Áp dụng phương pháp phân tích liên hoàn ta sẽ xác đinh sâu hơn các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuân:
Ta có công thức:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí quản lý doanh nghiệp.
(Do tính chất hoạt động của doanh nghiệp các sản phẩm bán ra khi giao hàng thì doanh nghiệp không chịu chi phí, nên không phát sinh khoản mục chi phí bán hàng).
Gọi a là doanh thu thuần. b là giá vốn hàng bán.
c là chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta có:
LNHĐKD = DTT – GVHB – CPQLDN a – b – c
Các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận của năm 2005 so với năm 2004. Gọi Q1 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2005.
Q0 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2004. ΔQ là đối tượng phân tích
Ta có:
Năm 2005 : Q1 = a1 - b1 - c1 Năm 2004 : Q0 = a0 - b0 - c0
Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự sắp xếp:
Thế lần 1: a1 - b0 - c0 Thế lần 2: a1 - b1 - c0 Thế lần 3: a1 - b1 - c1
Xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tốđến lợi nhuận
Mức ảnh hưởng nhân tố a:
Δa = a1- b0 - c0 - ( a0 - b0 - c0 )
Mức ảnh hưởng nhân tố b: Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0) Δb = - b1 + b0 = - 33.374.081 + 3.045.209 = - 329.598 ngàn đồng Mức ảnh hưởng nhân tố c: Δc = a1- b1 - c1 – ( a1 - b1 - c0) Δc = - c1 + c0 = - 11.062 + 10.426 = - 636 ngàn đồng Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuân: Nhân tố doanh thu thuần : 338.901 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuân Nhân tố giá vốn hàng bán : 329.598 ngàn đồng Nhân tố chi phí quản lý : 636 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tốảnh hưởng ta có: Δa + Δb + Δc = a1 - b1 - c1 - ( a0 - b0 - c0 ) ΔQ = Q1 - Q0 = 8.668 ngàn đồng. Như vậy:
Doanh thu của năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004 nhưng do nhân tố giá vốn hàng bán và chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng tăng cao, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ tăng 8.668 ngàn đồng .
Tương tự, ta phân tích các nhân tốảnh hưởng của năm 2006 đối với năm 2005: Gọi Q1 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2006
Ta có: Mức ảnh hưởng nhân tố a: Δa = a1 - b0 - c0 - (a0 - b0 - c0) Δa = a1 - a0 = 3.378.219 – 3.452.642 = 285.577 ngàn đồng Mức ảnh hưởng nhân tố b: Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0) Δb = - .b1 + b0 = - 3.659.070 – 33.374.081 = - 284.263 ngàn đồng Mức ảnh hưởng nhân tố c: Δc = a1 - b1 - c1. - ( a1 - b1 - c0.) Δc = - c1 + c0 = - 11.306+ 11.062 = - 244 ngàn đồng Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuân: Nhân tố doanh thu thuần : 285.577 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuân Nhân tố giá vốn hàng bán : 284.263 ngàn đồng Nhân tố chi phí quản lý : 244 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tốảnh hưởng Δa + Δb + Δc = a1 - b1 - c1 - ( a0 - b0 - c0) ΔQ = Q1 - Q0 = 1.070 ngàn đồng Như vậy:
Do nhân tố chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng cao nên lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.070 ngàn đồng, tốc độ tăng của phần lợi nhuận này thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2005.
Phần lợi nhuận khác không có phát sinh chi phí. Nên ta có:
Lợi nhuận khác của năm 2006 so với năm 2005 tăng 3.274 ngàn đồng. Tổng hợp các mức ảnh hưởng trên của các nhân tố ta được:
Lợi nhuận trước thuế (05/04) = LN từ hoạt động kinh doanh + LN khác = 7.522 ngàn đồng
Lợi nhuận trước thuế (06/05) = LN từ hoạt động kinh doanh + LN khác = 4.344 ngàn đồng
Nhận xét chung:
Qua phần phân tích ta thấy rõ hơn tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm hoạt động. Tuy mỗi năm doanh nghiệp đều kinh doanh có lãi, nhưng khoản lợi nhuận của doanh nghiệp tăng không cao dù mức tăng đều đặn qua các năm. Chi phí có tốc độ tăng cao và có phần nhanh hơn doanh thu, giá vốn hàng bán là nhân tốảnh hưởng mạnh nhất đối với doanh nghiệp, nó làm giảm đáng kể khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có hiệu quả, từ việc tìm kiếm thêm nguồn khách hàng cho mình đến sản lượng bán ra tăng lên mỗi năm, tuy nhiên nếu đem so với chi phí thì doanh thu có phần tăng chậm hơn. Do vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu chi phí, để tối thiểu hóa giá thành của sản phẩm làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
Điều thuận lợi đối với doanh nghiệp là khoản thu khác từ việc tiêu thụ các phụ phẩm, doanh nghiệp không phải tốn chi phí, đầu ra của các phụ phẩm là các cư dân trong khu vực và vùng lân cận, vì nấu nướng bằng trấu sẽ giảm được một chi phí đáng kể từ việc sử dụng gaz., lại tiện lợi khi phần nào làm giảm lượng ô nhiễm môi trường từ lượng trấu thải ra.
4.6. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 4.6.1. Các tỷ số phản ánh tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp: Bảng 9: CÁC TỶ SỐ PHẢN ẢNH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (2004-2006) ĐVT: 1.000 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006
Doanh thu thuần 3.113.740 3.452.642 3.738.219
Tổng tài sản 646.568 735.677 783.610
Tài sản cốđịnh (TSCĐ) 422.500 392.636 370.914
Tỷ số luân chuyển tài sản có (vòng) 4,82 4,69 4,77 Tỷ số luân chuyển TSCĐ (vòng) 7,37 8,79 10,08
(Nguồn: Bộ phận kế toán doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tỷ số luân chuyển tài sản có:
Nó đo lường sự luân chuyển toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp. Nhìn vào bảng ta thấy, trong năm 2004 cứ mỗi đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 4,28 đồng doanh thu, năm 2005 là 4,69. Năm 2006 là 4,77 tuy tỷ số này có giảm ở năm 2005, nhưng cũng vẫn còn rất cao đối với ngành (1,8 vòng), lại tăng lên ở năm 2006. Tỷ số này là khá cao đối với ngành chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn vốn lưu động và vốn cốđịnh.
Tỷ số luân chuyển tài sản cốđịnh:
Tỷ số này tăng qua các năm, năm 2005 cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra 7,37 đồng doanh thu, năm 2005 là 8,79 đồng, năm 2006 là 10,08 đồng, tỷ số này tăng qua các năm, cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tạo ra doanh thu của năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ số này là cao đối với ngành (3 vòng). Chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tốt nguồn tài sản cốđịnh của mình.
4.6.2. Các tỷ số phản ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Bảng 10: CÁC TỶ SỐ PHẢN ẢNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (2004-2006)
ĐVT: 1.000đ
KHOẢN MỤC 2004 2005 2006
Doanh thu thuần 3.113.740 3.452.642 3.738.219
Lợi nhuận ròng 63.217 68.633 71.761
Tổng tài sản 646.568 735.677 783.610
Tổng chi phí 3.055.635 3.385.869 3.670.376
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (%) 2,03 1,99 1,92 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (%) 9,78 9,33 9,16 Tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí (%) 2,07 2,03 1,96
(Nguồn: Bộ phận kế toán doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Năm 2004 cứ 100 đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận sẽ là 2,03 đồng, năm 2005 là 1,99 đồng, năm 2006 là 1,92 đồng, tỷ số này giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ mặc dù hàng năm doanh nghiệp thu được khoản thu đáng kể nhưng cũng tốn khoản chi phí cao. Nếu so với ngành thì với khoản doanh thu mà doanh nghiệp nhận được hiện tại, thu được khoản lợi nhuận như trên là rất thấp. Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực để giảm tối thiểu chi phí. (Tỷ số trung bình của ngành công nghiệp là 5%)
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản:
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, năm 2004 cứ 100 đồng tài sản có tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra 9,78 đồng lợi nhuận, năm 2005 là 9,33 đồng, năm 2006 là 9,16 đồng. Tỷ số này có chiều hướng giảm, do chi phí của doanh nghiệp tăng cao, nhưng nếu đem so với chỉ số trung bình của ngành thì vẫn cao hơn, doanh nghiệp vẫn sử dụng tốt tài sản của mình. (Tỷ số trung bình của ngành công nghiệp là 9%).
Tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí
Tỷ số này của doanh nghiệp giảm qua ba năm, năm 2004 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp thu được 2,07 đồng lợi nhuận, năm 2005 là 2,03 đồng, năm 2006 là 1,96 đồng. Là do trong năm giá cả nguyên liệu biến động mạnh, cùng với giá xăng đầu tăng đột biến. Tuy doanh nghiệp làm ăn có lăi nhưng phần lãi này là rất thấp so với những khoản thu của doanh nghiệp. Điều này cho thấy cứ sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng lên qua các năm đồng thời cũng kéo chi phí tăng lên tương ứng. Đây là một bất lợi cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
5.1. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP:
Cho đến nay ngành xay xát chế biến xuất khẩu gạo vẫn là một trong những ngành chủ lực của thành phố. Hoạt động chế biến thông thường được chia ra làm hai mảng, các cơ sở chế biến thấp sản xuất gạo lức phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu, các cơ sở chế biến với qui mô lớn hơn thu mua về lau bóng tạo ra gạo có phẩm cấp cao hơn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Với công nghệ máy móc hiện nay doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn để xay gạo xuất khẩu từ nguyên liệu ban đầu là lúa. Thực tế cho thấy doanh thu của doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước, lợi nhuận mỗi năm của doanh nghiệp đều tăng lên.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tồn tại những khó khăn, trước hết là nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn còn thấp, quy mô còn nhỏ hẹp, lĩnh vực hoạt động mang tính chất mùa vụ, nên khi vào vụ công nhân bốc vác không đủ số nên phải thuê mướn thêm với giá cao, thêm vào đó giá cả nguyên liệu đầu vào trên thị trường biến động liên tục làm chi phí tăng cao, trong ba năm qua doanh nghiệp chỉ sản xuất các loại gạo có phẩm cấp trung bình, chưa đa dạng các loại sản phẩm. Trong quá trình chế biến tỷ lệ gạo gãy và hao hụt cũng còn cao điều này làm tăng giá thành của doanh nghiệp. Nạn ô nhiễm cũng là vấn đề nan giải, lượng trấu, bụi thải ra hàng năm vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp xay xát trên địa bàn quận Thốt Nốt đã trang bị máy móc thiết bị hiện đại tạo nên những dây chuyền khép kín, giảm tỷ lệ hao hụt, phế phẩm, chi phí giảm xuống nên làm hạ giá thành. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đặt doanh nghiệp vào tình thế cần phải mau chóng đổi mới và ngày càng hoàn thiện mình hơn nữa, thì doanh nghiệp mới có khả năng canh
tranh trong thời kỳ hội nhập này, nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải và không theo kịp với tốc độ tăng trưởng của ngành
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:
Do thời gian thực tập tại doanh nghiệp có hạn và kiến thức còn hạn chế, những ý kiến cũng mang tính chất lý thuyết vì chưa tiếp xúc và trao đổi nhiều với thực tế, em xin nêu một vài biện pháp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp phần nào để cải thiện tình hình hoạt động.
5.2.1. Giải pháp trong ngắn hạn:
Giảm giá vốn hàng bán, doanh nghiệp nên tìm cách giảm chi phí đầu vào đến tổi thiểu, bằng cách doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nhà cung ứng nguyên liệu thay vì chỉ một vài người như hiện nay.
Ta không nên chờ các tư thương đến bán lúa, mà doanh nghiệp cần chủ động đi thu mua, bằng việc trang bị thêm phương tiện ghe xuồng để đi đến tận nhà của các nông dân trong khu vực hoặc các vùng lân cận tiến hàng thu mua. Mặc dù chi phí sẽ tăng nhưng doanh nghiệp chủđộng được nguồn nguyên liệu và tránh được tình trạng bị các tư thương ép giá.
Ta cần mở rộng thêm việc thu mua, bằng cách thu mua gạo nguyên liệu thô, để lau bóng, bắt tấm cám đúng với yêu cầu gạo xuất khẩu, như vậy giảm thiểu được chi phí và gạo gãy, mẻđầu sẽ giảm đi.
5.2.2. Giải pháp trong dài hạn:
5.2.2.1. Khâu thu mua nguyên liệu:
Đây là khâu có chi phí cao nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp, nó làm cho giá thành tăng cao. Thực hiện tốt việc giảm chi phí ở khâu này sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Để thực hiện tốt khâu hạ giá thành điều đầu tiên là phải nâng cao thiết bị máy móc hiện đại hơn, để làm giảm thiểu tỉ lệ hạt gạo gãy, hao hụt trong quá trình chế biến.
Nên liên kết với một vài nông dân để tạo nguồn nguyên liệu cố định vững chắc. Như hợp đồng với nông dân mua lại lúa của họ khi đến vụ, khi đó nông dân sẽ yên tâm sản xuất vì đã tìm ra được đầu ra cho mình, như vậy chất lượng lúa sẽ tốt hơn, doanh nghiêp cũng sẽ giảm được rất nhiều chi phí đi thu mua
5.2.2.2 Giải pháp trong khâu chế biến:
Cần trang bị thêm máy tách màu, máy lựa tách hạt bằng cảm quang điện từđể loại trừ hạt ẩm vàng và lúa còn sót lại. Máy sấy để làm giảm độẩm của lúa gạo vào mùa mưa. .
Hiện tại hệ thống kho của doanh nghiêp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dự trữ. Doanh nghiệp cần nâng câp, thiết lập thêm hệ thống kho với đầy đủ tiêu chuẩn về ánh sáng, độ ẩm để trữ lúa, gạo vào mùa mưa, những lúc ra mùa vụ.
Nâng cao hoạt động của doanh nghiệp bằng cách đi vay thêm vốn ở các tổ chức tín dụng. Nâng cấp, trang bị thêm máy móc trong quá trình chế biến như máy lau bóng gạo, cối xát trắng gạo năng suất cao hơn, cho tỉ lệ hạt nguyên nhiều hơn, đạt tiêu chuẩn cao hơn, giảm gãy và hao hụt.
Dự án nhà máy nhiệt điện đốt bằng trấu ở Thốt Nốt trong nhưng năm tới là một thuận lợi cho doanh nghiệp vì giải quyết được lượng trấu dư thừa thải ra hàng năm.
5.2.2.3. Nâng cao sản lượng bán ra:
Với nguồn nhân lực hiện tại vẫn chưa đủ, trình độ nghiệp vụ vẫn chưa cao doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm công nhân lao động bốc vác, nhân viên có trình độ từ trung cấp trở lên giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến các công ty xuất khẩu hoặc đến bà con tiểu thương ở các chợ.
Cần chủ động nhiều hơn trong đầu ra của sản phẩm, trang bị thêm các tài sản như xe gắn máy, điện thoại,… để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận và tìm thêm khách hàng.
Doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin liên tục bằng cách trang bị thêm ti vi, nối mạng internet, sách báo, các tạp chí kinh tế,... để từđó dựđoán được tình hình biến động giá cả trên thị trường.
Ngoài ra doanh nghiệp cần phải phát triển thêm các mặt hàng mới như mặt hàng gạo 5% tấm, 20% tấm,… đểđa dạng hóa sản phẩm của mình. Với điều kiện thuận lợi sẵn có, doạnh nghiệp tiến hành sản xuất các loại gạo bỏ mối cho các