Ảnh hưởng của môi trường vi mô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 39 - 41)

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vi mô gồm:

4.1.2.1. Ảnh hưởng của khách hàng:

Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải bảo vệ tài sản giá trị này để thõa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Từđó, đề ra chiến lược nhằm giữ lại khách hàng hiện có và khai thác thêm khách hàng tiềm năng. (Khách hàng của doanh nghiệp ở đây là các công ty xuất khẩu gạo trực tiếp và các nông dân, tư thương xay xát gạo).

Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mang tính chất thời vụ. Doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động xay xát, chế biến, lau bóng gạo nguyên liệu xuất khẩu, bán lại cho các công ty xuất khẩu gạo trực tiếp trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện tốt công việc này thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như những dịch vụ cung ứng, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo thời gian sản xuất nhanh, đúng tiến độ, giá cả hợp lý, giao hàng đúng thời gian quy định.

4.1.2.2. Ảnh hưởng của nhà cung ứng:

Đối với lĩnh vực sản xuất xay xát, chế biến thì nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm rất được doanh nghiệp chú trọng. Vì sản phẩm tạo ra chất lượng như thế nào thì đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Các nguồn nguyên liệu phải đúng với chất lượng. Đó là các loại lúa, gạo nguyên liệu do doanh nghiệp mua lại của các các tư thương, nên nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào các tư thương.

Đó là một trong những yếu điểm của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp có thể bị ép giá, hoặc bị pha tạp các loại lúa nguyên liệu, không đủ tiêu chuẩn để sản xuất ra gạo xuất khẩu. Đây là nguồn nguyên liệu chính chiếm giá trị lớn trong giá trị sản xuất ra giá thành sản phẩm. Các loại nguyên liệu khác như dầu để chạy máy, vật tư, bao bì đóng gói nguyên liệu thì doanh nghiệp mua lại của các nhà cung ứng khác trên thị trường. Những năm gần đây, với sự biến động của giá xăng dầu cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tuy nhiên mức ảnh hưởng không cao.

Từ những thực tế trên, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những nhà cung ứng có uy tín cao, có mối quan hệ làm việc lâu dài với doanh nghiệp.

4.1.2.3. Ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh:

Thành phố Cần Thơ là nơi tập trung nhiều nhà máy xay xát của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các nhà máy chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực từ Trà Nóc lên đến Thốt Nốt là nơi gần với nguồn nguyên liệu. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xay xát trên thị trường là rất gay gắt.

Những năm gần đây, đặc biệt là ở Quận Thốt Nốt nhiều cơ sở xay xát, lau bóng gạo đã đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại hơn. Các sản phẩm tạo ra giảm được chi phí hao hụt nên làm giá thành cũng giảm

theo. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trực tiếp trong tương lai sẽ kết hợp việc thu mua lúa xay xát ra gạo thành phẩm để bán nội địa và dùng để xuất khẩu tạo nên một dây chuyền khép kín.

Doanh nghiệp có quá trình sản xuất khá lâu nên có nhiều uy tín trên thị trường, việc tìm nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối dễ dàng, chất lượng gạo sản xuất ra khá đồng bộ, giao hàng lại đúng thời gian quy định. Trong ba năm qua, mặc dù sản lượng của doanh nghiệp đều tăng, đem lại một khoản doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu đem so với các doanh nghiệp nằm trong khu vực như DNTN Phước Thành, DNTN Quế Bình thì hoạt động của ta vẫn còn thấp. Máy móc thiết bị của ta vẫn chưa được đầu tư đúng mức, các sản phẩm vẫn chưa đa dạng, nguồn nguyên liệu đầu vào tuy tìm dễ nhưng vẫn còn thụđộng. Trong ba năm chỉ tập trung xay xát ba loại sản phẩm là gạo 10%, 15%, 25% tấm, điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải có những bước cải thiện, đẩu tư công nghệđúng mức và hợp lý đểđảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tốt hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)