IV. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VẬN DỤNG HIỆU QUẢ
4. Nhóm giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
Cải tiến cơ cấu xuất khẩu bao gồm cải biến cơ cấu ngành, vùng, và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu để phát huy lợi thế cạnh tranh. Đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi “Sản xuất cho ai?”.
Do vậy, chính sách thương mại cần chọn thị trường trọng điểm, thị
trường ưu tiên. Đó là phải lựa chọn thị trường có khả năng thanh toán cao,
đồng thời lại nhiều khả năng cung cấp các yếu tố vật chất, kỹ thuật cho công nghiệp hóa đất nước. Đây chính là yếu tố quan trọng nhằm chuyển dịch từ cơ cấu xuất khẩu hàng thô, sơ chế sang cơ cấu hàng có hàm lượng kỹ thuật và có hàm lượng vốn cao. Phương hướng cần ưu tiên các thị trường Hoa Kỳ, EU, vì đây là các thi trường có tính thanh toán cao; chú trọng giữ vững và phát triển thị trường châu Á; khôi phục lại thị trường Nga và Đông Âu; mở rộng sang thị trường các nước Trung Cận Đông, Bắc Âu, châu Phi và các khu vực khác.
Đổi mới cơ cấu thị trường xuất khẩu phải đi kèm với yêu cầu đổi mới cơ cấu xuất khẩu. Thực tế tất cả các quốc gia khi tham gia vào thị trường thế
giới, không phải tất cả các mặt hàng đều được người tiêu dng của các nước nhập khẩu ưa chuộng hoặc có nhu cầu. Vì vây, khi thực hiện chiến lược phát huy lợi thế cạnh tranh chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu phải lấy các tiêu chí của thị trường thế giới làm chuẩn mực để đáp ứng.
KẾT LUẬN
Trong hơn 10 năm từ 1996-2008, thực hiện đường lối phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, xuất khẩu Việt Nam đã có những sự phát triển nhất định, cơ cấu hàng xuất khẩu có những tiến bộ theo hướng khai thác các lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên thiên nhiên, tỷ trọng các mặt hàng thô giảm, tỷ trọng các mặt hàng chế biến và đã qua tinh chế đã tăng lên đáng kể. Tuy vậy, tỷ trọng các mặt hàng đã qua chế biến và đã qua tinh chế vẫn ở mức thấp( khoảng 53%) so với nhiều nước trong khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự phát triển khoa học, giáo dục đã có đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, dưới sự cạnh tranh khốc liệt của cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu của Việt Nam có tính bền vững và hiệu quả, tất yếu chúng ta cần có sự bứt phá mang tính cách mạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nói riêng. Sau khi làm rõ về mặt lý luận dựa trên cơ sở khoa học của các lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố sản xuất, lý thuyết vòng đời, lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, tác giả đã phân tích đánh giá lợi thế cạnh tranh và khả năng chuyển dịch cơ cấu trong từng nhóm hàng trên cơ sở dự báo nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu thị trường thế giới, quan điểm chính cần quán triệt trong việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời, dự báo và đưa ra những hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với các nhóm hàng và mặt hàng chính cho giai đoạn những năm đầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Theo đó, nhóm hàng nguyên nhiên liệu sẽ giảm mạnh xuất khẩu để tập trung thoả mãn nhu cầu trong nước, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản cũng có sự giảm sút về tỷ trọng do có hạn chế về nguồn lực trong nước. Trong khi đó, nhóm hàng công nghiệp, đặc biệt là một
số mặt hàng như: đóng tàu, điện tử, phần mềm,… sẽ có sự tăng trưởng mạnh. Mặc dù chưa hoàn toàn có sự chuyển biến cơ cấu xuất khẩu tốt nhất, song rõ ràng đây là những tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Với những cơ sở này, Việt Nam cần thực hiện những chính sách và giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu cụ thể, tích cực và lâu dài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế, mang lại nguồn ngoại tế lớn trong công cuộc phát triển đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhóm Tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-
2010.
2. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thái Hưng, Chuyển dịch cơ cấu hành xuất
khẩu so với các nước NIE thế hệ II, Việt Nam đã làm được gì đáng kể, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, Số 293, Tháng 10/2002.
3. Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại
thương, NXB Lao động – Xã hội.
4. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước
ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
5. Đại học kinh tế quốc dân (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới
(1986-2006) Thành tựu và những vấn đề đặt ra, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân.
6. Đặng Quốc Tuấn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn từ góc độ xuất,
nhập khẩu giai đoạn 1989-2005, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 360, Tháng
5/2008.
7. Đặng Quốc Tuấn, Thương mại quốc tế và phát triển kinh tế Việt Nam
trong 20 năm đổi mới (1986-2005), Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 345,
Tháng 2/2007.
8. Đỗ Tiến Sâm (2003), Trung Quốc cải cách và mở cửa: Những bài
học kinh nghiệm, NXB Thế giới.
9. Lê Thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Sách chuyên khảo, NXB Lao động.
10. Nguyễn Ngọc Trân (2003), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay, NXB Thế giới.
11. Nguyễn Quốc Tuấn (2004), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại
12. Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
13. Nguyễn Thu Hương (2004), Một số giải pháp phát triển xuất khẩu
mặt hàng mới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài
NCKH mã số 2003-78-012.2004.
14. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm, NXB Thống kê. 15. Tổng cục Thống kê (2005), Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20
năm đổi mới, NXB Thống kê.
16. Trần Thúy Hà, Năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, Số 2(76),
2002.
17. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Thương mại quốc tế và
phát triển thị trường xuất khẩu, Sách chuyên khảo, NXB Thống kê.
18. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X.
19. Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong (1996), Kinh tế lượng, NXB Kỹ thuật.
Nhóm Tiếng Anh
20. Chung-kuo kuo (2001), China’s foreign trade, China Council for the Promotion of International Trade.
21. Development and Resources Corporation, Frederick T. Moore (2006), Export prospects for the Republic of Vietnam, Published by Praeger Publishers.
22. Economist Intelligence Unit, Great Britain (2000), Country Report (about Vietnam), Published by The Unit.
23. Japan. Keizai Antei Honbu and Japan. Keizai Kikakuchō,
Economic survey of Japan,Economic Planning Agency, 1968.
24. Michael E. Porter (2008), The competitive advantage of nations:
with a new introduction, Published by Free Press, 1998.
25. National Center for Social and Human Sciences of Vietnam (2006),
26. Peter Winglee, International Monetary Fund, International Monetary Fund Staff (2000), Vietnam: Statistical Appendix and Background
Notes, Published by International Monetary Fund.
27. Vietnam Economic Times (Sep 23, 2008), Published by Vietnam
Economic Times. Nhóm Tạp chí điện tử 1. http://www.adb.org. 2. http://www.cpv.org.vn. 3. http://www.dei.gov.vn. 4. http://www.gso.gov.vn. 5. http://www.imf.org. 6. http:// www.moit.gov.vn. 7. http:// www.mof.gov.vn. 8. http:// www.mpi.gov.vn. 9. http://www.nciec.gov.vn. 10. http://www.vnep.org.vn. 11. http://www.vcci.com.vn. 12. http://www.wto.org.