Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện rộng lớn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô:
4.1.1.1. Yếu tố kinh tế:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Gần đây nhất là hội nghị APEC diễn ra ở Hà Nội và sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (viết tắt là WTO) vào ngày 9/11/2006, đã mở ra những cơ hội cũng như những thách thức cho nền kinh tế nước nhà. Mà ảnh hưởng trước hết là mặt hàng nông sản cơ bản của ta là
lúa gạo. Xuất khẩu gạo là một trơng những ngành quan trọng của ta. Hàng năm đem lại một lượng ngoại tệđáng kể.
Thành Phố Cần Thơ có sản lượng xuất khẩu gạo nhất nhì của cả nước, có lợi thế về nhiều mặt, có cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc và được xây dựng gần đây nhất là cảng Cái Cui, các bến cảng đang ngày càng được đầu tư, nâng cấp để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu thuận tiện hơn.
Dự án chợ chuyên doanh lúa gạo xây dựng ở Thốt Nốt đi vào giai đoạn triển khai thi công và đang được đẩy nhanh tiến độ.
Nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn TP Cần Thơ nên cung ứng kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt khi doanh nghiệp có yêu cầu.
Những điều này tác động manh đến sự phát triển của vùng và của ngành nói riêng, tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.
4.1.1.2. Yếu tố văn hóa - xã hội:
Đi lên từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, người dân trồng lúa vẫn dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là vào kỹ thuật.
Nước ta đang từng ngày đổi mới ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, người dân đã dần dần tiếp nhận những cái mới, cái hiện đại của thế giới.
Vấn đềăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu cần thiết mà bất kỳ người Việt Nam mào cũng mong muốn. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội thêm vào đó thì mức thu nhập của người dân cũng được cải thiện. Do vậy, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao hơn. Việc ăn ngon mặc đẹp trở thành đòi hỏi cần thiết.
Người Việt Nam rất tôn trọng những truyền thống của dân tộc nên thực phẩm chính của hầu hết người Việt Nam vẫn là gạo. Hạt gạo khi nấu lên phải trắng, dẻo, thơm, ngon. Đó cũng là lý do mà hiện nay càng có nhiều mặt hàng gạo nội địa có chất lượng cao trên thị trường. Điều đó còn thể hiện văn hóa bản sắc của một dân tộc.
4.1.1.3. Yếu tố chính trị pháp luật:
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định, tạo sự bền vững cho môi trường đầu tư và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp đã được bổ sung, sửa đổi ngày càng hoàn thiện hơn, cơ chế thông thoáng, khuyến khích đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, chính thức là thành viên của WTO thì mặt hàng nông sản của ta dần dần sẽ không còn được chính phủ trợ giá nữa. Từ đó, cũng mở ra những khó khăn, thách thức mới cho ngành nông nghiệp.
Chính sách ưu đãi về tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng quy mô. Ngoài ra, nhà nước còn điều chỉnh mức thuế thu nhập doanh nghiệp và các mức thuế suất khác phù hợp với từng loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Cải tiến các chương trình giáo dục, đào tạo cho nông dân, công nhân, các nhà quản lý những kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Đối với mặt hàng nông sản, chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp quảng bá thượng hiệu nhằm tạo niềm tin cho khách hàng trong nước và trên thế giới về tiêu chuẩn gạo của Việt Nam.
4.1.1.4. Yếu tố tự nhiên:
Thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nạn sâu rầy đã ảnh hưởng đến sản lượng lúa của vùng, làm giảm đi sản lượng xay xát của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải có những giải pháp để sử dung tiết kiệm lượng dầu chạy máy.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đặt nhiều áp lực lên doanh nghiệp. Hàng năm lượng trấu và bụi thải ra là một vấn đề nan giải, không chỉ cho doanh nghiệp mà cho toàn bộ các doanh nghiệp gia công, xay xát. Mặc dù trấu cũng là nguồn thu của doanh nghiệp nhưng sản lượng bán ra vẫn ít hơn so với lượng dôi ra từ nhà máy.
4.1.1.5. Yếu tố khoa học kỹ thuật:
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay làm các doanh nghiệp có nguy cơ tụt hậu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cải tiến công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh để phù hợp với tiến trình phát triển hiện nay.
Cùng với sự phát triển của thông tin đại chúng, giúp người dân tiếp cận nhanh chóng những thông tin hữu ích từ trong nước và thế giới.
Nhà nước hỗ trợ đầu tư mở rộng sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghiệp, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa vào nông nghiệp. Chẳng hạn bình chọn các máy gặt đập liên hợp của nông dân được trình diễn kỹ thuật trực tiếp trên đồng ruộng nhằm làm giảm tỷ lệ gãy rụng hạt lúa trong và sau khi thu hoạch.
Thế mạnh của TP Cần Thơ là ngành công nghiệp chế biến, mà ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo lại có tốc độ tăng trưởng mạnh. Các thiết bị đánh bóng, đóng gói, dây chuyền xay xát của các đối thủ cạnh tranh ngày càng được đầu tư nâng cấp hiện đại hơn, điều này là một đe dọa cho doanh nghiệp.