Bối cảnh chung nền kinh tế thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

1. Bối cảnh chung nền kinh tế thế giới và Việt Nam

Ở Việt Nam, giai đoạn từ 1996 đến nay bao gồm 5 năm cuối của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 và những năm tiếp theo của tiến trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010.Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới đã có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế cũng như hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tác nhập khẩu chính và những nhà đầu tư lớn của Việt Nam trong khu vực. Những năm đầu thế kỷ mới, thị trường thế giới đã có nhiều diễn biến không thuận lợi với một loạt các thách thức như chiến tranh, khủng bố, thiên tai, đại dịch, giá cả và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Ngoài ra, việc Trung Quốc và Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO khiến cho hoạt động cạnh tranh của chúng ta trên thị trường thế giới ngày càng trở nên khốc liệt.

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1996-2008.

Đơn vị: %

Nguồn: Niên giám thống kê các năm, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê.

Ở Việt Nam, nhờ có những chính sách phù hợp cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững được đà tăng trưởng, GDP liên tục tăng qua các năm. Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu nền kinh tế cũng đã có những sự chuyển dịch nhất định theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ;

năng lực cạnh tranh quốc gia tuy đã có những khởi sắc nhưng chưa rõ nét nên cũng có những tác động nhất định đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

Nguồn: Niên giám thống kê các năm, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê.

Bảng 2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Năm Thứ hạng của Việt Nam Khoảng cách đến nước thấp nhất

1999 48/59 11 2000 53/59 6 2001 60/75 15 2002 65/80 15 2003 60/102 42 2004 61/104 43 2005 74/117 43 2006 77/125 48 Nguồn: WEF10

Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này đã có những tiến bộ nhất định, nhưng chưa có sự chuyển biến rõ nét về chất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w