PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 44)

4.3.1. Phân tích chung tình hình doanh thu:

Doanh nghiệp Duy Nguyên Phát hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, lĩnh vực hoạt động là gia công, xay xát cho các bạn hàng, nông dân quanh vùng. Chế biến các loại gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu bán lại cho các tư thương và các công ty nông sản xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài trên địa bàn TP Cần Thơ. Trong 3 năm qua ngoài những khách hàng truyền thống này doanh nghiệp luôn tích cực chủ động tìm thêm khách hàng mới, nhằm nâng cao sản lượng bán ra và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Cũng trong thời gian này hoạt động xuất khẩu của TP Cần Thơ vẫn đang ngày càng phát triển, xuất khẩu gạo ngày càng

thêm thuận lợi hơn, sản lượng xuất ra của thành phố năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này đã mang đến những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp.

Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP DUY

NGHUYÊN PHÁT QUA CÁC NĂM (2004-2006) ĐVT: 1000đ 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng 2.889.693 3.267.085 3.515.160 377.392 13,06 248.075 7,59 Doanh thu gia công 224.047 185.557 223.059 (38.491) (17,18) 37.502 20,21 Doanh thu khác 29.696 28.551 31.825 (1.145) (3,86) 3.274 11,47 TỔNG 3.143.436 3.481.192 3.770.043 337.756 10,74 288.851 8,3

(Nguồn: Bộ phận kế toán doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Nếu lấy năm 2004 là năm so sánh thì nhìn vào bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu có chiều hướng tăng cao rõ rệt, doanh thu của năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng từ năm 2004 đến năm 2006. Trong năm 2006 là năm mà doanh nghiệp có số doanh thu cao nhất, nhưng nếu đem so sánh tốc độ tăng của doanh thu giữa các năm với nhau thì thấy tốc dộ tăng doanh thu ở năm 2005 cao hơn năm 2004, là năm có tốc độ tăng doanh thu cao nhất (10,74%). Mặc dù doanh thu từ sản lượng xay xát và khoản doanh thu khác có giảm nhưng lượng giảm lại không đáng kể. Trong năm 2006 doanh thu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn so với năm 2005. Cụ thể, năm 2005 tốc độ tăng của doanh thu so với năm 2004 theo giá trị tuyệt đối là 337.756 ngàn đồng, tương ứng 10,74%.

Đến năm 2006 doanh thu tăng 288.581 ngàn đồng, số tương đối là 8,3%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là do sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng lên, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới và nhu cầu của thị trường nội địa cũng tăng, đơn đặt hàng của doanh nghiệp tăng lên. Lại thêm các bạn hàng tìm đến để mua lại gạo của doanh nghiệp nên đẩy sản lượng của doanh nghiệp qua ba năm tăng cao. Doanh nghiệp thu được một khoản thu đáng kể qua các năm. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng qua các thời kỳ cụ thể của từng khoản mục như sau:

Doanh thu từ bán sản phẩm gạo xuất khẩu và tấm là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, nó chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2005 doanh thu tăng vọt một giá trị tuyệt đối là 377.392 ngàn đồng, tăng 13,06%. Đến năm 2006 doanh thu từ khoản này lại tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng này chậm hơn so với năm 2005, chỉ tăng 7,59%, tương ứng với một giá trị là 248.075 ngàn đồng. Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết của thế giới, hạn hán thiên tai lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa vụở các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, làm nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới tăng cao. Nhưng một điều thuận lợi là sản lượng trong năm ở phía ta vẫn trúng mùa. Sản lượng lúa của Cần thơ dù không đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp cho các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phốđều có đủ thực lực tham gia đấu thầu và trúng thầu lớn. Điều này là một thuận lợi cho doanh nghiệp, làm sản lượng gạo bán ra của doanh nghiệp tăng qua các năm. Ngoài ra, trong hai năm 2005 và năm 2006 ngoài các khách hàng truyền thống, doanh nghiệp còn nhận thêm đơn hàng của các khách hàng khác. Đây là một thuận lợi đòi hỏi doanh nghiệp cần phải duy trì. Điều này cũng cho thấy rằng hoạt động của doanh nghiệp đang đi vào ổn định. Doanh nghiệp đã ngày càng cải thiện cho sản phẩm của mình chất lượng hơn.

Ngoài khoản thu trên doanh nghiệp còn một khoản thu chính nữa, nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng doanh thu, đó là doanh thu từ gia công lúa gạo cho các tư thương (hàng sáo) và các người dân trong khu vực, những người này đi thu mua lúa của các hộ nông dân đem đến doanh nghiệp gia công ra gạo

nguyên liệu hoặc gạo thành phẩm đủ tiêu chuẩn để bán lại cho các kho hàng hoặc bán lại cho các tiểu thương để tiêu thụ trên thị trường. Năm 2005 doanh thu gia công có giảm đi là vì trong năm có lúc giá cả của thế giới giảm mà giá lúa trong nước tăng cao nên các doanh nghiệp không mạnh dạn ký hợp đồng xuất khẩu, dẫn đến tình trạng các kho ngưng mua hàng, lại thêm giá cả xăng dầu biến động mạnh, làm các hàng sáo cũng thận trọng, không dám mua lúa nhiều để xay, vì nếu rớt giá sẽ dẫn đến lỗ. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động gia công của doanh nghiệp. Hoạt động gia công cao nhất là ở năm 2004, giảm ở năm 2005 rồi lại tăng ở năm 2006, nhưng nếu đem so sánh với lượng giảm của năm 2005 thì vẫn chưa bù đắp được. Cụ thể năm 2005 doanh thu từ hoạt động này giảm một khoản tương đối là 17,18%, lượng tuyệt đối bằng 38.491 ngàn đồng. Đến năm 2006 doanh thu tăng lên là 37.502 ngàn đồng bằng một giá trị tương đối là 20,21%.

Ngoài hai khoản doanh thu chính trên doanh nghiệp còn có khoản doanh thu cuối là những thu nhập khác từ các sản phẩm dôi trong quá trình chế biến, là cám, trấu và hoạt động cho thuê kho trữ lúa gạo của doanh nghiệp khi ra vụ. Do doanh nghiệp nằm trong khu vực mà trồng trọt, chăn nuôi là thu nhập chính của người dân trơng vùng nên lượng cám, trấu càng dôi ra từ hoạt động xay xát doanh nghiệp bán lại cho các hộ nuôi gia súc gia cầm và các tiểu thương ở chợ. Hàng năm lượng thu này cũng bù đắp phần nào các khoản chi phí phát sinh của doanh nghiệp. Trấu là vấn đề nan giải cho hầu hết các doanh nghiệp xay xát nói chung và doanh nghiệp nói riêng, lượng trấu dôi ra hàng năm mặc dù đã được tiêu thụ nhiều do các hộ dân trong và quanh khu vực mua lại để dùng trong nấu nướng, nhưng vẫn không thể giải quyết hết lượng trấu mỗi năm. Trong năm 2007 dự án nhà máy nhiệt điện đốt bằng trấu được triển khai ở Thốt Nốt. Đây là một thuận lợi cho doanh nghiệp vừa giải quyết được nạn ô nhiễm vừa thu được khoản thu cho doanh nghiệp.

4.3.2. Đánh giá cụ thể tình hình doanh thu của doanh nghiệp:

Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiêp trên thị trường tăng giảm không dồng đều, do các yếu tố như nhu cầu của người tiêu dùng ở mỗi nước khác nhau.

Thị trường mà các công ty nông sản xuất sang là Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và gần đây là thị trường khó tính Châu Âu. Người tiêu dùng nước ngoài lại nhạy cảm với loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm. Ở Việt Nam, đối với chất lượng gạo thì chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ tấm, nó là tính chất đánh giá gạo cấp cao hay cấp thấp. Loại gạo mà các công ty trên địa bàn TP xuất sang các thị trường này là gạo từ 0% tấm đến 35% tấm. Trong khi Châu Âu với nền kinh tế tăng trưởng cao nên đòi hỏi các mặt hàng gạo xuất sang phải là gạo đảm bảo chất lượng tốt nhât, loại gạo từ 0% tấm và 5% tấm. Trong khi hai thị trường truyền thống là Châu Á, Châu Phi lại chủ yếu nhập loại gạo có phẩm cấp trung bình từ 10% tấm đến 35% tấm. Đối với doanh nghiệp thì cơ cấu mặt hàng chính là chất lượng gạo quyết định tính hiệu quả và cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong 3 năm qua doanh nghiệp chủ yếu sản xuất các mặt hàng gạo 10% tấm, 15% tấm, 25% tấm. Tình hình doanh thu cụ thể qua các mặt hàng như sau:

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 SẢN PHẨM Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Gạo 10% 471.825 15,15 500.678 14,5 485.120 12,98 28.853 6,12 (15.558) (3,11) Gạo 15% 981.208 31,51 1.156.843 33,51 1.322.810 35,39 175.635 17,9 165.968 14,35 Gạo 25% 1.132.800 36,38 1.280.440 37,09 1.401.018 37,48 147.640 13,03 120.578 9,42 Tấm 303.860 9,76 329.125 9,53 306.212 8,19 25.264 8,31 (22.913) (6,96) Gia công xay xát 224.047 7,20 185.557 5,37 223.059 5,97 (38.491) (17,18) 37.502 20,21

TỔNG 3.113.740 100 3.452.642 100 3.738.219 100 338.901 10,88 285.577 8,27

Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH THU TỪNG SẢN PHẨM

ĐVT:1000đ

Từ bảng số liệu trên ta thấy:

Doanh thu tăng hay giảm đều do sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng hay giảm và giá cả của thị trường lúc bấy giờ. Nhưng có một điều thuận lợi là trong 3 năm doanh thu của doanh nghiệp đều tăng. Cũng trong những năm này không phải mặt hàng nào doanh nghiệp cũng sản xuất mà nó còn phu thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng. Mặt hàng gạo cao cấp 5% tấm hầu như không thấy.

Tuy nhiên, cũng chưa thể nói là doanh thu từ các mặt hàng gạo và sản lượng tấm bán ra cao là đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mà còn phải xét đến chi phí của nguồn nguyên liêu đầu vào, chi phí để sản xuất ra sản phẩm.

Nhìn chung thì sản lượng gạo doanh nghiệp bán hàng năm đều tăng cao, loại gạo 15% tấm và 25% tấm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm. Trong đó, doanh thu từ gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng cao hơn các mặt hàng khác của doanh nghiệp. Mặt hàng gạo 25% tấm là mặt hàng có phẩm cấp trung bình đều tăng qua các năm, do quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, đây lại là mặt hàng dễ bán, dễ tiêu thụ cả trong xuất khẩu lẫn bán trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, giá bán của loại sản phẩm này không cao, lợi nhuận đem lại không nhiều.

Cụ thể, năm 2006 gạo 25% tấm tăng một khoảng tuyệt đối là 147.640 ngàn đồng, tương ứng 13,3%. Đến năm 2006 doanh thu tiếp tục tăng 9,42%, bằng 120.578 ngàn đồng. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu nhưng nếu đem tốc độ tăng doanh thu của gạo 25% tấm so với tốc độ tăng doanh thu của gạo 15% tấm thì vẫn còn thấp hơn. Cụ thể năm 2004 gạo 15% tấm là 981.208 ngàn đồng thì năm 2005 là 1.156.843 ngàn đồng, tăng 175.635 ngàn đồng, tương ứng 17,9%, cao hơn tốc độ tăng của gạo 25% tấm là (17,9-13,03) 4,78%. Tương tự năm 2006 tốc độ tăng so với năm 2005 là 165.968 ngàn đồng, tăng tương đối một giá trị là 14,35%, cao hơn tốc độ tăng doanh thu của gạo 25% tấm là (14,35-9,42) 4,93%. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới tăng cao, và do thị trường mà các khách hàng của doanh nghiệp xuất sang chủ yếu là những thị trường có thu nhập thấp. Thông thường những nước ở Châu Á, Châu Phi có nhu

cầu nhập khẩu gạo rất lớn nên phần lớn các đơn hàng của doanh nghiệp tập trung phần lớn là ở hai loại sản phẩm này.

Mặt hàng gạo 10% tấm và sản lượng tấm bán ra tăng ở năm 2005 rồi giảm ở năm 2006. Cụ thể, gạo 10% tấm năm 2005 tăng 28.853 ngàn đồng so với năm 2004, đến năm 2006 thì doanh thu giảm một lượng 15.558 ngàn đồng, tương ứng 3,11%. Nguyên nhân là do nhu cầu đặt hàng của các khách hàng. Nhưng do 2 mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp nên dù có giảm ở năm 2006 thì vẫn không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Khoản thu cuối là thu từ gia công xay xát, như đã phân tích ở phần trên (phần phân tích chung tình hình của doanh thu), khoản này tuy cũng là khoản thu chính của doanh nghiệp nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất nên dù giảm ở năm 2005 thì ảnh hưởng cũng không đáng kể đến tổng doanh thu của năm. Tuy nhiên, đây là khoản thu ít tốn chi phí nhất trong hoạt động chính của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp để nâng cao khoản thu này.

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ:

Tình hình biến động của chi phí phát sinh trong năm là vấn đề gây khó khăn cho không ít các doanh nghiệp. Lượng chi phí phát sinh tỉ lệ nghịch với phần lợi nhuận thu được. Chi phí tăng cao thì lợi nhuận sẽ giảm xuống và ngược lại. Nên vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào, để từđó hạ thấp được giá thành sản phẩm. Đó vẫn là một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp Duy Nguyên Phát nói riêng. Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh lại mang tính thời vụ, giá cả lại biến động không ngừng. Tình hình biến động chi phí của doanh nghiệp sẽđược cụ thể trong bảng sau:

Bảng 7: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2004-2006) ĐVT: 1000đ 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Chi phí sản xuất 2.850.463 3.190.055 3.457.278 339.592 11,91 267.224 8,38 Chi phí nhân công 48.000 48.000 48.000 0 0 0 0 Chi phí phân xưởng 146.746 136.752 153.791 (9.994) (6,81) 17.039 12,46 Chi phí quản lý 10.426 11.062 11.306 636 6,1 244 2,21 TỔNG 3.055.635 3.385.869 3.670.376 330.234 10,81 284.507 8,4

(Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)

Tình hình xuất khẩu gạo của TP gia tăng về sản lượng trong 3 năm qua đã tạo nên thuận lợi cho doanh nghiệp, sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng lên qua các năm, đem về một khoản thu đáng kể cho doanh nghiệp. Song song với việc gia tăng đó kéo theo tình hình biến động của chi phí theo chiều hướng cũng tăng lên. Sản lượng tăng kéo theo chi phí cũng tăng thì đó là điều phù hợp nhưng ở đây tốc độ tăng của chi phí có phần nhanh hơn tốc độ của doanh thu (như đã phân tích ở phần ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ở Cần Thơđến doanh nghiệp).

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Tốc độ tăng của chi phí năm 2004 là 330.234 ngàn đồng, tăng tương đối 10,82%. Qua năm 2006 tổng chi phí tăng 284.507 ngàn đồng, tương ứng với số tương đối là 8,4%. Nhìn chung ở cả 2 năm tốc độ tăng của chi phí đều cao nhưng

năm 2006 tốc độ tăng có phần chậm lại. Nếu so với sản lượng tăng lên của doanh nghiệp thì tốc độ tăng này vẫn còn cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã không có những biện pháp tích cực để khắc phục tình hình gia tăng của chi phí. Cụ thể qua các khoản mục chi phí sau:

Vì là doanh nghiệp sản xuất, gia công, chế biến nên khoản mục chi phí sản xuất hầu như chi phối toàn bộ tổng chi phí của doanh nghiệp, nếu như lấy năm 2004 làm năm so sánh, tốc độ tăng của chi phí năm 2005 so với năm 2004 là 11,91% thì năm 2006 tốc độ này tăng lên một giá trị gần bằng 21,3 %, lượng chi phí tăng gần gấp đôi. Mặc dù, sản lượng trong năm bán ra tăng nhưng kéo theo chi phí tăng quá cao cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp. Nguyên nhân của việc này là trong 2 năm 2005 và 2006, tình hình biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào phức tạp, giá nguyên liệu trong nước không ổn định lại có sự chênh lệch chi phí giữa các vùng trong khu vực ĐBSCL, sản lượng lúa của TP Cần Thơ không đáp ứng đủ nhu cầu, các tiểu thương phải thu mua lúa nguyên liệu ở các khu vực lân cận, giá cả lại chênh lệch thêm vào chi phí nhân công và chi phí thuê mướn ghe xuồng tăng cao cộng thêm biến động của giá dầu nên khi bán lại cho

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)