NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 65 - 72)

Cho đến nay ngành xay xát chế biến xuất khẩu gạo vẫn là một trong những ngành chủ lực của thành phố. Hoạt động chế biến thông thường được chia ra làm hai mảng, các cơ sở chế biến thấp sản xuất gạo lức phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu, các cơ sở chế biến với qui mô lớn hơn thu mua về lau bóng tạo ra gạo có phẩm cấp cao hơn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Với công nghệ máy móc hiện nay doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn để xay gạo xuất khẩu từ nguyên liệu ban đầu là lúa. Thực tế cho thấy doanh thu của doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước, lợi nhuận mỗi năm của doanh nghiệp đều tăng lên.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tồn tại những khó khăn, trước hết là nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn còn thấp, quy mô còn nhỏ hẹp, lĩnh vực hoạt động mang tính chất mùa vụ, nên khi vào vụ công nhân bốc vác không đủ số nên phải thuê mướn thêm với giá cao, thêm vào đó giá cả nguyên liệu đầu vào trên thị trường biến động liên tục làm chi phí tăng cao, trong ba năm qua doanh nghiệp chỉ sản xuất các loại gạo có phẩm cấp trung bình, chưa đa dạng các loại sản phẩm. Trong quá trình chế biến tỷ lệ gạo gãy và hao hụt cũng còn cao điều này làm tăng giá thành của doanh nghiệp. Nạn ô nhiễm cũng là vấn đề nan giải, lượng trấu, bụi thải ra hàng năm vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Trong thời gian qua các doanh nghiệp xay xát trên địa bàn quận Thốt Nốt đã trang bị máy móc thiết bị hiện đại tạo nên những dây chuyền khép kín, giảm tỷ lệ hao hụt, phế phẩm, chi phí giảm xuống nên làm hạ giá thành. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đặt doanh nghiệp vào tình thế cần phải mau chóng đổi mới và ngày càng hoàn thiện mình hơn nữa, thì doanh nghiệp mới có khả năng canh

tranh trong thời kỳ hội nhập này, nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải và không theo kịp với tốc độ tăng trưởng của ngành

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:

Do thời gian thực tập tại doanh nghiệp có hạn và kiến thức còn hạn chế, những ý kiến cũng mang tính chất lý thuyết vì chưa tiếp xúc và trao đổi nhiều với thực tế, em xin nêu một vài biện pháp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp phần nào để cải thiện tình hình hoạt động.

5.2.1. Giải pháp trong ngắn hạn:

Giảm giá vốn hàng bán, doanh nghiệp nên tìm cách giảm chi phí đầu vào đến tổi thiểu, bằng cách doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nhà cung ứng nguyên liệu thay vì chỉ một vài người như hiện nay.

Ta không nên chờ các tư thương đến bán lúa, mà doanh nghiệp cần chủ động đi thu mua, bằng việc trang bị thêm phương tiện ghe xuồng để đi đến tận nhà của các nông dân trong khu vực hoặc các vùng lân cận tiến hàng thu mua. Mặc dù chi phí sẽ tăng nhưng doanh nghiệp chủđộng được nguồn nguyên liệu và tránh được tình trạng bị các tư thương ép giá.

Ta cần mở rộng thêm việc thu mua, bằng cách thu mua gạo nguyên liệu thô, để lau bóng, bắt tấm cám đúng với yêu cầu gạo xuất khẩu, như vậy giảm thiểu được chi phí và gạo gãy, mẻđầu sẽ giảm đi.

5.2.2. Giải pháp trong dài hạn:

5.2.2.1. Khâu thu mua nguyên liệu:

Đây là khâu có chi phí cao nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp, nó làm cho giá thành tăng cao. Thực hiện tốt việc giảm chi phí ở khâu này sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Để thực hiện tốt khâu hạ giá thành điều đầu tiên là phải nâng cao thiết bị máy móc hiện đại hơn, để làm giảm thiểu tỉ lệ hạt gạo gãy, hao hụt trong quá trình chế biến.

Nên liên kết với một vài nông dân để tạo nguồn nguyên liệu cố định vững chắc. Như hợp đồng với nông dân mua lại lúa của họ khi đến vụ, khi đó nông dân sẽ yên tâm sản xuất vì đã tìm ra được đầu ra cho mình, như vậy chất lượng lúa sẽ tốt hơn, doanh nghiêp cũng sẽ giảm được rất nhiều chi phí đi thu mua

5.2.2.2 Giải pháp trong khâu chế biến:

Cần trang bị thêm máy tách màu, máy lựa tách hạt bằng cảm quang điện từđể loại trừ hạt ẩm vàng và lúa còn sót lại. Máy sấy để làm giảm độẩm của lúa gạo vào mùa mưa. .

Hiện tại hệ thống kho của doanh nghiêp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dự trữ. Doanh nghiệp cần nâng câp, thiết lập thêm hệ thống kho với đầy đủ tiêu chuẩn về ánh sáng, độ ẩm để trữ lúa, gạo vào mùa mưa, những lúc ra mùa vụ.

Nâng cao hoạt động của doanh nghiệp bằng cách đi vay thêm vốn ở các tổ chức tín dụng. Nâng cấp, trang bị thêm máy móc trong quá trình chế biến như máy lau bóng gạo, cối xát trắng gạo năng suất cao hơn, cho tỉ lệ hạt nguyên nhiều hơn, đạt tiêu chuẩn cao hơn, giảm gãy và hao hụt.

Dự án nhà máy nhiệt điện đốt bằng trấu ở Thốt Nốt trong nhưng năm tới là một thuận lợi cho doanh nghiệp vì giải quyết được lượng trấu dư thừa thải ra hàng năm.

5.2.2.3. Nâng cao sản lượng bán ra:

Với nguồn nhân lực hiện tại vẫn chưa đủ, trình độ nghiệp vụ vẫn chưa cao doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm công nhân lao động bốc vác, nhân viên có trình độ từ trung cấp trở lên giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến các công ty xuất khẩu hoặc đến bà con tiểu thương ở các chợ.

Cần chủ động nhiều hơn trong đầu ra của sản phẩm, trang bị thêm các tài sản như xe gắn máy, điện thoại,… để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận và tìm thêm khách hàng.

Doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin liên tục bằng cách trang bị thêm ti vi, nối mạng internet, sách báo, các tạp chí kinh tế,... để từđó dựđoán được tình hình biến động giá cả trên thị trường.

Ngoài ra doanh nghiệp cần phải phát triển thêm các mặt hàng mới như mặt hàng gạo 5% tấm, 20% tấm,… đểđa dạng hóa sản phẩm của mình. Với điều kiện thuận lợi sẵn có, doạnh nghiệp tiến hành sản xuất các loại gạo bỏ mối cho các tiểu thương, hoặc bán lại cho các hộ dân trong khu vực sử dụng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN:

Trong những năm qua, xuất khẩu gạo vẫn là ngành thế mạnh của Thành Phố Cần Thơ. Hiện nay trước ngưỡng cửa hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi việc xuất khẩu gạo không chỉ chú trọng đến sản lượng mà còn phải quan tâm nhiều đến chất lượng. Góp phần làm tăng sản lượng xuất khẩu gạo phải kể đến ngành gia công, xay xát, chế biến, lau bóng gạo. Đây là một trong những ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành Phố, với điều kiện thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy, lại nằm gần với nguồn nguyên liệu nên hàng năm lượng gạo mà các doanh nghiệp xay xát chế biến cho các công ty nông sản xuất khẩu trực tiếp là rất lớn.

Sản lượng xuất khẩu của Thành Phố tăng qua các năm kéo theo sản lượng xay xát của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Trong những năm qua doanh nghiệp đã không ngừng học hỏi để nâng cao hiệu quả hoạt động. Với sự nỗ lực của mình ngoài những khách hàng truyền thống, doanh nghiệp đã tự tìm thêm cho mình những khách hàng mới nhằm tăng sản lượng bán ra, tăng doanh thu qua các năm. Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh lại mang tính chất thời vụ, cùng với sự biến động liên tục của giá cả, nên doanh nghiệp cũng phải tốn một khoản chi phí khá lớn. làm khoản lợi nhuận thu được cũng không cao hơn nhiều so với các năm trước.

Hiện tại doanh nghiệp chủ yếu hoạt động bằng vốn tự có của mình, công suất của máy móc thiết bị, đất đai, kho bãi vẫn chưa được tận dụng triệt để, đầu tư vào máy móc thiết bị chưa có chiều sâu, sản phẩm làm ra chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Lượng tạp chất thải ra hàng năm vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nâng cao vốn kinh doanh của mình, nâng cấp thiết bị máy móc hiện đại, cần những biện pháp để nâng cao chất lượng

sản phẩm, phân bổ chi phí cho hợp lý để làm giảm giá thành của sản phẩm và cần những chiến lược để nâng cao hơn nữa sản lượng tiêu thụ sản phẩm của mình.

6.2. KIẾN NGHỊ:

Sau khi phân tích tình hình biến động của doanh nghiệp, thấy được những thành công và tồn tại của doanh nghiệp. Em xin đề xuất một số kiến nghị góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kiến nghị của em nêu ra thiên về tính lý thuyết do tầm nhìn của em vẫn còn hạn chế và chưa có điều kiện đểđược tiếp xúc và trao đổi nhiều với thực tế.

6.2.1. Đối với nhà nước:

Cần hỗ trợ các nhà xuất khẩu gạo quảng bá thương hiệu nhằm tạo niềm tin cho khách hàng trên thị trường thế giới về chất lượng gạo của ta. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, nó sẽ làm tăng sản lượng của doanh nghiệp.

Các nhà lãnh đạo cần tạo mọi điều kiện để cho các nhà đầu tư thấy rõ tiềm năng của ngành mà mạnh dạn đầu tư.

Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, ngân sách nhà nước cần có những chính sách ưu đãi để doanh nghiệp có thể vay vốn dễ dàng, đểđầu tư mới công nghệ dây chuyền.

Các ngành chức năng cần điều chỉnh giá cả hợp lý trên thị trường, và định hướng rõ ràng về vùng sản xuất lúa nguyên liệu tập trung, tránh tình trạng doanh nghiệp thu mua lúa, gạo với nhiều chủng loại khác nhau, hoặc thu mua ở vùng khác có khi lại chịu giá cao hơn.

6.2.2. Đối với doanh nghiệp:

Tiếp tục củng cố giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống của mình, tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng tiềm năng.

Ảnh hưởng của chi phí giá vốn hàng bán đến lợi nhuận của doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên chi phí quản lý phát sinh không cao. Doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ hơn từ khâu mua nguyên vật liệu sản xuất đến khâu quản lý.

Doanh nghiệp cần phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hơn để giảm lượng gạo gãy hao hụt trong quá trình chế biến.

Máy móc thiết bị đổi mới bằng việc vay thêm nguồn vốn của ngân sách để tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tránh những tổn thất hao mòn khi sử dụng các thiết bị văn phòng, sử dụng tiết kiệm các dụng cụ văn phòng tránh lãng phí để dùng vào các mục đích riêng.

Với diện tích mặt bằng rộng rãi thông thoáng doanh nghiệp cần mở rộng hệ thống kho bãi, sân phơi lúa vào mùa khô và dự trữ lúc mưa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

X ²W

1. TS. Phạm Văn Dược & Đặng Kim Cương (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB tổng hợp, TP. HCM.

2. Đỗ Thị tuyết (2006). Giáo trình quản trị doanh nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ, khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh.

3. Nguyễn Thị Mỵ & TS. Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh (lý thuyết, bài tập và bài giải), NXB thống kê, TP.HCM.

4. Nguyễn Thanh Nguyệt & Trần Ái Kết (2001). Quản trị tài chính, trường Đại Học Cần Thơ, khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh.

5. Nguyễn Tấn Bình (2003). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại Học Quốc Gia, TP.HCM.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)