PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 51)

Tình hình biến động của chi phí phát sinh trong năm là vấn đề gây khó khăn cho không ít các doanh nghiệp. Lượng chi phí phát sinh tỉ lệ nghịch với phần lợi nhuận thu được. Chi phí tăng cao thì lợi nhuận sẽ giảm xuống và ngược lại. Nên vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào, để từđó hạ thấp được giá thành sản phẩm. Đó vẫn là một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp Duy Nguyên Phát nói riêng. Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh lại mang tính thời vụ, giá cả lại biến động không ngừng. Tình hình biến động chi phí của doanh nghiệp sẽđược cụ thể trong bảng sau:

Bảng 7: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2004-2006) ĐVT: 1000đ 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Chi phí sản xuất 2.850.463 3.190.055 3.457.278 339.592 11,91 267.224 8,38 Chi phí nhân công 48.000 48.000 48.000 0 0 0 0 Chi phí phân xưởng 146.746 136.752 153.791 (9.994) (6,81) 17.039 12,46 Chi phí quản lý 10.426 11.062 11.306 636 6,1 244 2,21 TỔNG 3.055.635 3.385.869 3.670.376 330.234 10,81 284.507 8,4

(Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)

Tình hình xuất khẩu gạo của TP gia tăng về sản lượng trong 3 năm qua đã tạo nên thuận lợi cho doanh nghiệp, sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng lên qua các năm, đem về một khoản thu đáng kể cho doanh nghiệp. Song song với việc gia tăng đó kéo theo tình hình biến động của chi phí theo chiều hướng cũng tăng lên. Sản lượng tăng kéo theo chi phí cũng tăng thì đó là điều phù hợp nhưng ở đây tốc độ tăng của chi phí có phần nhanh hơn tốc độ của doanh thu (như đã phân tích ở phần ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ở Cần Thơđến doanh nghiệp).

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Tốc độ tăng của chi phí năm 2004 là 330.234 ngàn đồng, tăng tương đối 10,82%. Qua năm 2006 tổng chi phí tăng 284.507 ngàn đồng, tương ứng với số tương đối là 8,4%. Nhìn chung ở cả 2 năm tốc độ tăng của chi phí đều cao nhưng

năm 2006 tốc độ tăng có phần chậm lại. Nếu so với sản lượng tăng lên của doanh nghiệp thì tốc độ tăng này vẫn còn cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã không có những biện pháp tích cực để khắc phục tình hình gia tăng của chi phí. Cụ thể qua các khoản mục chi phí sau:

Vì là doanh nghiệp sản xuất, gia công, chế biến nên khoản mục chi phí sản xuất hầu như chi phối toàn bộ tổng chi phí của doanh nghiệp, nếu như lấy năm 2004 làm năm so sánh, tốc độ tăng của chi phí năm 2005 so với năm 2004 là 11,91% thì năm 2006 tốc độ này tăng lên một giá trị gần bằng 21,3 %, lượng chi phí tăng gần gấp đôi. Mặc dù, sản lượng trong năm bán ra tăng nhưng kéo theo chi phí tăng quá cao cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp. Nguyên nhân của việc này là trong 2 năm 2005 và 2006, tình hình biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào phức tạp, giá nguyên liệu trong nước không ổn định lại có sự chênh lệch chi phí giữa các vùng trong khu vực ĐBSCL, sản lượng lúa của TP Cần Thơ không đáp ứng đủ nhu cầu, các tiểu thương phải thu mua lúa nguyên liệu ở các khu vực lân cận, giá cả lại chênh lệch thêm vào chi phí nhân công và chi phí thuê mướn ghe xuồng tăng cao cộng thêm biến động của giá dầu nên khi bán lại cho doanh nghiệp cũng đẩy giá cả tăng lên. Cụ thể năm 2005 nguyên liệu đầu vào tăng 339.592 ngàn đồng tăng 11,91 % so với năm 2004. Năm 2006 tốc độ tăng là 8,38 % tăng một lượng tuyệt đối 267.224 ngàn đồng. Một điều bất cập là mặc dù nằm gần vùng nguyên liệu nhưng hàng năm doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí rất cao là do các công ty xuất khẩu trực tiếp có quy mô lớn ký hợp đồng bao tiêu sản lượng sau thu hoạch của các hộ nông dân, điều này gây khó khăn đến cho doanh nghiệp.

Cũng trong 2 năm sản lượng tăng cao kéo theo chi phí cũng tăng lên là do ngoài các đơn hàng của các khách hàng truyền thống doanh nghiệp đã ký thêm các hợp đồng mới các đơn hàng này vào những tháng cuối của vụ thu đông, là vụ có năng suất kém nhất trong năm. Nhận sản xuất ở các tháng này doanh nghiệp chịu tốn thêm nhiều chi phí như: chi phí nhân công, chi phí làm thêm giờ và mặc dù khoản lợi nhuận đem lại từ đơn hàng không cao nhưng để tạo thêm khách hàng nên buộc doanh nghiệp phải chấp nhận với khoản chi phí này.

Hai khoản chi phí còn lại là chi phí nhân công và chi phí phân xưởng chiếm tỷ trọng không cao trong giá thành của sản phẩm. Cụ thể là chi phí nhân công không đổi qua các năm vì doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ nên phân chi phí này không đáng kể.

Chi phí phân xưởng bao gồm các khoản trả cho công nhân bốc vác và các khoản hao mòn. Theo như bảng số liệu thì sau chi phí sản xuất chi phí phân xưởng chiếm tỷ trọng cao thứ hai và tăng giảm qua các năm. Chi phí này biến động theo sản lượng bán ra và sản lượng xay xát của doanh nghiệp. Năm 2005 chi phí sản xuất giảm 9.994 ngàn đồng, giảm một số tương đối 6,81%, sở dĩ chi phí phân xưởng giảm là do sản lượng xay xát giảm xuống. Đến năm 2006 chi phí lại tăng lên tăng 17.039 ngàn đồng số tương đối bằng 12,46 % vì doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm theo mùa vụ, nên chi phí nhân công bốc vác cũng không cố định qua các năm, doanh nghiệp cũng khó kiểm soát được khi vào mùa vụ, sản lượng tăng số công nhân của doạnh nghiệp không đủđáp ứng nhu cầu nên doanh nghiệp phải thuê mướn thêm. Khi đó giá nhân công cũng cao hơn điều này gây ảnh hưởng của doanh nghiệp đẩy chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

Khoản chi phí cuối cùng mà doanh nghiệp phải chịu là chi phí quản lý, khoản chi phí này nằm ngoài quá trình sản xuất. Ởđây doanh nghiệp có một thuận lợi là không tốn chi phí bán hàng vì mọi chi phí này đều phát sinh về phía khách hàng như chi phí bao bì, vận chuyển …Nhưng nhìn chung chi phí quản lý vẫn là cao trong một năm.

4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN: 4.5.1. Biến động của lợi nhuận qua 3 năm:

Mọi doanh nghiệp hoạt động theo các lĩnh vực kinh doanh sản xuất hay thương mại dịch vụ thì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là khoản mà doanh nghiệp thu được sau khi bán các sản phẩm và trừđi mọi chi phí. Đối với doanh nghiệp thì điều này cũng không ngoại lệ, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong mỗi năm sản xuất bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và khoản lợi nhuận khác.

Bảng 8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM (2004-2006) ĐVT: 1000đ 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.DT từ bán hàng 3.113.740 3.452.642 3.738.219 338.901 10,88 285.577 8,27 2. Khoản GT 0 0 0 0 0 0 0 3.DT thuần 3.113.740 3.452.642 3.738.219 338.901 10,88 285.577 8,27 4.Giá vốn hàng bán 3.045.209 3.374.807 3.659.070 329.598 10,82 284.263 8,42 5.Lợi nhuận gộp 68.531 77.835 79.149 9.304 13,58 1.314 1,69 6.Chi phí quản lý 10.426 11.062 11.306 636 6,10 244 2,21 7.LN từ HĐKD 58.105 66.773 67.843 8.668 14,92 1.070 1,60 8.TN khác 29.696 28.551 31.825 (1.145) (3,86) 3.274 11,47 9. CP khác 0 0 0 0 0 0 0 10.LN khác 29.696 28.551 31.825 (1.145) (3,86) 3.274 11,47 11.Tổng LN trước thuế 87.802 95.324 99.668 7.522 8,57 4.344 4,56 12.Chi phí thuế TNDN 24.584 26.691 27.907 2.106 8,57 1.216 4,56 13.LN sau thuế 63.217 68.633 71.761 5.416 8,57 3.128 4,56

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:

Hàng năm khoản lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp thu được là bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Xét riêng từng chỉ tiêu thì:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phần tăng lên qua các năm nhưng mức tăng không cao. Nếu đem so mức tăng của khoản lợi nhuận này của doanh nghiệp so với tốc độ tăng của doanh thu thì còn chậm hơn rất nhiều. Cụ thể năm 2005 doanh thu thuần tăng một lượng là 338.901 ngàn đồng so với năm 2004 trong khi lợi nhuận chỉ tăng 8.668 ngàn đồng. Năm 2006 tương tự với khoản doanh thu thuần doanh nghiệp thu được so với năm 2005 tăng 285.577 ngàn đồng mà lợi nhuận chỉ tăng 1.070 ngàn đồng. Số tương đối chỉ tăng 1,6 % tốc độ tăng này không đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu, đây là điều chưa tương xứng. Nguyên nhân của việc này là chi phí giá vốn hàng bán tăng nhiều qua 3 năm. Chi phí giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí, tỷ trọng này không giảm mà còn có chiều hướng tăng lên nhưng có tốc độ tăng chậm lại. Nếu lấy năm 2004 là năm so sánh, thì tốc độ tăng của khoản mục giá vốn hàng bán năm 2005 so với 2004 là 10,82%, nếu đem năm 2006 so với năm 2004 tốc độ tăng là 20,16% tăng gần gấp đôi so với mức tăng của năm 2005. Điều này là một bất lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể:

Doanh thu thuần tăng qua các năm một lượng đáng kể. Năm 2006 là năm có doanh thu cao nhất. Doanh thu thuần tăng kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng cao nhưng với một điều là tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là xấp xỉ và cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Nếu như năm 2005 tốc độ tăng của doanh thu là 10,88 % thì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 10,82 %, chỉ số này là khá cao vì điều này cho thấy trong năm sản lượng tăng bao nhiêu thì đồng thời doanh nghiệp cũng tốn một khoản chi phí nguyên liệu đầu vào cũng gần với khoản ấy. Sang đến năm 2006 chi phí lại tiếp tục tăng nhưng có phần chậm lại, tốc độ tăng của chi phí giá vốn hàng bán là 8,4% trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần là 8,27 %, tăng cao hơn một khoản tương đối 0,15 %. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp đã làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng

mạnh. Nguyên nhân của việc này là do công nghệ máy móc vẫn chưa được đầu tưđúng mức làm tỷ lệ hao hụt và phụ phẩm dôi ra cao nên làm tăng giá bán. Mặc dù khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ doanh thu trừđi các khoản chi phí thì lợi nhuận qua các năm đều tăng nhưng mức tăng không đáng kể, lại thêm giá xăng dầu tăng cao cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Còn một điều đáng nói, là hầu trong chế biến không những doanh nghiệp mà còn trong các nhà máy đều vấp phải là ta thường hay chế biến theo quy trình ngược. Theo tiêu chuẩn gạo thành phẩm đạt chất lượng cao là ẩm độ không quá 14%. Lúa sấy xuống còn 14,5 % ẩm độ thì xay xát thành gạo có 13,5 – 14 % ẩm độ trong khi ta lại xay xát ở mức 16% – 17 % ẩm độ và chế biến lại thành gạo thì sấy xuống còn 14% ẩm độ, điều này cũng là hạn chếđối với doanh nghiệp tỷ lệ gạo gãy tăng, chất lượng không đồng bộ làm giảm giá bán của doanh nghiệp.

Ngoài khoản thu này doanh nghiệp còn khoản thu khác. Đây là khoản doanh thu khác của doanh nghiệp, đó là những khoản thu từ cám, trấu dôi ra từ quá trình sản xuất, có một điều lợi là doanh nghiệp hưởng trọn khoản thu nhập này mà không chịu bất kỳ chi phí nào.

Qua phân tích ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cùng với lợi nhuận khác đã làm cho lợi nhuận trước thuế tăng cao. Cụ thể là năm 2005 tăng 7.522 ngàn đồng tăng 8,57 % so với năm 2004. Đến năm 2006 tăng 4.344 ngàn đồng, tăng 4,56 %. Tuy nhiên khoản tăng này vẫn còn rất thấp doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thểđể nâng cao khoản lợi nhuận này.

4.5.2. Các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận:

Áp dụng phương pháp phân tích liên hoàn ta sẽ xác đinh sâu hơn các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuân:

Ta có công thức:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí quản lý doanh nghiệp.

(Do tính chất hoạt động của doanh nghiệp các sản phẩm bán ra khi giao hàng thì doanh nghiệp không chịu chi phí, nên không phát sinh khoản mục chi phí bán hàng).

Gọi a là doanh thu thuần. b là giá vốn hàng bán.

c là chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta có:

LNHĐKD = DTT – GVHB – CPQLDN a – b – c

™ Các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận của năm 2005 so với năm 2004. Gọi Q1 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2005.

Q0 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2004. ΔQ là đối tượng phân tích

Ta có:

Năm 2005 : Q1 = a1 - b1 - c1 Năm 2004 : Q0 = a0 - b0 - c0

Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự sắp xếp:

Thế lần 1: a1 - b0 - c0 Thế lần 2: a1 - b1 - c0 Thế lần 3: a1 - b1 - c1

Xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tốđến lợi nhuận

Mức ảnh hưởng nhân tố a:

Δa = a1- b0 - c0 - ( a0 - b0 - c0 )

Mức ảnh hưởng nhân tố b: Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0) Δb = - b1 + b0 = - 33.374.081 + 3.045.209 = - 329.598 ngàn đồng Mức ảnh hưởng nhân tố c: Δc = a1- b1 - c1 – ( a1 - b1 - c0) Δc = - c1 + c0 = - 11.062 + 10.426 = - 636 ngàn đồng Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuân: Nhân tố doanh thu thuần : 338.901 ngàn đồng

Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuân Nhân tố giá vốn hàng bán : 329.598 ngàn đồng Nhân tố chi phí quản lý : 636 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tốảnh hưởng ta có: Δa + Δb + Δc = a1 - b1 - c1 - ( a0 - b0 - c0 ) ΔQ = Q1 - Q0 = 8.668 ngàn đồng. Như vy:

Doanh thu của năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004 nhưng do nhân tố giá vốn hàng bán và chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng tăng cao, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ tăng 8.668 ngàn đồng .

™ Tương tự, ta phân tích các nhân tốảnh hưởng của năm 2006 đối với năm 2005: Gọi Q1 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2006

Ta có: Mức ảnh hưởng nhân tố a: Δa = a1 - b0 - c0 - (a0 - b0 - c0) Δa = a1 - a0 = 3.378.219 – 3.452.642 = 285.577 ngàn đồng Mức ảnh hưởng nhân tố b: Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0) Δb = - .b1 + b0 = - 3.659.070 – 33.374.081 = - 284.263 ngàn đồng Mức ảnh hưởng nhân tố c: Δc = a1 - b1 - c1. - ( a1 - b1 - c0.) Δc = - c1 + c0 = - 11.306+ 11.062 = - 244 ngàn đồng Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuân: Nhân tố doanh thu thuần : 285.577 ngàn đồng

Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuân Nhân tố giá vốn hàng bán : 284.263 ngàn đồng Nhân tố chi phí quản lý : 244 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tốảnh hưởng Δa + Δb + Δc = a1 - b1 - c1 - ( a0 - b0 - c0) ΔQ = Q1 - Q0 = 1.070 ngàn đồng Như vy:

Do nhân tố chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng cao nên lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.070 ngàn đồng, tốc độ tăng của phần lợi nhuận này thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2005.

™ Phần lợi nhuận khác không có phát sinh chi phí. Nên ta có:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)