Nguồn hình thành và mức đóng BHXH:

Một phần của tài liệu 136 Giải pháp đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 36 - 40)

2.2.1.2.1. Quỹ hưu trí và trợ cấp: Quỹ hưu trí và trợ cấp được hình thành từ các nguồn sau đây:

- Người sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó: 10% để chi các chế độ BHXH dài hạn là: hưu trí và tử tuất; 5% để chi các chế độ BHXH ngắn hạn là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đối với người lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ- CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ, nếu đã tham gia BHXH trong nước thì mức đóng bằng 15% tiền lương tháng đã đóng BHXH liền kề trước khi ra

nước ngoài làm việc; nếu chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng hàng tháng bằng 15% của hai lần mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại từng thời điểm. Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại Điều 3, Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; Điều 7, Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/06/1999 của Chính phủ và Điều 1, Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ đóng 15% mức sinh hoạt phí hàng tháng, trong đó Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đóng 10%. Đối với đối tượng tự đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b, điểm 9, mục II Thông tư số 07/2003/TT- BLĐTBXH ngày 12/03/2003 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội thì tự đóng 15% mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng bằng 15% so với tổng Quỹ tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của những quân nhân, công an nhân dân hưởng lương; trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; đóng bằng 2% mức lương tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí để chi 2 chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.

- Người lao động; quân nhân, công an nhân dân hưởng lương đóng 5% trên tổng Quỹ lương cho Quỹ BHXH để chi 2 chế độ hưu trí và tử tuất; cán bộ xã đóng 5% trên mức sinh hoạt phí để chi các chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, tiền mai táng.

- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.

- Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng truờng Quỹ. - Các nguồn thu khác.

- Thu tiền đóng Bảo hiểm Y tế mức 3% tiền lương hàng tháng đối với các đối tượng là người lao động Việt nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước (kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang), các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các đơn vị tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ trung ương đến cấp xã, phường - trong đó người sử dụng lao động đóng 2% tổng Quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 1% tiền lương tháng. Riêng đối với các đối tượng là: Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH háng tháng; người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ; thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ, do các cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng. Đối với lưu học sinh nước ngoài học tại Việt nam quy định tại Thông tư liên Bộ số 68/LB/TC- KH ngày 04/11/1996 của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư, thì cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng 3% suất học bổng được cấp hàng tháng. Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH, người nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ, do cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng. Đối với các đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su), cơ quan BHXH trích từ Quỹ Hưu trí và trợ cấp sang Quỹ khám chữa bệnh.

- Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ. - Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Các khoản thu hợp pháp khác.

2.2.1.2.3. Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện: Được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế tự nguyện của những người tham gia đóng bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo quy định tại điểm 1, Mục III, Thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BTC-BYT ngày 07/08/2003 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Y tế, khung mức đóng Bảo hiểm y tế tự nguyện được xác định theo khu vực và theo đầu người:

+ Phân khu vực:

* Khu vực thành thị: Các quận nội thành các thành phố trực thuộc Trung ương; các phường của thành phố, thị xã thuộc tỉnh;

* Khu vực nông thôn: Bao gồm các vùng còn lại.

+ Khung mức đóng quy định cho một người trong một năm theo khu vực như sau:

Đối tượng thực hiện Khu vực

Thành thị Nông thôn

Dân cư theo địa giới hành chính 80.000đ - 140.000đ 60.000đ - 100.000đ

Hội, đoàn thể 80.000đ - 140.000đ 60.000đ - 100.000đ

Học sinh, sinh viên 35.000đ - 70.000đ 25.000đ - 50.000đ

- Nhà nước hỗ trợ.

- Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ Bảo hiểm Y tế tự nguyện.

- Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc hoặc theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng; các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, khu vực đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Người lao động hưởng lương theo chế tiền lương thuộc hệ thống bảng lương do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng BHXH, BHYT.

Một phần của tài liệu 136 Giải pháp đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w