BHXH
nhưng nghỉ hưởng chế độ BHXH từ sau khi thực hiện Điều lệ BHXH; các đối tượng là cán bộ xã có thời gian tham gia công tác trước thời điểm thực hiện Nghị định số 09/CP nhưng nghỉ hưởng chế độ BHXH sau thời điểm này và các đối tượng đã nghỉ việc trước khi thực hiện Điều lệ BHXH nhưng được giải quyết chế độ BHXH theo dạng tồn đọng, kinh phí để chi trả do Quỹ BHXH ứng chi.