0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đối với nhóm hàng nông – lâm – thủy sản

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 39 -42 )

II. PHÂN TÍCH VẬN DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀO CHUYỂN

2. Đối với nhóm hàng nông – lâm – thủy sản

Trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, tỷ trọng nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm dần từ 24,3% năm 2001 xuống còn 21,1% năm 2005. Nếu so sánh kết quả này với mục tiêu đặt ra trong định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta là giảm dần tỷ trọng nhóm hàng nông – lâm – thủy sản xuống còn 22% vào năm 2005 thì sự dịch chuyển này là phù hợp.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong nhóm này là thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, chè (chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch của nhóm)19.

Hình 2.5. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm – thủy sản (2001-2005)

Đơn vị: %

Nguồn: Bộ Công thương20.

2.1. Gạo.

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, là nước trồng lúa có năng suất cao. Tuy nhiên, do chất lượng gạo Việt Nam chưa

19 Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam, www.ngoaithuong.vn.

Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, www.agroviet.gov.vn. 20 Số liệu từ Website Bộ Công thương. www.moit.gov.vn.

cao nên chủ yếu mới được bán trên các thị trường dễ tính (Phillipin, Indonesia, Malaysia) và một số thị trường châu Phi. Trên phân đoạn thị trường này, chúng ta đã thâm nhập được và có năng lực cạnh tranh khá tốt, thể hiện ở những trường hợp chúng ta thắng thầu cung cấp gạo cho các nước Phillipin, Irắc … Lợi thế cạnh tranh đó chủ yếu được tạo nên từ chi phí lao động thấp và nguồn đất đai màu mỡ sẵn có. Tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều nhược điểm về độ đồng đều, tạp chất nhiều, tỷ lệ gạo đặc sản thấp so với gạo của một số nước như Thái Lan xuất phát từ một số nguyên nhân như: người dân thường sử dụng những giống gạo đem lại năng suất cao mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng gạo; sản xuất gạo còn manh mún và phân tán nên chât lượng gạo thường không đồng nhất; tổn thất sau thu hoạch thường cao do công nghệ lạc hậu.

2.2. Cà phê.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai trong số các nông sản. Không giống như gạo, hầu hết sản lượng cà phê sản xuất được đều dành cho xuất khẩu (khoảng 95%).

Thời tiết và môi trường thuận lợi đã tạo nên lợi thế của Việt Nam trong sản xuất cà phê. Năng suất cây trồng cao là điều kiện tiên quyết cho việc hạ giá thành sản phẩm, tạo thế cạnh tranh cao hơn. Một lợi thế cạnh tranh nữa trong sản xuất cà phê Việt Nam là khả năng mở rộng diện tích cây cà phê chè (Arabica). Đây là những điều kiện quan trọng để Việt Nam tăng khối lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, do giá nhân công thấp nên cà phê Việt Nam có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Tuy vậy, chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp do công nghệ chế biến, các thiết bị sấy khô và kỹ thuật sau thu hoạch.Vì vậy, năm 1999, giá

xuất khẩu cà phê Robusta Việt Nam thấp hơn giá thị trường thế giới 250 USD/tấn, tương đương gần 20%. Cho đến nay, Việt Nam gần như là nhà sản xuất cà phê Robusta duy nhất và bán ra thị trường thế giới với giá thấp hơn giá cà phê Arabica. Tuy nhiên, theo đánh giá của WB, chỉ có 2% sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt loại 121. Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam chưa có được thương hiệu lớn cho riêng mình, gây lãng phí những nguồn lực mà chúng ta sẵn có22.

2.3. Thủy sản.

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, là một trong những động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu của cả nước. Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản có được tố độ tăng trưởng tương đối cao (xấp xỉ 20%/năm). Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu dao động trong khoảng 8,27% dến 12,11%23.

Việt Nam có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, lao động ven biển dồi dào, khả năng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Tuy nhiên, các hoạt động chế biến chủ yếu vẫn là sơ chế với năng suất thấp, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, hạn chế việc phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên thị trường quốc tế.

Nhìn chung, tuy đã có những bước tiến mạnh mẽ, nông nghiệp Việt Nam về cơ bản vẫn còn lạc hậu, cản trở trực tiếp quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và cơ cấu nông nghiệp nhưng trình độ khoa học và công nghệ lại thua kém xa. Nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã

21 Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, www.vifoca.gov.vn.

22Số liệu báo cáo các năm của Bộ Công thương, www.moit.gov.vn.

tạo dựng được vị trí trên thị trường thế giới nhưng lại tập trung nhiều về số lượng và chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khắt khe.

Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá về xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản.

Mặt hàng Gạo Cà phê Thủy sản

Kim ngạch xuất khẩu

Cao, không ổn định. Tăng trưởng cao. Tỷ trọng lớn.

Năng lực sản xuất

Lợi thế về tự nhiên, lao động. Hạn chế

về công nghệ.

Lợi thế về tự nhiên, lao động. Hạn chế về công

nghệ.

Điều kiện tư nhiên thuận lợi

Hiệu quả Giá trị không cao. Hiệu quả chưa cao vì chất lượng chế biến.

Tương đối cao.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 39 -42 )

×