0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ GIẢI MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 51 -56 )

1. Các yếu tố quyết định.

Bước đầu tiên trong việc xây dựng mô hình27 là cần xác định các biến độc lập có thể gây ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến.

Giả sử hàm có dạng:

Y = f (X1, X2,..., Xk ) (1)

Trong đó: Y: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến. X1, X2 ..., Xk: Là các biến độc lập hay các biến giải thích.

Trình độ của nền kinh tế: Mức độ phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng

ngành công nghiệp trong tổng thể nền kinh tế quốc dân là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu hàng xuất khẩu. Khi một quốc gia có ngành công nghiệp trong nước phát triển mạnh, các sản phẩm công nghiệp sản xuất ra với số lượng lớn và có khả năng cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thuận lợi phục vụ xuất khẩu.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Một số yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối

đoái, lãi suất ngân hàng, tín dụng xuất khẩu cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Đặc biệt, sự thay đổi của tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia.

Nguồn nhân lực và yếu tố đầu vào: Trình độ lao động và giá cả các

yếu tố đầu vào là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá thể hiện ở giá cả và chất lượng, quyết định khả năng xuất khẩu của hàng hoá.

27 Nếu như kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô mô tả sự vận động của nền kinh tế thì Kinh tế lượng cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng dựa trên cơ sở các số liệu thu nhập từ thực tế nhằm củng cố thêm các giả thiết kinh tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.

Đầu tư và tài chính: Nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa lớn đối với mọi lĩnh

vực không chỉ riêng kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư chỉ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất khi nó được sử dụng hiệu quả và khoa học.

Khác biệt hoá và thâm nhập thị trường mới: Đây là khả năng nhanh

nhạy của mỗi quốc gia trong việc thâm nhập thị trường. Tìm kiếm ra những thị trường mới với những yêu cầu phù hợp với lợi thế của riêng mình sẽ góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.

2. Các nguồn dữ liệu liên quan.

Sau khi đã loại bỏ các biến độc lập mà kết quả ước lượng không phù hợp với lý thuyết kinh tế, các số liệu được lựa chọn cuối cùng được sử dụng để tính toán là những dữ liệu liên quan đến: kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam; GDP trung bình của các nước phát triển (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam); số lượng lao động trong ngành; nguồn vốn Nhà nước cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tổng hợp sự thay đổi của các biến qua các năm từ 1997 đến 2006. Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán của tác giả28.

28Dựa trên số liệu của Wesite Quỹ Tiền tệ quốc tế, IMF, www.imf.org. Website Ngân hàng phát triển Châu Á, ADB, www.adb.org.

3. Giải mô hình và kết luận.

Dạng mô hình toán thông dụng nhất thường được lựa chọn để biểu diễn là dạng hàm loga tuyến tính:

(2)29

Trong đó:Y là tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng hoá, là biến phụ thuộc.

X1,… , Xk là các biến giải thích, hay biến độc lập. u là sai số ngẫu nhiên.

a, b1, ... , bk là các tham số. e = 2,781 là số lôgarit tự nhiên.

Để có thể ước lượng được biểu thức (2), tiến hành loga hoá biểu thức (2): Ln Y = ln a + b1ln X1 + b2ln X2 + ... + bkln Xk+ u (3)

Với biểu thức (3), ta có thể ước lượng theo mô hình toán này thông qua phần mềm Eviews 5.1.

Qua (3), cũng dễ dàng xác định được độ co giãn của cầu theo các biến. Thật vậy, lấy đạo hàm hai vế biểu thức (2):

Độ co giãn của Y với X được xác định là:

Thay thế biểu thức (4) vào biểu thức (5) ta được: Từ đó ta thấy b1 chính là hệ số co giãn của Y theo X1.

Một cách tổng quát bj là hệ số co giãn của Y theo Xj, j = 1,2, ... , k.

29 Dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas, hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc (hay biến số được thuyết minh) là sản lượng, còn biến số độc lập (hay biến số thuyết minh) là các mức đầu vào.

Căn cứ vào các nguồn dữ liệu và qua quá trình nghiên cứu có thể thấy rằng Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đều thành công trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến nhờ cải cách cơ cấu kinh tế, đầu tư hợp lý và hiệu quả, nâng cao trình độ lao động. Phải chăng do nhân công tại Việt Nam có trình độ thấp hơn các nước trong khu vực, và đầu tư cho công nghiệp chế biến của Việt Nam còn quá yếu, nên tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến còn rất nhỏ bé so với tiềm năng. Để có thể kiểm định những phán đoán trên, chúng ta sẽ xem xét mô hình toán có dạng dưới đây:

Y = a. GDPb1. LDb2. DTb³. FDIb4. eu (7) Trong đó:

Y: Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng

hoá.

GDP: Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của các nước phát triển. NS: Tỷ lệ vốn đầu tư của Nhà nước vào ngành công nghiệp chế biến.

LD: Tỷ lệ lao động của ngành công nghiệp chế biến so với tổng số lượng lao động trong nước.

FDI: Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.

e = 2,781

u : Sai số ngẫu nhiên.

Tiến hành Ln hai vế biểu thức (7) ta có :

ln Y = ln a + b1 ln GDP + b2 ln LD + b3ln DT + b4FDI + u (8)

Với các dữ liệu như trên, bằng sự hỗ trợ của phần mềm tính toán Eviews 5.1, kết quả ước lượng có được các tham số của mô hình (8) như sau:

Ln Y = 30.37780 + 1.116503.LnGDP + 2.221029.LnLD + 16.25252.LnDT + 0.075973.LnFDI + u (9)

Bảng 3.1. Kết quả chạy mô hình EVIEWS.

Dependent Variable: LY Method: Least Squares Date: 05/25/09 Time: 17:49 Sample: 1992Q1 2006Q4 Included observations: 60

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 30.37780 4.490568 6.764801 0.0000 LGDP 1.116503 0.463705 2.407784 0.0194 LDT 16.25252 1.550369 10.48301 0.0000 LFDI 0.075973 0.033187 2.289228 0.0259 LLD 2.221029 0.391494 5.673208 0.0000 R-squared 0.887975 Mean dependent var 34.08700 Adjusted R-squared 0.879828 S.D. dependent var 8.191625 S.E. of regression 2.839699 Akaike info criterion 5.004928 Sum squared resid 443.5140 Schwarz criterion 5.179457 Log likelihood -145.1479 F-statistic 108.9904 Durbin-Watson stat 0.474967 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Ý nghĩa của các tham số:

Hệ số b1= 1.116503 là hệ số co giãn của tỷ trọng tăng trưởng GDP của các nước phát triển (a1) với tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (b), cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi a1 tăng lên 1% thì b tăng thêm 1.116503 %.

Tương tự đối với b2, b3 và b4. Như vậy, thực tiễn những năm qua cho thấy lao động và nguồn vốn Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu. Nguồn vốn FDI tuy có tốc độ tăng trưởng rõ rệt nhưng hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn hạn chế, cần phải khắc phục trong thời gian tới. GDP của các nước phát triển cũng là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu hàng xuất khẩu và tiếp tục cần khai thác.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 51 -56 )

×