HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM.
1. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. nhìn 2020.
1.1. Đối với nền kinh tế nói chung.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”30 Cụ thể trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 là:
Một là, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, phấn đấu đến năm
2010, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43% GDP.
Hai là, tích cực sáng tạo, khai thác tiềm năng của nền kinh tế để phát
triển mạnh ngành dịch vụ.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
Bốn là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế
nông thôn.
Năm là, phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở quy hoạch thống nhất. Sáu là, phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng.
Bảy là, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Có thể nói, vận dụng thành công lợi thế cạnh tranh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ đóng một vào trò rất quan trọng giúp nền kinh tế hoàn thành những mục tiêu trên.
1.2. Đối với một số nhóm mặt hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu31.
• Nhóm hàng nguyên nhiên liệu.
Việt Nam xuất khẩu nhiều nguyên nhiên liệu nhưng chủ yếu ở dạng thô, và nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu đã qua chế biến. An ninh năng lượng luôn là vấn đề được quan tâm, trong khi đó năng lượng tái tạo là những dạng năng lượng nước ta có điều kiện phát triển thì hiện đang được tiến hành rất chậm chạp. Do đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những năm sắp tới, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu nguyên liệu thô để phục vụ nhu cầu trong nước. Nguồn thu ngoại tệ theo đó sẽ giảm, nhưng nó cũng làm giảm kim ngạch nhập khẩu.
Trong nhóm hàng này, than đá và dầu thô là những nhiên liệu quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian tới, khả năng cho nguyên liệu thay thế dầu thô và than đá là rất thấp, trong khi nhu cầu trong nước và nhu cầu thế giới lại rất lớn. Vì vậy, chúng ta sẽ chỉ xuất khẩu các mặt hàng này sau khi đã thoả mãn nhu cầu trong nước.
• Nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản.
Định hướng phát triển đối với nhóm hàng này trong giai đoạn tới là chuyển dịch cơ cấu ngay trong ngành nông nghiệp: (1) Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân sẽ giảm xuống 16% (so với 21% năm 2005). (2) Tăng tỷ trọng ngành có giá trị sản xuất và xuất khẩu cao: Trồng trọt giảm xuống 70% (so với 79% năm 2000), chăn nuôi tăng lên mức 30% (so với 15% năm 2000), lâm nghiệp giảm xuống còn 3,5%.
Định hướng chung là đẩy mạnh việc tăng sản lượng lương thực bằng các ứng dụng tiên tiến, tận dụng triệt để thế mạnh của ngành nông nghiệp nhiệt đới.
• Nhóm mặt hàng công nghiệp.
Những ngành công nghiệp chủ chốt được định hướng ưu tiên bao gồm: - Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
Đây là những ngành khai thác được lợi thế về năng lực sản xuất, giá cả, thị trường…Định hướng chung là phải chuyển dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công, tăng cường khâu thiết kế, nâng cao trình độ lao động, tăng cường chuyển giao công nghệ và máy móc trang thiết bị.
- Nhóm ngành sản xuất tư liệu sản xuất.
Đây là nhóm ngành có vai trò hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác, nhằm năng cao khả năng độc lập của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành của các mặt hàng công nghiệp. Định hướng của nhóm này là tập trung hoàn thành các dự án đảm bảo nhu cầu sản xuất xuất khẩu.
- Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng.
Đây là những ngành hiện tại có năng lực cạnh tranh thấp, nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra các sản phẩm thay thế nhập khẩu và mở rộng ra thị trường nước ngoài. Định hướng của nhóm này là thu hút vốn để phát triển, tăng cường chuyển giao công nghệ, phát triển những sản phẩm với công nghệ mới.
3. Dự báo xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới.
3.1. Xu hướng.
Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm tới: Nhãn hiệu của sản phẩm; tính thuận tiện của sản phẩm; sức khoẻ của người tiêu dùng; hàng hoá thân thiện với môi trường.
Đối với một số mặt hàng, nhu cầu được dự báo cụ thể như sau:
• Nhóm hàng nguyên liệu:
Dầu thô: IEA dự đoán thế giới sẽ tiêu thụ với mức giá tăng trung bình
hàng năm là 1,3%. Nhưng sản lượng dầu của thế giới sẽ không vượt quá 100 triệu thùng/ngày với lượng dầu dự trữ hiện nay, do vậy thị trường dầu thô trên thế giới vẫn tiếp tục khan hiếm và giá dầu vẫn giữ ở mức cao.
Than: Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu sẽ đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 2%/năm. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 60% tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu.
• Nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản:
Thuỷ sản: Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu thuỷ sản toàn cầu sẽ
tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Những dự báo về triển vọng cung cầu cho thấy thị trường thuỷ sản toàn cầu sẽ thiếu hụt khoảng 9,4 triệu tấn vào năm 2010, sẽ đẩy mức giá xuất khẩu mặt hàng này lên trung bình 3,0%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2010.
Gạo: Giao dịch gạo toàn cầu dự báo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
2,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và đạt 31,4 triệu tấn vào năm 2010. Các nước châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu, chiếm tới 46% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2010. Nhập khẩu vào của khu vực Trung Đông và châu Phi cũng gia tăng.
Cà phê: Nhập khẩu cà phê toàn cầu dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 0,2%/năm. Các nước phát triển vẫn là khu vực nhập khẩu cà phê chủ yếu. Nhập khẩu vào khu vực Bắc Mỹ dự báo sẽ giảm nhẹ, chỉ đạt 154 triệu tấn và nhập khẩu vào châu Âu cũng giảm xuống còn 2,96 triệu tấn.
• Nhóm hàng công nghiệp:
Dệt may và giày dép: Thị trường dệt may thế giới sẽ tăng bình quân
13%/năm, chủ yếu là nhờ sản xuất và nhu cầu gia tăng tại các nước châu Á. Sản xuất giày dép toàn cầu được dự báo sẽ tăng bình quân 15%/năm. Trung Quốc và các nước châu Á vẫn tiếp tục là những nước xuất khẩu giày dép lớn nhưng những nước ở Mỹ Latinh sẽ chiếm vị trí quan trọng hơn trên thị trường giày dép thế giới.
Dựa trên sự biến động của từng mặt hàng và nhóm hàng, cơ cấu hàng xuất khẩu từ nay đến 2015 được xác định như sau:
Hình 3.1. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2009-2015.
Nguồn: Tổng hợp tính toán của tác giả dựa trên tính các dự báo.
Có thể thấy trong gần 10 năm tới, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có sự dịch chuyển dần dần rõ nét. Nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản sẽ giảm mạnh (còn khoảng 7% năm 2015) do nhu cầu trong nước tăng cao. Nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản vẫn tiếp tục gia tăng về kim ngạch nhưng chủ yếu hướng vào nâng cao chất lượng và giá cả nên tỷ trọng sẽ giảm tương đối (còn khoảng 13% năm 2015). Động lực tăng trưởng chủ yếu của xuất khẩu sẽ dựa vào nhóm hàng công nghiệp với tỷ trong dự tính đạt khoảng 51% năm 2015.