0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 61 -64 )

VỰC VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM.

1. Cơ sở vận dụng.

Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan hiện nay đều là những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao.

Về vị trí địa lý, khí hậu và văn hoá, cả ba nước trên đều có những điểm tương đồng cơ bản với Việt Nam.

Về xuất phát điểm, trước khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng, cả Nhật Bản và Việt Nam đều bị chiến tranh tàn phá. Tại thời điểm này, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ hai thế giới về hàng hoá có hàm lượng vốn và công nghệ cao. Trung Quốc và Việt Nam đều có lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú. cả hai nước đều thực hiện chính sách mở cửa và hiện đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Thái Lan và Việt Nam cũng không có sự khác biệt nhau về trình độ dân trí, nhưng xét về giá trị tổng sản phẩm theo đầu người thì Thái Lan vẫn gấp 5 lần của Việt Nam. Chính vì vậy, những bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan sẽ rất có ích cho Việt Nam trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

2. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Thái Lan.

2.1. Nhật Bản.

Đầu thời kỳ tăng trưởng của Nhật Bản là sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động và những ngành công nghiệp nặng

kết hợp cả tư bản và lao động. Khai thác lợi thế về lao động dồi dào, rẻ và có tay nghề cũng như các biện pháp bảo hộ thị trường của Chính phủ để sản xuất thay thế nhập khẩu, cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài tại thị trường Nhật Bản, lấy thoả mãn nhu cầu nội địa làm mục tiêu phát triển trước hết. Sau đó, khi đã trưởng thành và tự lập được, có năng lực cạnh tranh tốt hơn, thì tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài để kiếm một thị trường rộng lớn hơn để phát triển. Nhân tố công nghệ là một ưu thế rất quan trọng và đã được khai thác rất hiệu quả. Nói tóm lại, thành công trong chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhật Bản xuất phát từ: sự phát triển của công nghiệp nặng – hoá chất trước và sau chiến tranh; chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước; nhập khẩu công nghệ và nâng cao năng lực quản lý chất lượng.

2.2. Trung Quốc.

Cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc có hai sự thay đổi lớn kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế. Năm 1986, xuất khẩu dầu mỏ đã bị xuất khẩu hàng dệt may vượt qua đầu tiên. Năm 1995, xuất khẩu máy móc và sản phẩm điện tử đã vượt xuất khẩu sản phẩm dệt, điều đó chỉ rõ sự chuyển đổi từ xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động truyền thống sang các sản phẩm sử dung nhiều lao động trung gian. Có thể nói sự phát triển hợp lý ngành sử dụng nhiều sức lao động có sức cạnh tranh rõ rệt trên thị trường quốc tế; đầu tư vào các ngành kỹ thuật mới mang tính chiến lược; đẩy nhanh điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu ngành, nâng cao hàm lượng kĩ thuật và giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của Trung Quốc.

2.3. Thái Lan.

Cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan khá đa dạng đối với một nước đang phát triển, số lượng chủng loại ngày càng tăng với lợi thế cạnh tranh trong

thương mại quốc tế. Với tài nguyên thiên nhiên sẵn có, yếu tố cơ bản góp phần vào thành công trong hoạt động xuất khẩu của Thái Lan là hệ thống đầu tư thương mại mở cửa. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan đã được thực thi rất hiệu quả, đó là: duy trì chính sách tỷ giá cạnh tranh và ổn định, chính sách ổn định giá, chính sách cơ sở hạ tầng và công nghiệp tập trung và chính sách thuế quan.

3. Vận dụng trong trường hợp của Việt Nam.

Mặc dù tính đến nay, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế không hoàn toàn giống nhau,nhưng qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tạo dựng và liên tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm

thực hiện thành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

Thứ hai, từng phân ngành kinh tế phải có chiến lược chuyển dịch cơ

cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ những ngành

hàng có hàm lượng lao động cao sang những ngành hàng có hàm lượng vốn và khoa học công nghệ cao cần thực hiện một cách có kế hoạch, có trọng điểm.

Thứ tư, chú trọng tới những ngành sản xuất mang tính cơ sở tiền đề cho

xuất khẩu.

Thứ năm, cần có sự nâng đỡ và khuyến khích của Nhà nước một cách

hợp lý đối với những ngành công nghiệp mới chuyển dịch sang hướng về xuất khẩu để đủ sức cạnh tranh.

Thứ sáu, sử dụng các công cụ quản lý, điều tiết một cách hợp lý để vừa

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 61 -64 )

×