Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đến doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 33 - 36)

Mặc dù, sản lượng ở Cần Thơ chỉ đạt trên 1 triệu tấn/năm và Chính phủ cũng đã có những chỉ thị tạm dừng xuất khẩu gạo, nhưng sản lượng xuất khẩu của TP vẫn tăng lên không ngừng, sản lượng vẫn vượt mức kế hoạch. Điều này là một thuận lợi cho doanh nghiệp. Cũng trong 3 năm qua doanh nghiệp đã có những nổ lực không ngừng, phấn đấu để tăng sản lượng, doanh thu nhằm cải thiện hoạt động của mình.

Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP DUY NGHUYÊN PHÁT QUA BA NĂM (2004-2006)

ĐVT: 1000đ 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 3.143.436 3.481.192 3.770.043 337.756 10,74 288.851 8,3 Chi phí 3.055.635 3.385.869 3.670.376 330.234 10,81 284.507 8,4 LN gộp 87.802 95.324 99.668 7.522 8,57 4.344 4,56 Thuế 24.584 26.691 27.907 2.106 8,57 1.216 4,56 LN sau thuế 63.217 68.633 71.761 5.416 8,57 3.128 4,56

(Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)

Từ bảng số liệu trên ta thấy:

Cùng với sự tăng vọt của hoạt động xuất khẩu gạo ở TP Cần Thơ qua các năm, thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước. Doanh thu từ sản lượng xay xát và doanh thu từ bán lại các thành phẩm gạo xuất khẩu tăng lên nhiều, giá trị sản lượng lại cao. Doanh nghiệp cũng đã cố gắng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm làm lợi nhuận cũng tăng hơn so với năm trước.

Doanh thu của năm 2004 là 3.143.436 ngàn đồng, đến năm 2005 doanh thu tăng vọt lên 3.481.192 ngàn đồng, tốc độ tăng cao hơn so với năm 2004 là 337.756 ngàn đồng. Năm 2006 là năm có doanh thu cao nhất, đạt 3.770.043 ngàn đồng, tăng 288.851 ngàn đồng so với năm 2005. Doanh thu tăng qua các năm là do sản lượng bán ra của các mặt hàng gạo xuất khẩu tăng cao, đây là khoản doanh thu chủ yếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh thu tăng

thì kéo theo chi phí cũng tăng theo, tốc độ tăng của chi phí lại có phần cao hơn tốc dộ tăng của doanh thu. Điều này có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể năm 2005 tốc độ tăng của chi phí là 10,81% trong khi doanh thu chỉ tăng ở mức 10,74%, cao hơn là 0,07%. Năm 2006 tốc dộ tăng của chi phí là 8,4%, còn tốc dộ tăng của doanh thu là 8,3% cao hơn 0,1%. Nguyên nhân của việc chi phí tăng cao là do trong tổng chi phí, chỉ tiêu về chi phí sản xuất tăng cao nên kéo theo tổng chi phí cũng tăng. Mà chỉ tiêu chi phí sản xuất ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí của doanh nghiệp, nó là chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào, là khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Do chi phí tăng nên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp mặc dù năm sau có cao hơn năm trước nhưng mức tăng không đáng kể. Nếu đem so với mức tăng của doanh thu thì mức tăng của lợi nhuận thấp hơn rất nhiều. Điều này sẽđược phân tích rõ hơn ở các phần sau.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 33 - 36)