0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 45 -47 )

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ

1. Những thành tựu đạt được

Trong vòng hơn 10 năm, nhìn chung việc áp dụng lợi thế cạnh tranh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được một số kết quả sau:

Thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với nguồn lực trong nước.

Trong thời gian vừa qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã dịch chuyển một cách hợp lý, theo đúng như chủ trương mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngoài dầu thô còn có dệt may, thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ… Với cơ cấu này, chúng ta đã bước đầu thực hiện được mục tiêu cải biến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên, năng lực cạnh tranh được cải thiện theo hướng công nghệp hoá, hiện đại hoá.

Vận dụng lợi thế về nguồn lao động trong chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đã có tác động mạnh mẽ tới phân công lao động trong nước theo hướng ngày càng hợp lý hơn, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.

Những tiến bộ về cải biến cơ cấu đã đưa kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người từ 99,2USD/người năm 1996 lên 360USD/người năm 200526. Đây là nhân tố quan trọng góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giàu nghèo, tạo ra hàng triệu việc làm với thu nhập ổn định.

Ngoài ra, lợi thế về các thành phần kinh tế trong tham gia sản xuất hàng xuất khẩu đã giúp chúng ta có một lượng hàng xuất khẩu phong phú, nguồn hàng dồi dào và không bị động trước những nhu cầu bất thường của thế giới.

Vận dụng lợi thế trong các mặt hàng truyền thống giúp cho kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng.

Những mặt hàng truyền thống như thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè… vẫn giữ được thế chủ động và quyết định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Giữ vững được quy mô và tốc độ xuất khẩu của nhóm hàng này còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc, duy trì sản xuất trong nước và phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam.

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đang dần chuyển dịch theo hướng khai thác ngày càng có hiệu quả các lợi thế so sánh về đất đai, tài nguyên.

Mặc dù nhóm hàng nông sản và khoáng sản có giảm trong cơ cấu xuất khẩu nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Lợi thế này giúp cho Việt Nam dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường và có thể cạnh tranh với những quốc gia khác.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 45 -47 )

×